Bạn đang xem bài viếtBài tập từ Hán Việt Thực hành tiếng Việt 7 sách Cánh diều tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn các từ Hán Việt. Nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức về từ Hán Việt, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài tập từ Hán Việt.
Mong rằng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ hiểu rõ hơn về từ Hán Việt. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Bài tập từ Hán Việt
- I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
- II. Từ ghép Hán Việt
- III. Sử dụng từ Hán Việt
- IV. Bài tập ôn luyện
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
– Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn các từ Hán Việt. Các tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt.
– Phần lớn các yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập mà dùng để cấu tạo từ ghép.
– Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa.
II. Từ ghép Hán Việt
– Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: chính phụ và đẳng lập.
– Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
- Giống với từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. (Ví dụ: ái quốc…)
- Khác với từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (Ví dụ: thiên thư…)
III. Sử dụng từ Hán Việt
– Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
- Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
- Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa.
– Khi nói hoặc viết, không nên quá lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
IV. Bài tập ôn luyện
Bài 1. Thi tìm nhanh các từ Hán Việt có các yếu tố sau: nhân (người), đại (lớn).
Gợi ý:
– Nhân: thi nhân, văn nhân, nhân mã, nhân ngư, danh nhân, doanh nhân, thành nhân, nam nhân, nữ nhân, nhân loại, nhân cách, nhân tính, chúng nhân, nhân tài, cố nhân, cổ nhân,
– Đại: đại thắng, đại bại, đại tướng, đại tá, đại úy, đại thủy, đại gia, đại vương, đại đế, đại nghiệp, đại ca, đại huynh, đại tỷ, đại bá, đại hà, đại san, đã vũ, đại nạn, đại dịch, đại nhân…
Bài 2. Phân loại các từ ghép Hán Việt sau: phụ tử, hữu duyên, nhật nguyệt, thiên địa, kim chi, huynh đệ, ngọc diệp, nhân mã, minh nguyệt, thảo mộc, hậu cung, long bào, tâm can, thất nghiệp.
Gợi ý:
– Từ ghép chính phụ: hữu duyên (có duyên), kim chi (cành vàng), ngọc diệp (lá ngọc), nhân mã (nửa người nửa ngựa), hậu cung (phía sau cung, nơi ở của vợ vua), long bào (áo vua), thất nghiệp (không có việc), minh nguyệt (trăng sáng).
– Từ ghép đẳng lập: phụ tử (cha con), nhật nguyệt (mặt trời và mặt trăng), thiên địa (trời đất), huynh đệ (anh em), thảo mộc (cỏ cây), tâm cam (tim gan).
Bài 3. Điền các từ Hán Việt thích hợp vào chỗ trống:
a. gặp gỡ, yết kiến
– Tôi… cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.
– Vua sai người đưa cậu bé vào… .
b. hy sinh, mất
– Ông ấy… đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.
– Các chiến sĩ đã… trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
c. bênh vực, bão chữa
– Luật sư đang… cho bị cáo tại phiên tòa.
– Khi tôi bị mọi người đổ oan, cậu ấy đã… cho tôi.
d. anh em, huynh đệ
– … nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
– … tương tàn.
Gợi ý:
a. gặp gỡ, yết kiến
– Tôi gặp gỡ cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.
– Vua sai người đưa cậu bé vào yết kiến.
b. hy sinh, mất
– Ông ấy mất đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.
– Các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
c. bênh vực, bão chữa
– Luật sư đang bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.
– Khi tôi bị mọi người đổ oan, cậu ấy đã bênh vực cho tôi.
d. anh em, huynh đệ
– Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
– Huynh đệ tương tàn.
Bài 4. Viết một đoạn văn với đề tài tự chọn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt.
Gợi ý:
Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý giá cho thế hệ sau. Một trong số đó là câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã răn dạy con người phải có tấm lòng nhân ái. Trước hết, cần phải hiểu “thương người” có nghĩa là yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” có nghĩa là yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình. Câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ so sánh để nhắc nhở con người hãy yêu thương mọi người xung quanh giống như yêu thương chính bản thân. Chúng ta cần phải có tấm lòng biết đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh. Có thể khẳng định đây là một cách sống tốt đẹp. Không phải ai sinh ra cũng được sống trong môi trường sung sướng, hạnh phúc. Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh không có được đầy đủ mà phải vất vả kiếm sống. Hơn nữa, thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… có thể cướp đi của cải thậm chí là mạng sống của con người. Chính vì vậy, con người cần biết chia sẻ để giúp đỡ, cùng xây dựng một xã hội phát triển hơn.
Từ Hán Việt: nhân ái, đồng cảm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập từ Hán Việt Thực hành tiếng Việt 7 sách Cánh diều tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.