Bạn đang xem bài viết: Tìm hiểu về thiếu máu khi mang thai – Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Thiếu máu khi mang thai là bệnh lý phổ biến trong thai kỳ và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ bầu, thai nhi. Trong bài viết này, chuyên mục Thai Kỳ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cùng mẹ tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này nhé!
1Thiếu máu khi mang thai là gì?
Theo thống kê mới nhất từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ dân số thế giới đang bị tình trạng thiếu máu chiếm tới 30% trong tổng số, đối tượng chủ yếu là trẻ em và phụ nữ. Hiện tượng thiếu máu khi mang thai đang là vấn đề sức khỏe đáng quan ngại ở nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam tỷ lệ mẹ bầu bị thiếu máu trong khi mang bầu lên tới 36.8%.
Mẹ bầu bị thiếu máu có hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu thấp đầy bụng và rối loạn đại tiện.
Thiếu máu khi mang thai là gì?
2Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thiếu máu khi mang thai
Do thiếu sắt
Khi mang thai nhu cầu chất sắt tăng lên gấp nhiều lần so với bình thường để cung cấp cho cả thai nhi. Thực tế, cơ thể mẹ lại không đủ lượng sắt cần thiết để tạo Hemoglobin – một protein quan trọng của hồng cầu dẫn tới hiện tượng thiếu máu khi mang thai.
Bà bầu thiếu folate
Folate là vitamin nhóm B, thường có trong rau xanh. Nhờ folate mà các tế bào mới và hồng cầu khỏe mạnh được tạo ra. Nếu chế độ ăn uống của mẹ bầu không được đảm bảo dẫn tới việc thiếu folate, đồng nghĩa cơ thể không thể tạo ra đủ các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các mô trên cơ thể.
Do thiếu vitamin B12
Vitamin B12 cũng là một trong những dưỡng chất được cung cấp qua chế độ ăn uống hằng ngày, giữ vai trò sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh cho cơ thể. Việc thiếu máu khi mang thai có thể do thiếu vitamin B12 gây ra, dẫn tới dị tật bẩm sinh, dị tật ống thần kinh và sinh non.
3Ảnh hưởng của việc thiếu máu khi mang thai
Ảnh hưởng của việc thiếu máu với mẹ bầu
Thiếu máu khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều ảnh hưởng tới mẹ bầu có thể kể đến như:
- Nguy cơ sảy thai và lưu thai rất cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Thiếu máu khi mang thai có thể dẫn tới vỡ ối và sinh non.
- Mẹ bầu dễ đối mặt với các hiện tượng tăng huyết áp thai kỳ, sản giật, tiền sản giật, nhiễm trùng hay băng huyết sau sinh.
- Nguy cơ bị thiếu sữa sau sinh là rất cao.
- Tình trạng mệt mỏi, suy nhược, hết sức, ù tai, rối loạn đại tiện, tim đập loạn,… diễn ra thường xuyên trong suốt thai kỳ.
Ảnh hưởng của việc thiếu máu với thai nhi
Bệnh cạnh việc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu thiếu máu mang thai cũng gây nhiều nguy hiểm cho thai nhi như:
- Thai nhi dễ bị suy thai và phát triển chậm,…
- Nguy cơ trẻ bị sinh non, suy dinh dưỡng, thiếu cân,..nếu mẹ bị thiếu máu khi mang thai rất cao.
- Trẻ khi sinh ra có nguy cơ bị các bệnh liên quan tới tim mạch cao hơn nhiều lần so với bình thường.
- Trẻ dễ bị các bệnh lý liên quan đến thần kinh và não bộ như tật vô sọ, chậm phát triển về trí não của em bé,…
Thiếu máu khi mang thai dẫn tới thai nhi bị suy thai và phát triển chậm
4Dấu hiệu nhận biết hiện tượng thiếu máu khi mang thai?
Da nhợt nhạt
Màu sắc da phản ánh rất nhiều về tình trạng sức khỏe con người. Một trong những dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất trong trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai đó là da nhợt nhạt, thiếu sức sống, môi nhợt nhạt, lòng bàn tay lạnh, niêm mạc mí mắt ít dần các mạch máu, lưỡi hay vòm miệng cũng màu nhạt hơn,…
Móng tay khô, tóc xơ và dễ gãy rụng
Lượng máu trong cơ thể bị thiếu hụt không đủ dinh dưỡng để nuôi móng tay và tóc nên chúng dễ bị khô, xơ, yếu ớt và dễ bị gãy hơn dù không chịu tác động gì.
Khả năng gắng sức kém
Thiếu máu khi mang thai khiến cơ thể mẹ bầu luôn trong tình trạng hồi hộp, khó thở nhẹ, đánh trống ngực liên tục,… với tần suất ngày một dày đặc. Khi hiện tượng thiếu máu diễn ra nghiêm trọng hơn, thai phụ thường xuyên mệt mỏi, cảm thấy hoa mắt, khả năng gắng sức kém, thậm chí là ngất lịm.
Rối loạn tiêu hóa
Việc thiếu máu khiến cơ thể mẹ bầu dễ bị đau bụng, nôn ói, chán ăn, rối loạn đại tiện (táo bón khi mang thai hoặc đi phân lỏng xen lẫn),… Những triệu chứng này khiến mẹ bầu dễ nhầm lẫn với những vấn đề về tiêu hóa và có những phương pháp điều trị không phù hợp.
Do vậy muốn biết chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh tật, mẹ cần đi đến các cơ sở, bệnh viện sản phụ khoa uy tín để được kiểm tra và chẩn đoán.
Dễ nhiễm trùng
Thiếu máu khiến sức đề kháng của thai phụ cũng giảm theo, đồng nghĩa khả năng chống lại virus, bệnh tật cũng kém đi, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu hoá, nhiễm trùng hô hấp, rộp loét, nứt nẻ môi,… sẽ cao hơn.
Thiếu máu khi mang thai khiến sức đề kháng của thai phụ cũng giảm theo
Rối loạn chức năng thần kinh
Mẹ bầu bị thiếu máu trong thời gian dài làm tăng nguy cơ bị các vấn đề về thần kinh hoặc ý thức bị ảnh hưởng như trí não mơ hồ, mất ngủ, giảm trí nhớ, tê tay chân, dễ cáu gắt,…
5Thiếu máu khi mang thai nên ăn gì?
Mẹ hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu các thực phẩm cần bổ sung sắt cho bà bầu khi bị thiếu máu khi mang thai sau đây:
Thịt bò
Thịt bò là thực phẩm đứng đầu trong danh sách các loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu khi mang thai ở mẹ bầu. Thịt bò là thực phẩm giàu protein, selen, kẽm và một số loại vitamin B,..
Khi chọn thịt bò để chế biến, mẹ bầu nên chọn những phần thịt nạc bởi vì phần thịt này dễ chế biến, ít chất béo và chứa nhiều sắt hơn những phần thịt khác.
Cá biển
Cá biển cũng là một trong những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mình. Bởi vì trong cá biển chứa nhiều omega-3 tốt cho tim và não bộ của trẻ, đặc biệt còn có lượng sắt dồi dào và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Các loại đậu
Các loại đây không chỉ là thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và vitamin C, mà còn có hàm lượng chất sắt cao giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý thiếu máu khi mang thai hiệu quả.
Thịt gà
Thịt gà là một trong những loại thịt dễ ăn, dễ chế biến, đặc biệt nó còn cung cấp lượng sắt lớn cũng như protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho nhu cầu của mẹ và bé trong thai kỳ.
Thiếu máu khi mang thai nên ăn thịt gà
Các loại rau màu xanh đậm
Các loại rau màu xanh đậm như súp lơ, cải bó xôi, cải bina, bắp cải,… là nguồn cung cấp sắt dồi dào mà mẹ bầu không thể bỏ qua khi mang thai. Đây cũng là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho thai phụ.
Một số thực phẩm khác
Ngoài ra một số thực phẩm khác cũng chứa nhiều chất sắt mà mẹ có thể tham khảo để cho vào thực đơn hằng ngày của mình đó là: trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám, ngũ cốc yến mạch, các loại hạt và quả như hạt chia, hạnh nhân, óc chó,…
Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung sắt nhờ các loại sữa cho bà bầu đến từ các thương hiệu như: sữa bầu Similac, sữa bầu Enfa, sữa bầu Wakodo,…
6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Thiếu máu khi mang thai là bệnh lý rất nguy hiểm. Mẹ bầu cần chú ý quan sát các biểu hiện của cơ thể trong toàn bộ thai kỳ, tốt nhất nên tiến hành xét nghiệm máu và khám thai định kỳ để phát hiện thiếu máu sớm và có những phác đồ điều trị phù hợp.
Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tổng hợp Tạ An Ninh
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
- Những ảnh hưởng khi mẹ bị thừa sắt khi mang thai
- Cách điều trị viêm họng khi mang thai an toàn, mẹ bầu nên biết
- Nhau cài răng lược là một bệnh lý thai kỳ mẹ cần đặc biệt chú ý
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tìm hiểu về thiếu máu khi mang thai – Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.