Bạn đang xem bài viết: Gợi ý cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh, ba mẹ có thể áp dụng tại nhà tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trẻ sơ sinh bị sốt, quấy khóc và khó chịu khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Biểu hiện sốt ở trẻ bao gồm nhiệt độ cơ thể cao, nôn mửa và mệt mỏi. Vậy nguyên nhân nào gây sốt, cách chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ như thế nào? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu bài viết để giải đáp câu hỏi này nhé!
Trẻ sơ sinh bị sốt. Nguồn từ healthline
1Nhiệt độ nào là trẻ bị sốt?
Theo Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ định nghĩa về sốt ở trẻ sơ sinh là nhiệt độ cơ thể của chúng cao hơn 38 độ C. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của trẻ nằm trong khoảng từ 36,4 độ C đến 37,5 độ C. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách đo nhiệt độ mà sẽ có sự chênh lệch về nhiệt độ sốt và nhiệt độ bình thường khác nhau ở trẻ.
Dưới đây là bảng cho thấy nhiệt độ thường và nhiệt độ sốt ở trẻ sơ sinh khi đo ở những vị trí khác nhau:
Vị trí đo nhiệt độ | Nhiệt độ bình thường và nhiệt độ sốt |
Trực tràng | 36,6 độ C đến 38 độ C |
Cao hơn 38 độ C | |
Vùng nách (dưới cánh tay/nách) | 34,7 độ C đến 37,3 độ C |
Cao hơn 37,3 độ C | |
Động mạch thái dương (trán) | 35,8 độ C đến 38 độ C |
Cao hơn 38 độ C | |
Tai | 35,8 độ C đến 38 độ C |
Cao hơn 38 độ C | |
Miệng | 35,5 độ C đến 37,5 độ C |
Cao hơn 37,5 độ C |
Nhiệt độ khi đo trẻ sơ sinh ở vị trí trực tràng là chính xác nhất. Nhiệt độ trẻ sơ sinh ở 37,7 độ C đến 37,8 độ C được coi là sốt nhẹ và trên 38 độ C là sốt cao. Nếu thân nhiệt của trẻ cao hơn nhiệt độ bình thường, cách tốt nhất cha mẹ hãy đưa chúng đến bác sĩ để tìm hiểu về nguyên nhân gây sốt.
2Nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh bị sốt
Nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh bị sốt:
Nhiễm vi rút: Khi vi rút xâm nhập, não bộ của trẻ phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể. Một số loại vi rút chẳng hạn như sốt rét có thể gây sốt cho trẻ sơ sinh.
Nhiễm trùng do vi khuẩn: Khi hệ thống miễn dịch của trẻ phát hiện ra vi khuẩn trong cơ thể, não bộ cũng phản ứng tượng tự như vi rút xâm nhập bằng cách làm tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến sốt. Tình trạng sốt cũng xảy ra khi vi khuẩn giải phóng chất độc trong máu.
Tiêm chủng: Triệu chứng sốt được coi là tác dụng phụ của việc tiêm phòng ở trẻ. Các cơn sốt do tiêm chủng chỉ ở mức độ nhẹ, tạm thời và thường hết sau 1 ngày.
Sốt cũng là tác dụng phụ của việc tiêm phòng ở trẻ. Nguồn từ freepik
Mặc quần áo quá chật: Nếu cha mẹ cho trẻ sơ sinh mặc quá nhiều quần áo, có thể làm cho cơ thể và đặc biệt là vùng trán của chúng bị nóng lên nhưng không phải sốt. Tuy nhiên, nếu quấn quá nhiều lớp quần áo vào mùa hè cho trẻ có thể khiến chúng bị sốt.
Mất nước: Trẻ sơ sinh nếu không được bú đủ sữa hay cách 2 ngày chưa được cho bú có thể bị mất nước dẫn đến sốt.
Say nóng và kiệt sức: Nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp với thời tiết nắng nóng bên ngoài cao hơn 40,5 độ C, chúng có thể bị say nắng dẫn đến sốt hoặc kiệt sức. Nếu thời tiết từ 37,8 độ C đến 39 độ C, trẻ có thể sốt nhẹ.
Mọc răng: Thông thường khi trẻ mọc răng, chúng thường sốt nhẹ và không quá 38 độ C.
Trẻ mọc răng cũng có thể gây ra biểu hiện sốt. Nguồn từ freepik
Nhiễm trùng trong tử cung: Trẻ sơ sinh bị sốt do nhiễm trùng trong nước ối của người mẹ khi sinh ra. Nguyên nhân là vì người mẹ trước đó mang bệnh hoặc chịu tổn thương tử cung trong quá trình mang thai như vỡ ối sớm hay nhiễm trùng trong tử cung.
Sốt chỉ là một triệu chứng biểu hiện của mỗi loại bệnh ở trên. Vì thế, để đoán biết được trẻ đang bị sốt vì nguyên nhân gì, cha mẹ có thể nhìn vào các biểu hiện khác của bệnh.
Bài viết liên quan: Giữ nhà sạch sẽ – Tăng cường sức khoẻ
3Các biểu hiện cho thấy trẻ đang bị sốt
Khi bé bị sốt, dưới đây là các biểu hiện chính của cơn sốt:
Cảm thấy ấm và đỏ bừng: Cha mẹ cảm thấy ấm khi chạm vào cơ thể của trẻ và má ửng hồng.
Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường: Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể của trẻ đang nóng lên, vì thế chúng có thể đổ rất nhiều mồ hôi.
Khi trẻ bị sốt, chúng đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường. Nguồn từ healthline
Rùng mình: Vì nhiệt độ cơ thể của trẻ khi bị sốt cao hơn nhiệt độ của môi trường xung quanh, vì thế chúng có cảm giác rùng mình. Mặt khác, việc trẻ run là để tạo ra nhiều nhiệt hơn cho cơ thể và làm giảm cảm giác ớn lạnh.
Ít đói hơn khát: Trẻ thường chán ăn nhưng có vẻ khát vì bị mất nước khi sốt. Trẻ lớn hơn khi bị sốt có thể uống nhiều nước hơn bình thường.
4Khi nào nên gọi bác sĩ?
Trong những trường hợp sau cha mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay:
- Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi bị sốt: Vì đây là giai đoạn trẻ vẫn còn đang phát triển khả năng miễn dịch và có nguy cơ cao để lại biến chứng.
- Trẻ từ 3 đến 6 tháng và hôn mê: Bên cạnh sốt còn đi kèm với các biểu hiện ở trẻ như buồn ngủ, mệt mỏi và hôn mê.
- Trẻ 6 tháng bị sốt hơn 1 ngày: Đôi khi, trẻ bị sốt và chỉ có triệu chứng trán bị nóng. Nhưng nếu biểu hiện sốt của trẻ kéo dài hơn 1 ngày, thì cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề này.
Khi trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi bị sốt, cha mẹ nên đưa chúng đến bác sĩ. Nguồn từ freepik
Các biểu hiện đi kèm với sốt ở trẻ sơ sinh là: bệnh tiêu chảy, nôn mửa, khóc liên tục, phát ban trên cơ thể hoặc đổi màu da, đau bụng, cứng cơ, co giật hoặc động kinh,… Dựa vào những biểu hiện này, bác sĩ có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây cơn sốt ở trẻ. Sau đó tiến hành tìm hiểu về tiền sử bệnh của trẻ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
5Cha mẹ nên làm thế nào để giúp trẻ sơ sinh hạ sốt?
Để giúp trẻ hạ sốt và khỏe mạnh trở lại cha mẹ nên thực hiện những việc sau:
Hoàn thành liệu trình điều trị: Cha mẹ cần đảm bảo trẻ dùng hết liệu trình thuốc mà bác sĩ chỉ định.
Cho trẻ uống nhiều nước: Khi trẻ sơ sinh bị sốt, điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho chúng. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, phụ huynh hãy cho bú thường xuyên.
Để trẻ được nghỉ ngơi: Cơ thể của trẻ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi khi bị sốt, vì thế cha mẹ nên tạo cho chúng một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi. Giữ ánh sáng trong phòng của trẻ ở mức tối thiểu và sử dụng rèm để giảm bớt tiếng ồn. Tránh cho trẻ đi ra ngoài khi bị sốt.
Cho trẻ thời gian để nghỉ ngơi.
Cho bé ăn mặc một cách thoải mái: Cha mẹ nên cho trẻ mặc những bộ quần áo thoải mái, thoáng khí, không nên quấn tã hay vải quá chặt. Điều này sẽ làm cho trẻ khó thoát nhiệt cơ thể. Khi trẻ bị sốt cao, phụ huynh thậm chí không cần mặc quần áo cho trẻ.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt: Có 2 loại thuốc thường dùng để hạ sốt an toàn cho trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi là acetaminophen (Tylenol) và paracetamol (Tylenol), cho bé uống 4-6 giờ/lần. Còn ibuprofen (Advil) có thể dùng được cho trẻ trên 6 tháng tuổi, cho bé uống 6-8 giờ/lần. Trước khi cho trẻ dùng, cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ và lưu ý tránh dùng aspirin cho bé, vì nó có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ sơ sinh.
Bài viết liên quan: Gợi ý cách bổ sung vitamin C cho trẻ giúp tăng đề kháng, giảm ốm vặt
6Trẻ bị co giật do sốt
Sốt hiếm khi là nguyên nhân trực tiếp của các biến chứng. Tuy nhiên sốt có thể dẫn đến tình trạng co giật ở trẻ, khiến cơ thể chúng bị cứng lại, co giật các cơ và đảo mắt không tự chủ. Tình trạng co giật chỉ xảy ra nếu trẻ bị sốt trên 38 độ C và thường kéo dài dưới 1 phút. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng này có thể kéo dài hơn 15 phút.
Trẻ bị co giật do sốt. Nguồn từ xoedge
Có khả năng co giật sẽ tái phát ở trẻ sơ sinh bị chứng co giật trước 12 tháng tuổi và thường gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Hiện tại, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây co giật do sốt ở trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là do di truyền và không có phương pháp điều trị cụ thể, chỉ có chữa khỏi cơn sốt thì sẽ làm giảm được tình trạng co giật.
7Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt?
Khi trẻ bị sốt, chế độ ăn uống và chăm sóc thích hợp sẽ giúp chúng mau hồi phục. Một bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ sẽ không thể thiếu những loại thực phẩm sau:
Sữa mẹ: Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu. Ngoài ra, cha mẹ nên bổ sung nước cho trẻ để bù lại lượng nước bị mất khi chúng sốt.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, hãy cung cấp đủ sữa mẹ cho trẻ khi bị sốt. Nguồn từ freepik
Nước trái cây và rau củ xay nhuyễn: Bổ sung nước trái cây và các loại rau củ xay nhuyễn ăn dặm cho trẻ giúp cung cấp vitamin và chất khoáng khi bé bị sốt.
Thịt kho hoặc nước dùng: Cung cấp cho trẻ thịt kho mềm, dễ ăn hoặc là nước thịt để giúp bổ sung protein và các chất dinh dưỡng khác.
Muối bù nước qua đường ống (Oresol): Dung dịch Oresol giúp bổ sung các chất điện giải đã mất cho trẻ, đặc biệt là khi bé bị sốt do mất nước.
Ngũ cốc dành cho trẻ: Cha mẹ hãy pha loãng ngũ cốc trẻ em với nước hoặc sữa công thức cho trẻ thay vì ăn.
Trái cây và rau nghiền: Đối với những trẻ lớn khi bị sốt, chế độ dinh dưỡng của chúng cần đảm bảo các loại trái cây mềm như chuối hoặc táo luộc và rau nghiền như cà rốt, súp lê…
Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị sốt cần có trái cây và rau nghiền. Nguồn từ freepik
Cha mẹ không nên ép trẻ phải ăn mà hãy để chúng ăn theo mong muốn. Khi tình trạng sức khỏe của trẻ đã bắt đầu tốt lên thì sự thèm ăn của bé được cải thiện.
8Làm thế nào để ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị sốt?
Bên cạnh việc điều trị và chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị sốt thì việc phòng bệnh cho bé cũng hết sức quan trọng. Để thực hiện được điều đó, cha mẹ có thể sử dụng những mẹo sau:
Giữ vệ sinh hợp lý: Giữ cho môi trường xung quanh cũng như phòng ngủ của trẻ được sạch sẽ, rửa các vật dụng đồ chơi của chúng thường xuyên. Rửa tay cho trẻ sau giờ khi chúng chơi xong hay trước, sau bữa ăn. Cha mẹ cũng nên rửa tay khi tiếp xúc với trẻ. Nếu gia đình có người bị cảm sốt thì nên tránh không lại gần với trẻ để đảm bảo sức khỏe cho chúng.
Không nên mặc quần áo quá chặt cho trẻ: Trừ khi trời lạnh, còn vào những ngày thời tiết nắng nóng, cha mẹ không quấn cho trẻ quá nhiều lớp áo. Vì điều này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến sốt ở trẻ.
Không nên mặc quần áo cho trẻ quá dày và quá chật. Nguồn từ raisingchildren
Cho trẻ ăn thức ăn chế biến hợp vệ sinh: Cha mẹ nên rửa sạch rau củ quả khi chế biến bữa ăn dặm cho trẻ. Nấu chín thật kỹ rau và thịt để loại bỏ đi vi trùng. Nếu trẻ có thể ăn trái cây, thì phụ huynh hãy gọt vỏ trước khi cho chúng ăn. Đồng thời, nên cho trẻ uống nước lọc và tinh khiết.
Cho trẻ uống đủ nước: Cung cấp đủ lượng nước cho trẻ trong một ngày. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ bú thêm sữa để làm dịu cơn khát của chúng.
- Những điều mẹ nên biết khi bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh uống sữa lạnh có sao không ? Ba mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ sơ sinh uống sữa
- Bé không chịu uống nước phải làm sao ? Gợi ý cách tập cho trẻ thói quen uống nước hiệu quả
Trẻ bị sốt làm cho cha mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, khi đã tìm hiểu về nguyên nhân thông qua bài viết này, chắc hẳn các bậc phụ huynh cũng sẽ yên tâm hơn vì sốt có thể chữa trị được. Điều quan trọng là cha mẹ nên phòng tránh và chăm sóc trẻ thật tốt để chúng có đủ sức đề kháng chống những loại bệnh gây sốt.
Thanh Lam tổng hợp từ Mom Junction
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Gợi ý cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh, ba mẹ có thể áp dụng tại nhà của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.