Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Chương II Trắc nghiệm Hóa 8 Chương Phản ứng hóa học

Bạn đang xem bài viếtBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Chương II Trắc nghiệm Hóa 8 Chương Phản ứng hóa học tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 8 có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn Hóa học, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn xin giới thiệu Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Chương II.

Đây là tài liệu cực kì hữu ích, tổng hợp toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm chương Phản ứng hóa học. Hy vọng với tài liệu này các bạn lớp 8 có thêm nhiều tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì I sắp tới. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Trắc nghiệm Hóa 8 Chương Phản ứng hóa học

A. Lý thuyết

Câu 1:Thế nào là hiện tượng vật lý? Thế nào là hiện tượng hóa học? Cho một ví dụ minh họa.

Trả lời:

– Hiện tượng vật lý: là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. (Chủ yếu là các hiện tượng biến đổi trạng thái: rắn lỏng khí)

+ Ví dụ: – Đun sôi nước chuyển thành hơi và ngược lại.

– Hòa tan muối ăn vào nước được dung dịch trong suốt. Cô cạn dung dịch, muối ăn xuất hiện trở lại.

– Hiện tượng hóa học: là hiện tượng chất bị biến đổi có tạo ra chất khác.

+ Ví dụ: – Đun sôi đường chuyển đổi thành cacbon và hơi nước.

– Xăng cháy tạo ra nước và khí cacbon dioxit.

Câu 2:Em hãy nêu định nghĩa về phản ứng hóa học? Diễn biến, điều kiện xảy ra phản ứng hóa học và dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học?

Trả lời:

– Định nghĩa: Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Ví dụ: lưu huỳnh + sắt → sắt II sunfua.

Diễn biến của phản ứng hóa học: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

Điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học: là khi các chất tham gia tiếp xúc nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác…

Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học: Có chất mới tạo thành (màu sắc, kết tủa, bay hơi,…)

Câu 3:Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? Nêu hệ quả và ứng dụng của định luật bảo toàn khối lượng.

Trả lời:

– Nội dung định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm.

– Phản ứng: A + B → C + D

– Công thức khối lượng: mA + mB = mC + mD.

– Hệ quả:

+ Số nguyên tử một nguyên tố ở trước phản ứng bằng số nguyên tử nguyên tố đó sau phản ứng.

+ Khối lượng nguyên tố trước phản ứng bằng khối lượng nguyên tố sau phản ứng.

– Ứng dụng:

+ Cân bằng phương trình hóa học.

+ Tính khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của chất còn lại.

Câu 4:Phương trình hóa học dung để làm gì? Các bước lập phương trình hóa học? Ý nghĩa của phương trình hóa học? Nêu ví dụ minh họa.

Phương trình hóa học dùng để: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học

Các bước lập phương trình hóa học:

+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng (gồm công thức hóa học của các chất phản ứng)

+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố hai vế của phương trình. (tìm hệ số thích hợp đặt trước công thức hóa học của các chất)

+ Bước 3: Hoàn thành phương trình hóa học

Ví dụ minh họa: Viết PTHH của PƯHH sau: Natri + Nước Natri hidroxit + Khí hidro

+ Bước 1:

+ Bước 2:

+ Bước 3:

Ý nghĩa: Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

B. Bài tập

Câu 1: Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây ?

A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần

B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa

C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường

D. Khi mưa giông thường có sấm sét

Câu 2: Trong các thí nghiệm sau đây với một chất, thí nghiệm nào có sự biến đổi hoá học?

A. Hòa tan một ít chất rắn màu trắng vào nước lọc để loại bỏ các chất bẩn không tan được dung dịch

B. Đun nóng dung dịch, nước chuyển thành hơi, thu được chất rắn ở dạng hạt màu trắng

C. Mang các hạt chất rắn nghiền được bột màu trắng

D. Nung bột màu trắng này, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí có thể làm đục nước vôi trong

Câu 3: Lái xe sau khi uống rượu thường gây tai nạn nghiêm trọng. Cảnh sát giao thông có thể phát hiện sự vi phạm này bằng một dụng cụ phân tích hơi thở. Theo em thì dụng cụ phân tích hơi thở được đo là do:

A. rượu làm hơi thở nóng nên máy đo được

B. rượu làm hơi thở gây biến đổi hoá học nên máy ghi nhận được

C. rượu làm hơi thở khô hơn nên máy máy ghi độ ẩm thay đổi

D. rượu gây tiết nhiều nước bọt nên máy biết được

Câu 4: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Có chất kết tủa( chất không tan)

B. Có chất khí thoát ra( sủi bọt)

C. Có sự thay đổi màu sắc

D. Một trong số các dấu hiệu trên

Câu 5: Trong phản ứng hoá học, hạt vi mô nào được bảo toàn?

A. Hạt phân tử

B. Hạt nguyên tử

C. Cả hai loại hạt trên

D. Không loại hạt nào được

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Từ màu này chuyển sang màu khác

B. Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng

C. Từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi

D. Từ trạng rắn chuyển sang trạng thái hơi

Câu 7: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ?

A. Tăng

B. Giảm

C. Không thay đổi

D. Không thể biết

Câu 8: Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và chất tạo thành phảI chứa cùng:

A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố

B. Số nguyên tử trong mỗi chất

C. Số phân tử trong mỗi chất

D. Số nguyên tố tạo ra chất

Câu 9: Hiđro và oxi tác dụng với nhau tạo thành nước. Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?

A. 2H + O -> H2O

B. H2+ O -> H2O

C. H2+ O2-> 2H2O

D. 2H2 + O2 -> 2H2O

Câu 10: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac(NH3). Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?

A. N + 3H -> NH3

B. N2+ H2 -> NH3

C. N2+ H2->2NH3

D. N2 + 3H2 ->2NH3

Câu 11: Phương trình hoá học nào dưới đây biểu diễn đúng phản ứng cháy của rượu etylic tạo ra khí cacbon và nước.

A. C2H5OH + O2-> CO2+ H2O

B. C2H5OH + O2-> 2CO2+ H2O

C. C2H5OH + O2-> CO2+ 3H2O

D. C2H5OH + 3O2-> CO2+ 6H2O

Câu 12: Đốt cháy khí amoniăc (NH3) trong khí oxi O2 thu được khí nitơ oxit(NO) và nước. Phương trình phản ứng nào sau đây viết đúng?

A. NH3+ O2-> NO + H2O

B. 2NH3 + O2 -> 2NO + 3H2O

C. 4NH3+ O2-> 4NO + 6H2O

D. 4NH3 + 5O2 -> 4NO + 6H2O

Câu 13: Đốt photpho(P) trong khí oxi(O2) thu được điphotphopentaoxit (P2O5). Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A. 2P + 5O2-> P2O5

B. 2P + O2 -> P2O5

C. 2P + 5O2-> 2P2O5

D. 4P + 5O2 -> 2P2O5

Câu 14: Đốt cháy quặng pirit sắt(FeS2) thu được sắt (III) oxit Fe2O3 và khí sunfuarơ SO2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A. FeS2+ O2-> Fe2O3 + SO2

B. FeS2 + O2 -> Fe2O3 + 2SO2

C. 2FeS2+ O2-> Fe2O3 + SO2

D. 4FeS2 +11 O2 ->2 Fe2O3 + 8SO2

Câu 15: Cho natri (Na) tác dụng với H2O thu được xút (NaOH) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A. Na + H2O -> NaOH + H2

B. 2Na + H2O -> 2NaOH + H2

C. 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2

D. 3Na + 3H2O -> 3NaOH + 3H2

Câu 16: Cho nhôm (Al tác dụng với axit sunfuaric(H2SO4) thu được muối nhôm sunfat (Al2(SO4)3) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A. Al + H2SO4-> Al2(SO4)3+ H2

B. 2Al + H2SO4-> Al2(SO4)3 + H2

C. Al + 3H2SO4-> Al2(SO4)3 + 3H2

D. 2Al + 3H2SO4-> Al2(SO4)3 + 3H2

Câu 17: Khi làm thí nghiệm trực tiếp với photpho trắng phải:

A. Cầm bằng tay có đeo găng

B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu photpho ra khỏi lọ và cho ngay vàop chậu đựng đầy nước khi chưa dùng đến

C. Tránh cho tiếp xúc với nước

D. Có thể để ngoài không khí

Câu 18: Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào sau đây:

A. Ngâm trong nước

B. Ngâm trong rượu

C. Ngâm trong dầu hoả

D. Bỏ vào lọ

Câu 19: Để pha loãng dung dịch axit H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, có thể tiến hành theo cách nào sau đây?

A. Cho nhanh nước vào axit

B. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều

C. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều

D. Cho từ từ vào nước và khuấy đều

Câu 20: Khi làm thí nghiệm, dùng cặp gỗ để kẹp ống nghiệm, người ta thường:

A. Kẹp ở vị trí 1/3 ống từ đáy lên

B. Kẹp ở vị trí 1/3 ống từ miệng xuống

C. Kẹp ở giữa ống nghiệp

D. Kẹp ở bất kì vị trí nào

Câu 21: Khi thực hiện một phản ứng trong ống nghiệm, nếu cần đun nóng thì dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Đèn dầu

B. Đèn cồn

C. Bếp điện

D. Tất cả các dụng cụ trên

Câu 22: Để diều chế oxi từ KClO3 có thể dùng dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm?

A. Ống nghiệm

B. Bình kíp

C. Bình cầu có nhánh

D. Chậu thuỷ tinh

Câu 23: Khi làm thí nghiệm, nên sử dụng hóa chất với một lượng nhỏ để:

A. Tiết kiệm về mặt kinh tế

B. Giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môI trường

C. Giảm độ phát hiện, tăng độ nhạy của phép phân tích

D. Cả 3 đều đúng

Câu 24: Để thu khí CO2 người ta cho axit HCl phản ứng với chất nào sau đây?

A. NaCl

B. CaCO3

C. CO

D. CaO

Câu 25: Khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của một chất lỏng, người ta thường:

A. Nhúng nhanh khoảng ẵ nhiệt kê vào cốc đựng chất lỏng

B. Cho chạm nhanh đầu nhiệt kế vào bề mặt chất lỏng

C. Nhúng ngập bầu thuỷ ngân của nhiệt kế vào cốc đựng chất lỏng, sau đó lấy ra ngay

D. Nhúng ngập bầu thuỷ ngân của nhiệt kế vào cốc đựng chất lỏng và ngâm trong đó một thời gian cho đến khi mức thuỷ ngân ổn định

Câu 26: Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môI trường vì:

A. Rất độc

B. Tạo bụi cho môi trường

C. Làm giảm lượng mưa

D. Gây hiệu ứng nhà kính

Câu 27: Các nguyên tố Fe và O phản ứng để tạo ra hợp chất Fe3O4 theo phương trình: 3Fe + 2O2 -> Fe3O4

Câu nào sau đây đúng với phản ứng trên?

A. 1 mol O2phản ứng với 3/2 mol Fe

B. 1 mol Fe phản ứng với 1/2 mol O2

C. 1 mol Fe tạo ra 3 mol Fe3O4

D. 1 mol O2 tạo ra 1/2 mol Fe3O4

Câu 28: Câu nào sau đây dúng?

A. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phá vỡ

B. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ

C. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ

D. Trong phản ứng hoá học các phân tử được bảo toàn

Câu 30: Các câu sau, câu nào sai?

A. Trong phản ứng hoá học các nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi

B. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phân chia

C. Trong phản ứng hoá học, các phân tử bị phân chia

D. Trong phản ứng hoá học, các phân tử bị phá vỡ

………………..

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Chương II Trắc nghiệm Hóa 8 Chương Phản ứng hóa học tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *