Bài tập trắc nghiệm chương cảm ứng điện từ Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11

Bài tập trắc nghiệm chương cảm ứng điện từ Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11

Bạn đang xem bài viếtBài tập trắc nghiệm chương cảm ứng điện từ Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Bài tập trắc nghiệm chương cảm ứng điện từ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Bài tập trắc nghiệm chương cảm ứng điện từ có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo hay dành cho thầy cô và các bạn học sinh. Tài liệu trắc nghiệm môn Vật lý 11 này tổng hợp các câu hỏi về phần cảm ứng điện từ, giúp các bạn học tốt môn vật lý, bồi dưỡng học sinh giỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm chương cảm ứng điện từ

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.

B. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung không có dòng điện cảm ứng.

C. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ vuông với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.

D. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.

C. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó.

D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.

Câu 3: Xét mạch điện hình 3, AB trượt thẳng đều trên mặt phẳng ngang theo chiều như hình vẽ , vận tốc của thanh AB có độ lớn 2 m/s, vận tốc của AB vuông góc với các đường cảm ứng, AB = 40 cm,B = 0,2T, E = 2V, r = 0 (Ω), RAB = 0,8 Ω, bỏ qua điện trở của dây nối và Ampeke. Số chỉ của Ampekế sẽ là :

Bài tập trắc nghiệm chương cảm ứng điện từ Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11

A. 2,5 A

B. 2,7 A

C.2,3 A

D. 2 A

Câu 4:Một khung dây phẳng, diện tích 20 (cm2), gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn B = 2.10-4 (T). Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là:

A. 3,46.10-4(V).

B. 0,2 (mV).

C. 4.10-4(V).

D. 4 (mV).

Câu 5: Nguyên nhân gây ra suất điện động cảm ứng trong thanh dây dẫn chuyển động trong từ trường là:

A. Lực hoá học tác dụng lên các êlectron làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.

B. Lực Lorenxơ tác dụng lên các êlectron làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.

C. Lực ma sát giữa thanh và môi trường ngoài làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.

D. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không có dòng điện đặt trong từ trường làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Một thanh dây dẫn chuyển động thẳng đều trong một từ trường đều sao cho thanh luôn nằm dọc theo một đường sức điện thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.

B. Một thanh dây dẫn chuyển động dọc theo một đường sức từ của một từ trường đều sao cho thanh luôn vuông góc với đường sức từ thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.

C. Một thanh dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ của một từ trường đều sao cho thanh luôn vuông góc với đường sức từ thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.

D. Một thanh dây dẫn chuyển động theo một quỹ đạo bất kì trong một từ trường đều sao cho thanh luôn nằm dọc theo các đường sức điện thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.

B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.

C. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.

Câu 8: Từ thông qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 (s) từ thông giảm từ 1,2 (Wb) xuống còn 0,4 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng:

A. 6 (V).

B. 4 (V).

C. 2 (V).

D. 1 (V).

Câu 9:Một khung dây phẳng, diện tích 20 (cm2), gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn B = 2.10-4 (T). Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là:

A. 3,46.10-4(V).

B. 0,2 (mV).

C. 4.10-4 (V).

D. 4 (mV).

Câu 10: Một thanh dẫn điện dài 20 (cm), hai đầu của nó được nối với hai đầu của một mạch điện có điện trở 0,5 (W). Cho thanh chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,08 (T) với vận tốc 7 (m/s), vectơ vận tốc vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với thanh, bỏ qua điện trở của thanh và các dây nối. Cường độ dòng điện trong mạch là:

A. 0,224 (A).

B. 0,112 (A).

C. 11,2 (A).

D. 22,4 (A).

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.

B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.

C. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.

Câu 12: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 (H), cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2 (A) về 0 trong khoảng thời gian là 4 (s). Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là:

A. 0,03 (V).

B. 0,04 (V).

C. 0,05 (V).

D. 0,06 (V).

………..

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập trắc nghiệm chương cảm ứng điện từ Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *