Bạn đang xem bài viết: Trẻ bị còi xương – Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trẻ bị còi xương là tình trạng khiến hầu hết các mẹ lo lắng tuy nhiên nhiều mẹ vẫn chưa hiểu rõ về bệnh. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu chi tiết về căn bệnh còi xương ở trẻ em để có hướng xử lý cũng như phòng ngừa kịp thời.
1Bệnh còi xương là gì?
Trẻ bị còi xương là tình trạng cơ thể trẻ bị rối loạn gây giảm khoáng hóa của đĩa sụn và xương. Bệnh còi xương có ba dạng:
- Bệnh còi xương dinh dưỡng.
- Bệnh còi xương do rối loạn chuyển hóa hoặc giảm hoạt động của vitamin D.
- Bệnh còi xương do rối loạn tái hấp thu phospho ở ống thận hay còn gọi là còi xương phosphonic di truyền.
Còi xương dinh dưỡng là căn bệnh loạn dưỡng xương do thiếu hụt hay rối loạn chuyển hóa vitamin D. Việc này ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hấp thu canxi và phospho tạo xương ở trẻ.
2Nguyên nhân trẻ bị còi xương
Thiếu ánh sáng mặt trời
Ánh sáng mặt trời hỗ trợ cơ thể tổng hợp vitamin D. Trẻ bị thiếu ánh sáng mặt trời vì nhiều lý do khác nhau. Ví dụ yếu tố địa lý, khí hậu, mùa đông, sinh sống ở vùng núi, sương mù nên trẻ bị hạn chế việc tiếp xúc da với ánh sáng mặt trời.
Thiếu vitamin D
Trẻ sơ sinh có được vitamin D chủ yếu qua nhau thai và sữa mẹ. Khi thiếu Vitamin D, quá trình hấp thụ canxi ở ruột sẽ giảm, cơ thể không thể huy động canxi từ xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Nếu mẹ không bổ sung đủ vitamin D thì trẻ có nguy cơ còi xương cao.
Chế độ dinh dưỡng
Trẻ uống sữa công thức dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ. Dù hàm lượng vitamin D trong cả hai loại sữa đều thấp nhưng trẻ dễ hấp thu vitamin D từ sữa mẹ hơn. Ngoài ra, việc cho trẻ ăn bột sớm sẽ khiến trẻ bị còi xương vì trong bột có nhiều acid phytic làm giảm hấp thu canxi và vitamin D ở ruột.
Trẻ uống sữa công thức dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ
Tình trạng dinh dưỡng
Trẻ sinh nhẹ cân dễ bị còi xương do cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai. Ngoài ra, hệ thống men tham gia chuyển hóa vitamin D của trẻ còn yếu. Bệnh tật như tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật có ảnh hưởng đến hấp thụ vitamin D khiến trẻ bị còi xương.
3Dấu hiệu trẻ bị còi xương
Giai đoạn trẻ bị còi xương sớm
Giai đoạn này sẽ bắt đầu trong khoảng 6 tháng đầu đời. Khi gặp tình trạng này, trẻ thường xuyên khó ngủ, quấy khóc, đổ mồ hôi, rụng tóc vành khăn, da trẻ bị xanh xao hay viêm phổi tái phát nhiều lần.
Giai đoạn trẻ bị còi xương cấp
Trẻ đã bị còi xương sớm nhưng không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nặng dần. Trẻ sẽ có những biểu hiện như nôn khi ăn, thở rít thanh quản, co giật, thiếu máu, da xanh xao.
Giai đoạn trẻ em bị còi xương nặng
Với trẻ em dưới 12 tháng, trẻ sẽ mọc răng chậm, răng mọc không theo trật tự, phần xương sọ của trẻ sẽ mềm hơn những đứa trẻ bình thường. Đầu của trẻ dễ bị biến dạng, trẻ chậm biết ngồi, bò, đứng, đi.
Trẻ lớn hơn sẽ bị biến dạng như nhô xương lồng ngực ra phía trước, xuất hiện vòng cổ tay và chân, chân có hình vòng kiềng, khung xương chậu bị hẹp.
4Phân biệt trẻ bị còi xương và còi cọc
Nhiều mẹ lầm tưởng trẻ suy dinh dưỡng, gầy ốm mới bị còi xương còn trẻ bụ bẫm thì không. Tuy nhiên, điều này không đúng vì còi xương và còi cọc khác nhau:
- Trường hợp trẻ bị còi cọc: Trẻ em bị suy dinh dưỡng, có số đo cân nặng, chiều cao dưới mức bình thường, trẻ cũng có thể bị còi xương hoặc không.
- Trường hợp trẻ bị còi xương: Có thể gặp ở cả trẻ bụ bẫm do trẻ vẫn thiếu canxi, phospho hoặc thiếu vitamin D.
Vì vậy, để xác định chính xác trẻ bị còi xương dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tiền sử bệnh lý, các dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm máu về hàm lượng vitamin D hoặc canxi hay chẩn đoán còi xương trên X-Quang.
5Ảnh hưởng của bệnh còi xương ở trẻ
Trẻ bị bệnh còi xương nếu không khắc phục kịp thời sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm hay di chứng ảnh hưởng đến ngoại hình. Cụ thể:
- Lồng ngực của trẻ biến dạng, vẹo cột sống, gù, chức năng hô hấp bị hạn chế.
- Chân tay của trẻ cong, chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X), dị tật răng.
- Khung xương chậu của trẻ bị hẹp, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
- Chậm phát triển chiều cao, có nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi.
- Trẻ bị loãng xương và nguy cơ bị gãy xương khi trưởng thành.
- Trẻ bị giảm miễn dịch do đó dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là viêm phổi.
Còi xương sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và vóc dáng của trẻ
6Cách điều trị trẻ bị còi xương
Đưa trẻ đi khám dinh dưỡng
Ngoài việc cho trẻ em thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, mẹ nên đưa con đi khám nếu thấy trẻ có dấu hiệu còi xương suy dinh dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ xây dựng phác đồ điều trị giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần hay lên lịch tái khám để kiểm tra chế độ ăn uống.
Dùng thuốc
Với những trẻ em ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trẻ sinh ra bị nhẹ cân thì từ tuần thứ 2 sau sinh nên được cho uống vitamin D với liều lượng 400 đơn vị/ngày và uống liên tục trong năm đầu. Liều lượng và thời gian dùng thuốc cần được tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ vì nếu uống quá liều có thể làm tăng canxi máu, vôi hóa mạch máu dẫn đến sỏi thận.
Tắm nắng cho trẻ
Mẹ nên tắm nắng cho trẻ trước 9 giờ sáng và trong 10 – 30 phút. Nếu sống ở những vùng thiếu sáng, mẹ có thể đưa trẻ đến khoa vật lý trị liệu để tắm ánh sáng nhân tạo. Lưu ý khi phơi nắng không nên cho trẻ em mặc nhiều quần áo để ánh nắng có thể chiếu trực tiếp lên da.
Trẻ bị còi xương có thể ngăn ngừa nếu được cho tắm nắng
Cung cấp canxi và vitamin D
Trẻ cần uống hoặc tiêm vitamin D với liều khoảng 4000 IU/ngày trong vòng 4 – 8 tuần. Các khoảng cách tiêm nhắc lại là 3 tháng và tiêm kéo dài trong vòng 1 năm. Ngoài ra, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vì mỗi trẻ sẽ có mức vitamin D khác nhau.
Mẹ có thể bổ sung thêm canxi bằng các loại chế phẩm như ống canxi B1 – B2 – B6 ở cả dạng uống hoặc cốm ăn.
Mẹ nên xây dựng chế độ hợp lý và khoa học dành cho trẻ. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi trẻ em đến tuổi ăn dặm thì mẹ bổ sung những thực phẩm giàu canxi. Thêm vào đó, mẹ cũng nên bổ sung chất béo vào chế độ dinh dưỡng của trẻ em vì chúng giúp hấp thụ vitamin D.
7Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương
Với chế độ dinh dưỡng và điều trị phù hợp, tình trạng còi xương của trẻ sẽ khỏi dần. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương cần đảm bảo đầy đủ chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất nhưng mẹ cần ưu tiên đạm động vật và thực phẩm giàu vitamin D, canxi:
- Mẹ cần chọn các thực phẩm giàu canxi, chất đạm như sữa, lòng đỏ trứng, thủy sản, thịt gà, thịt cóc, cua, tôm, cá.
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, quả chín cũng giúp trẻ phát triển xương tốt vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng và ngừa táo bón.
- Mẹ cần bổ sung chất béo có lợi theo nhu cầu và độ tuổi của trẻ.
- Ngoài ra, mẹ cần hạn chế các đồ chiên, rán, nước ngọt hay đồ ăn nhanh, bơ, bánh kẹo, socola.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ bị còi xương cần chứa nhiều chất xơ
8Biện pháp phòng ngừa bệnh còi xương
Để phòng ngừa bệnh còi xương, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Trong thời gian mang thai, người mẹ nên tắm nắng để tiếp nhận vitamin D và ăn uống đủ chất để phòng tránh sinh non, suy dinh dưỡng bào thai.
- Trẻ sau khi sinh cần được cho bú mẹ. Ngoài ra, mẹ cần cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Từ 6 tháng trở lên, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung.
- Phòng ở của trẻ cần thoáng mát và có nhiều ánh sáng.
- Từ tháng đầu tiên sau sinh, cả mẹ và trẻ cần được tắm nắng nhưng chú ý không để trẻ bị nhiễm lạnh hoặc quá nóng. Mẹ chỉ cần để hở hai cẳng chân cho da của trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho tắm nắng buổi sáng với thời gian tăng dần từ 5 – 20 phút.
- Đối với những trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì từ tuần thứ hai, mẹ nên cho uống vitamin D và uống liên tục trong năm đầu. Mẹ tránh cho trẻ dùng vitamin D liều cao dễ gây ngộ độc.
9Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Trẻ bị còi xương là điều mà không mẹ nào mong muốn. Vì vậy, với các thông tin trên đây, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tin rằng mẹ sẽ có đủ kiến thức giúp trẻ ngăn ngừa được bệnh còi xương hay có hướng giải quyết phù hợp nếu chẳng may trẻ mắc bệnh còi xương.
Lưu ý: Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Trẻ dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng và xuất hiện biến chứng nguy hiểm
- Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì ngoài các loại vitamin? Mẹ tham khảo ngay!
- Công thức nấu cháo phô mai cho bé tăng cân, khỏe mạnh
Linh Linh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ bị còi xương – Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.