Bài tập tốc độ trung bình của chuyển động thẳng Bài tập Vật lí 10

Bài tập tốc độ trung bình của chuyển động thẳng Bài tập Vật lí 10

Bạn đang xem bài viếtBài tập tốc độ trung bình của chuyển động thẳng Bài tập Vật lí 10 tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tập tốc độ trung bình của chuyển động thẳng là tài liệu hữu ích mà hôm nay truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 10 tham khảo.

Tài liệu bao gồm công thức tính tốc độ trung bình cùng nhiều dạng câu hỏi tự luận khác nhau về tốc độ của chuyển động thẳng. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích dành cho các bạn học sinh tham khảo, đồng thời hỗ trợ thầy cô có thêm tài liệu tham khảo giảng dạy. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm Công thức Vật lý 10.

Bài tập tốc độ trung bình của chuyển động thẳng

  • 1. Tốc độ trung bình là gì?
  • 2. Công thức Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng
  • 3. Các dạng bài tập về tốc độ trung bình của chuyển động thẳng

1. Tốc độ trung bình là gì?

Tốc độ trung bình là tổng quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian. Ví dụ, nếu bạn lái xe một quãng đường dài 80 km trong 1 giờ thì tốc độ trung bình là 80 km/h. Tương tự, nếu bạn đi được 320 km trong 4 giờ thì tốc độ trung bình cũng 80 km/h.

2. Công thức Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng

Bài tập tốc độ trung bình của chuyển động thẳng Bài tập Vật lí 10

Lưu ý: trong chuyển động thẳng khi chiều chuyển động của vật không đổi thì tốc độ trung bình tương đương với khái niệm vận tốc trung bình.

3. Các dạng bài tập về tốc độ trung bình của chuyển động thẳng

Dạng bài tập vật lí xác định tốc độ trung bình

Câu 1: Cho một xe ô tô chạy trên một quãng đường trong 5h. Biết 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h và 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h.Tính tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.

Gợi ý đáp án

→ S1 = v1.t1 = 120 km

→ S2 = v2.t2 = 120 km

rightarrow v_{t b}=frac{S_{1}+S_{2}}{t_{1}+t_{2}}=frac{120+120}{2+3}=48(k m / h)

Câu 2: Ô tô chuyển động thẳng từ A → B. Đầu chặng ô tô đi một phần tư tổng thời gian với v = 50km/h. Giữa chặng ô tô đi một phần hai thời gian với v = 40km/h. Cuối chặng ô tô đi một phần tư tổng thời gian với v = 20km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô?

Gợi ý đáp án

Quãng đường đi đầu chặng: S_{1}=v_{1} cdot frac{t}{4}=12,5 t

Quãng đường chặng giữa: S_{2}=v_{2} cdot frac{t}{2}=20 t

Quãng đường đi chặng cuối: S_{1}=v_{1} cdot frac{t}{4}=5 t

Vận tốc trung bình: v_{t b}=frac{S_{1}+S_{2}+S_{3}}{t}=frac{12,5 t+20 t+5 t}{t}=37,5(k m / h)

Câu 3: Một nguời đi xe máy từ Hà Nam về Phủ Lý với quãng đường 45km. Trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1,nửa thời gian sau đi với v_{2}=frac{2}{3} v_{1}. Xác định v1,v2biết sau 1h30 phút người đó đến B.

Gợi ý đáp án

begin{array}{l}
s_{1}+s_{2}=50 Leftrightarrow v_{1} t_{1}+v_{2} t_{2}=50 \
text { Mà } t_{1}=t_{2}=frac{t}{2}=frac{1,5}{2} \
Rightarrow v_{1} cdot frac{1,5}{2}+frac{2}{3} v_{1} cdot frac{1,5}{2}=45 Rightarrow v_{1}=36 mathrm{km} / mathrm{h} Rightarrow v_{2}=24 mathrm{km} / mathrm{h}
end{array}

Câu 4: Một ôtô đi trên con đường bằng phẳng trong thời gian 10 phút với v = 60 km/h, sau đó lên dốc 3 phút với v = 40km/h. Coi ôtô chuyển động thẳng đều. Tính quãng đường ôtô đã đi trong cả giai đoạn.

Gợi ý đáp án

begin{array}{l}
t_{1}=frac{1}{6}(h) ; t_{2}=frac{1}{20}(h) \
text { Mà } S_{1}=v_{1} cdot t_{1}=60 cdot frac{1}{6}=10(mathrm{km}) ; S_{2}=v_{2} cdot t_{2}=2 mathrm{km} \
mathrm{S}=mathrm{S}_{1}+mathrm{S}_{2}=10+2=12(mathrm{km})
end{array}

Câu 5 : Hai ô tô cùng chuyển động đều trên đường thẳng. Nếu hai ô tô đi ngược chiều thì cứ 20 phút khoảng cách của chúng giảm 30km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 10 phút khoảng cách giữa chúng giảm 10 km. Tính vận tốc mỗi xe.

Gợi ý đáp án

Ta có t_{1}=30 p h=frac{1}{3} h ; t_{2}=10 p h=frac{1}{6} h

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của mỗi xe.

Nếu đi ngược chiều thì S1 + S2 = 30

Rightarrowleft(v_{1}+v_{2}right) t_{1}=left(v_{1}+v_{2}right) frac{1}{3}=30 Rightarrow v_{1}+v_{2}=90 (1)

Nếu đi cùng chiêu thì S_{1}-S_{2}=10

Rightarrowleft(v_{1}-v_{2}right) t_{2} Rightarrow frac{v_{1}-v_{2}}{6}=10 Rightarrow v_{1}-v_{2}=60 (2)

Giải (1) (2) ⇒⇒v1 = 75km/h; v2 = 15km/h

Câu 6: Một ôtô chuyển động trên đoạn đường MN. Trong một phần hai quãng đường đầu đi với v = 40km/h. Trong một phần hai quãng đường còn lại đi trong một phần hai thời gian đầu với v = 75km/h và trong một phần hai thời gian cuối đi với v = 45km/h. Tính vận tốc trung bình trên đoạn MN.

Gợi ý đáp án

Ta có s_{1}=frac{S}{2} text { Mà } s_{1}=v_{1} cdot t_{1}=40 t_{1} Rightarrow t_{1}=frac{S}{80}

Theo bài ra ta có mathrm{S}_{2}=mathrm{S}_{3}+mathrm{S}_{4}=75left(frac{t-t_{1}}{2}right)+45left(frac{t-t_{1}}{2}right)=60 t-frac{60 S}{80}

Mặt khác S=s_{1}+s_{2}=frac{S}{2}+60 t-frac{60 S}{80} Leftrightarrow 1,25 mathrm{S}=60 mathrm{t} Rightarrow mathrm{S}=48 mathrm{t}

Rightarrow V_{t b}=frac{S}{t}=48 mathrm{km}

Câu 7: Một người đi xe máy từ địa điểm A đến địa điểm B cách nhau 4,8km. Nửa quãng đường đầu, xe mấy đi với v1, nửa quãng đường sau đi với v2 bằng một phần hai v1. Xác định v1, v2 sao cho sau 15 phút xe máy tới địa điểm B.

Gợi ý đáp án

begin{array}{l}
S_{1}=v_{1} cdot t_{1} Rightarrow t_{1}=frac{S_{1}}{v_{1}}=frac{S}{2 . v_{1}}=frac{4800}{2 . v_{1}}=frac{2400}{v_{1}} \
S_{2}=v_{2} . t_{2} Rightarrow t_{2}=frac{S_{2}}{v_{2}}=frac{S}{2 . frac{v_{1}}{2}}=frac{S}{v_{1}}=frac{4800}{v_{1}} \
t_{1}+t_{2}=900 Rightarrow frac{2400}{v_{1}}+frac{4800}{v_{1}}=900 Rightarrow v_{1}=8(m / s) ; v_{2}=4(m / s)
end{array}

Câu 8: Một ôtô chạy trên đoạn đường thẳng từ A đến B phải mất khoảng thời gian t. Trong nửa đầu của khoảng thời gian này ô tô có tốc độ là 60km/h. Trong nửa khoảng thời gian cuối ô tô có tốc độ là 40km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn AB.

Gợi ý đáp án

Trong nửa thời gian đầu: S_{1}=v_{1} cdot t_{1}=60 cdot frac{t}{2}=30 t

Trong nửa thời gian cuối: S_{2}=v_{2} cdot t_{2}=40 cdot frac{t}{2}=20 t

v_{t b}=frac{S}{t}=frac{S_{1}+S_{2}}{t_{1}+t_{2}}=frac{30 t+20 t}{t}=50(k m / h)

Câu 9: Một người đua xe đạp đi trên 1/3 quãng đường đầu với 25km/h. Tính vận tốc của người đó đi trên đoạn đường còn lại. Biết rằng vtb = 20km/h.

Gợi ý đáp án

begin{array}{l}
operatorname{có} S_{1}=v_{1} cdot t_{1} Rightarrow t_{1}=frac{S_{1}}{v_{1}}=frac{S}{75} \
S_{2}=v_{2} cdot t_{2} Rightarrow t_{2}=frac{S_{2}}{v_{2}}=frac{2 S}{3 v_{2}} \
v_{t b}=frac{S}{t}=frac{S}{t_{1}+t_{2}}=20 k m / h Rightarrow frac{S}{frac{S}{75}+frac{2 S}{3 v_{2}}}=20(k m / h) \
Rightarrow 225 v_{2}=60 v_{2}+3000 Rightarrow v_{2}=18,182(mathrm{km} / mathrm{h})
end{array}

Câu 10: Một người đi xe máy trên một đoạn đường thẳng AB. Trên một phần ba đoạn đường đầu đi với v_{1}=30(mathrm{km} / mathrm{h}), một phần ba đoạn đường tiếp theo với v_{2}=36(mathrm{km} / mathrm{h}) và một phần ba đoạn đường cuối cùng đi với v_{3}=48(mathrm{km} / mathrm{h}). Tính vtb trên cả đoạn AB.

Gợi ý đáp án

Trong một phần ba đoạn đường đầu: S_{1}=v_{1} cdot t_{1} Rightarrow t_{1}=frac{S_{1}}{v_{1}}=frac{S}{3 cdot v_{1}}

Tương tự: t_{2}=frac{S_{2}}{v_{2}}=frac{S}{3 cdot v_{2}} ; t_{3}=frac{S_{3}}{v_{3}}=frac{S}{3 cdot v_{3}}

v_{t b}=frac{S}{t_{1}+t_{2}+t_{3}}=frac{S}{frac{S}{3 cdot v_{1}}+frac{S}{3 cdot v_{2}}+frac{S}{3 cdot v_{3}}}=frac{1}{frac{1}{3 cdot v_{1}}+frac{1}{3 cdot v_{2}}+frac{1}{3 cdot v_{3}}}=36,62 mathrm{km} / mathrm{h}

Câu 11: Một người đi xe máy chuyển động theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 chuyển động thẳng đều với v_{1}=30(mathrm{km} / mathrm{h})trong 10km đầu tiên; giai đoạn 2 chuyển động với v2 = 40km/h trong 30 phút; giai đoạn 3 chuyển động trên 4km trong 10 phút. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường

Gợi ý đáp án

Thời gian xe máy chuyển động giai đoạn đầu t_{1}=frac{S_{1}}{v_{1}}=frac{10}{30}=frac{1}{3}(h)

Quãng đường giai đoạn hai chuyển động S_{2}=v_{2} t_{2}=40 cdot frac{1}{2}=20(mathrm{km})

begin{array}{l}
S=S_{1}+S_{2}+S_{3}=10+20+4=34(k m) \
t=t_{1}+t_{2}+t_{3}=frac{1}{3}+frac{1}{2}+frac{1}{6}=1 h \
Rightarrow v_{t b}=frac{S}{t}=frac{34}{1}=34(k m / h)
end{array}

Câu 12: Một xe máy điện đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v_1=24(mathrm{km}/mathrm{h}) và nửa đoạn đường sau với tốc độ trung bình v_2=40(mathrm{km}/mathrm{h}). Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường.

Gợi ý đáp án

t_{1}=frac{S_{1}}{v_{1}}=frac{S}{2.24}=frac{S}{48}

Thời gian đi nửa đoạn đường cuối: t_{2}=frac{S_{2}}{v_{2}}=frac{S}{2.40}=frac{S}{80}

Tốc độ trung bình: v_{t b}=frac{S}{t_{1}+t_{2}}=frac{S}{frac{S}{48}+frac{S}{80}}=30(mathrm{km} / mathrm{h})

Câu 13: Một ôtô đi trên quãng đường AB với v=54(mathrm{km}/mathrm{h}). Nếu tăng vận tốc thêm 6(mathrm{km}/mathrm{h}) thì ôtô đến B sớm hơn dự định 30 phút. Tính quãng đường AB và thòi gian dự định để đi quãng đường đó.

Gợi ý đáp án

begin{array}{l}
S=v_{1} t=54 t=60(t-0,5) Rightarrow t=5 h \
Rightarrow S=v_{1} t=54.5=270(mathrm{km})
end{array}

Câu 14: Một ôtô đi trên quãng đường AB với v=72 (mathrm{km}/mathrm{h}). Nếu giảm vận tốc đi 18km/h thì ôtô đến B trễ hơn dự định 45 phút. Tính quãng đường AB và thời gian dự tính để đi quãng đường đó.

Gợi ý đáp án

begin{array}{l}
v_{1}=72(k m / h) Rightarrow v_{2}=72-18=54(k m / h) \
t_{1} Rightarrow t_{2}=t_{1}+frac{3}{4} \
text { Mà } S=v_{1} cdot t_{1}=v_{2} cdot t_{2} Rightarrow 72 t_{1}=54left(t_{1}+frac{3}{4}right) Rightarrow t_{1}=2,25 h \
S=v_{1} cdot t_{1}=72.2,25=162(mathrm{km})
end{array}

Câu 15 : Một ô tô chuyển động trên đoạn đường AB. Nửa quãng đường đầu ô tô đi với vận tốc 60 km/h, nửa quãng đường còn lại ô tô đi với nửa thời gian đầu với vận tốc 40 km/h, nửa thời gian sau đi với vận tốc 20 km/h. Xác định vận tốc trung bình cả cả quãng đường AB

Gợi ý đáp án

v=frac{s_{1}+s_{2}+s_{3}}{t_{1}+t_{2}+t_{3}}

Giai đoạn một: S_{1}=frac{S}{2} text { mà } t_{1}=frac{S_{1}}{v_{1}}=frac{S}{2 v_{1}}=frac{2}{120}(h)

Giai đoạn 2: S_{2}=v_{2} cdot t_{2}=40 . t_{2}

Giai đoạn 3: S_{2}+S_{3}=frac{S}{2} Rightarrow 40 t_{2}+20 t_{2}=frac{S}{2} Rightarrow t_{2}=t_{3}=frac{S}{120}(h)

Theo bài ra

begin{aligned}
&text  S_{2}+S_{3}=frac{S}{2} Rightarrow 40 t_{2}+20 t_{2}=frac{S}{2} Rightarrow t_{2}=t_{3}=frac{S}{120}(h)\
&Rightarrow v=frac{S}{frac{S}{120}+frac{S}{120}+frac{S}{120}}=40(k m / h)
end{aligned}

Câu 16: Lúc 7 giờ một người ở A chuyển động thẳng đều với vận tốc v =50 km/h đuổi theo người B đang chuyển động với vận tốc 30 km/h. Biết khoảng cách AB = 20 km. Viết phương trình chuyển động của hai người. Hỏi hai người đuổi kịp nhau lúc mấy giờ và ở đâu?

Hướng dẫn giải

Chọn gốc tọa độ tại A, gốc thời gian là lúc 7 giờ, chiều dương cùng chiều chuyển động.

Phương trình chuyển động của:

Người A: xA=x0A+vAt=0+50t=50t (1)

Người B: xB=x0B+vBt=20+30t (2)

Khi hai xe gặp nhau:

xA=xB⇔50t=20+30t⇔t=1h

Thay t = 1 vào phương trình (1) xA=50km

Vậy hai xe gặp nhau tại vị trí cách gốc tọa độ 50 km vào lúc 8 giờ.

Câu 17: Hai xe cùng chuyển động đều trên đường thẳng. Nếu chúng đi ngược chiều thì cứ 30 phút khoảng cách của chúng giảm 40km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 20 phút khoảng cách giữa chúng giảm 8km. Tính vận tốc mỗi xe.

Gợi ý đáp án

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của mỗi xe.

Nếu đi ngược chiều thì S1 + S2 = 40 ==> frac{v_1+v_2}2 = 40 (1)

Nếu đi cùng chiều thì S1- S2 = (v1 – v2) t = 8 ==> frac{v_1-v_2}3 = 8 (2)

Giải (1) (2): v1 = 52 km/h ; v2 = 28 km/h

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập tốc độ trung bình của chuyển động thẳng Bài tập Vật lí 10 tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *