Biểu đồ miền: Dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ miền Cách vẽ biểu đồ miền

Biểu đồ miền: Dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ miền Cách vẽ biểu đồ miền

Bạn đang xem bài viếtBiểu đồ miền: Dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ miền Cách vẽ biểu đồ miền tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Biểu đồ miền là loại biểu đồ thể hiện về mặt cơ cấu, động thái phát triển của đối tượng nào đó. Hình dáng của biểu đồ miền là một hình chữ nhật hoặc hình vuông, trong đó được phân chia thành các miền khác nhau. Vậy cách vẽ biểu đồ miền như thế nào? Cách nhận xét ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn.

Biểu đồ miền: Dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ miền Cách vẽ biểu đồ miền

Bài tập vẽ biểu đồ trong các bài kiểm tra môn Địa lý thường chiếm khoảng 3 điểm. Đây là dạng bài tập khá đơn giản giúp học sinh gỡ điểm. Vì vậy, các em cần phải năm thật chắc cách vẽ, dấu nhận biết và vẽ thật chính xác để lấy số điểm tối đa. Vậy sau đây là toàn bộ kiến thức về biểu đồ miền, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Biểu đồ miền: Lý thuyết và bài tập

  • 1. Biểu đồ miền là gì?
  • 2. Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền
  • 3. Một số dạng biểu đồ miền thường gặp
  • 4. Cách vẽ biểu đồ miền
  • 5. Cách nhận xét biểu đồ miền
  • 6. Một số lỗi thường mắc phải khi vẽ biểu đồ miền
  • 7. Bài tập vận dụng vẽ biểu đồ miền
  • 8. Bài tập tự luyện vẽ biểu đồ miên

1. Biểu đồ miền là gì?

Biểu đồ miền hay còn gọi là biểu đồ diện. Hiểu đơn giản thì đây là loại biểu đồ thể hiện về mặt cơ cấu, động thái phát triển của đối tượng nào đó. Hình dáng của biểu đồ miền là một hình chữ nhật hoặc hình vuông, trong đó được phân chia thành các miền khác nhau.

2. Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền

Bạn sẽ thường hay nhầm lẫn giữa vẽ biểu đồ miền và biểu đồ tròn, tuy nhiên 2 loại này sẽ có những dấu hiệu nhận biết nhất định.

Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông ), trong đó được chia thành các miền khác nhau

– Khi nào vẽ biểu đồ miền?

+ Khi đề bài yêu cầu cụ thể : “Hãy vẽ biểu đồ miền…”

+ Khi đề bài xuất hiện một số các cụm từ: “thay đổi cơ cấu”, “chuyển dịch cơ cấu”, “thích hợp nhất về sự chuyển dịch cơ cấu”….

+ Đọc yêu cầu, nhận biết các số liệu trong bài.

+ Trong trường hợp số liệu ít năm(1,2 năm hoặc 3 năm) thì vẽ biểu đồ tròn.

+ Trong trường hợp bảng số liệu là nhiều năm, dùng biểu đồ miền. Không vẽ biểu đồ miền khi bảng số liệu không phải là theo các năm. Vì trục hoành trong biểu đồ miền luôn biểu diễn năm.

– Khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên. Ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu… thì chúng ra sẽ lựa chọn biểu đồ miền.

– Vậy nên dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền rất đơn giản.

  • Cần thể hiện cơ cấu tỷ lệ, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu.
  • Cần thể hiện động thái phát triển.
  • Số liệu ít nhất 4 mốc (ví dụ mốc thời gian nhiều hơn 3 năm, ta dùng biểu đồ miền).

3. Một số dạng biểu đồ miền thường gặp

  • Biểu đồ miền chồng nối tiếp
  • Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ

4. Cách vẽ biểu đồ miền

*Cách 1

Trên thực tế cách vẽ biểu đồ miền không quá khó. Các bạn cần thực hiện theo 3 bước dưới đây để nhanh chóng biết cách vẽ biểu đồ miền nhé.

Bước 1: Vẽ khung biểu đồ

– Khung biểu đồ miễn vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật. Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đối tượng địa lí cụ thể.

– Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được năm trên 2 cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ.

– Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm).

– Biểu đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục – một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này ít, thông thường chỉ sử dụng biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối).

Bước 2: Vẽ ranh giới của miền. Lấy năm đầu tiên trên trục tung, phân chia khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ miền

Đây là bước cực kì quan trọng, giúp các bạn kiểm tra lại toàn bộ các yếu tố để hoàn thiện biểu đồ miền. Các bạn cần lưu ý

  • Ghi số liệu ở giữa của miền (lưu ý sẽ không giống cách ghi như biểu đồ đường).
  • Hoàn chỉnh về bảng chú giải, tên của biểu đồ miền.

Trong quá trình vẽ biểu đồ miền, các bạn sẽ cần lưu ý về những vấn đề sau để đảm bảo không bị sai sót đáng tiếc:

  • Thứ nhất là biểu đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối, nó thể hiện về mặt động thái thì nên dựng 2 trục, trong đó 1 trục thể hiện đại lượng, 1 trục giới hạn năm cuối. Tuy nhiên thì dạng này sẽ khá ít gặp trong các bài kiểm tra, bài thi.
  • Thứ hai đó là lưu ý về khoảng cách năm thật chính xác.
  • Thứ ba là với những trường hợp yêu cầu thể hiện về mặt cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,… thì các bạn sẽ phải xử lý các số liệu về dạng tỷ lệ % trước rồi mới bắt đầu vẽ biểu đồ miền.

Lưu ý: Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau , ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên .Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ .Khoảng cách cấc năm trên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ . Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ . Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô (số liệu tuyệt đối ) thì trước khi vẽ cần xử lí thành số liệu tinh (số liệu theo tỉ lệ %).

*Cách 2

Cách tiến hành vẽ biểu đồ miền:

Cách vẽ biểu đồ miền tạo hình chữ nhật trước khi vẽ. Có 2 trục tung: trục tung bên phải và trục tung bên trái.

Vẽ hình chữ nhật (có 2 trục hoành luôn dài hơn 2 trục tung) để vẽ biểu đồ miền, biểu đồ này là từ biến thể của dạng biểu đồ cột chồng theo tỷ lệ (%)

Để vẽ biểu đồ theo số liệu cho chính xác thì phải có kĩ năng là tạo thêm số liệu theo tỷ lệ % ở trục tung bên phải để đối chiếu số liệu vẽ cho chính xác. Khi vẽ đã hoàn thành thì chúng ta dùng tẩy xóa phần số ảo đó mà mình đã tạo ra .

Biểu đồ là hình chữ nhật, trục tung có trị số 100% (Tổng số).

Trục hoành luôn thể hiện năm, lưu ý khoảng cách giữa các năm phải đều nhau.

Năm đầu tiên trùng với góc tọa độ (hay trục tung)

Vẽ các điểm của tiêu chí thứ nhất theo các năm, rồi sau đó nối các điểm đó lại với nhau.

Tiêu chí thứ hai thì khác, ta vẽ tiếp lên bằng cách cộng số liệu của yếu tố thứ hai với yếu tố thứ nhất rồi dựa vào kết quả đó ta lấy mức số lượng ở trục tung. Cuối cùng ta nối các điểm của tiêu chí

Chú thích và ghi tên biểu đồ:

Chú thích: chú thích vào các miền khác nhau để dễ dàng phân biệt. Dùng các kí hiệu tương tự như biểu đồ tròn hay tô màu khác nhau cũng được.

Ghi tên biểu đồ ở phía trên hay phía dưới cũng được.

5. Cách nhận xét biểu đồ miền

Cách 1

Nhận xét biểu đồ miền như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Bởi vì bên cạnh việc vẽ biểu đồ, nhận xét cũng sẽ chiếm một tỷ lệ điểm nhất định. Ví dụ bài tập vẽ biểu đồ là 3 điểm thì phần nhận xét có thể chiếm đến 1 điểm. Vì vậy các bạn cần chú ý cách nhận xét như sau:

  • Đầu tiên, các bạn sẽ nhận xét chung toàn bộ số liệu thông qua việc nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của các số liệu.
  • Tiếp đến, các bạn sẽ nhận xét về hàng ngang trước, theo thời gian thì yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm ở mức độ bao nhiêu? Sau đó thì sẽ tiếp tục nhận xét yếu tố B, C,… tương tự như yếu tố A và nêu rõ về sự chênh lệch giữa các yếu tố.
  • Sau đó, bạn sẽ nhận xét về hàng dọc xem yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và xem các yếu tố này có sự thay đổi thứ hạng như thế nào?
  • Cuối cùng là kết luận, giải thích về các số liệu của biểu đồ miền.

Cách 2

Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm ? nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)

Bước 2: xem đường iểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? ( lưu ý năm nào không liên tục)

Bước 3:

  • Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh,giai đoạn nào tăng chậm
  • Nếu không liên tục thì năm nào không liên tục
  • Trường hợp có hai đường trở lên:
  • Ta nhận xét từng đường một giống như theo đúng thứ tự bảng số liệu đã cho: đường A trước rồi đến đường B, đường C…

Sau đó ta tiến hành so sánh tìm mối quan hệ giữa các đường biểu diễn.

6. Một số lỗi thường mắc phải khi vẽ biểu đồ miền

Một số lỗi cần tránh khi vẽ biểu đồ miền

  • Thiếu số liệu trên hình vuông, hình chữ nhật hay thiếu số 0 ở gốc tọa độ.
  • Chia sai khoảng cách năm ở trục hoành hoặc sai tỷ lệ ở trục tung.
  • Vẽ biểu đồ miền nhưng chưa tạo được hình chữ nhật đặc trưng và thiếu đơn vị.
  • Không viết chú giải, không lấp đầy hình chữ nhật.

7. Bài tập vận dụng vẽ biểu đồ miền

Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 – 2015 (Đơn vị: %)

Năm 1995 2000 2005 2010 2015
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 37,2 36,1 45,1 48,1
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 28,4 33,9 41,0 34,1 32,7
Hàng nông – lâm – thủy -sản 46,3 28,9 22,9 20,8 19,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 1995 – 2015?

b) Nhận xét và giải thích.

TRẢ LỜI

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta có sự chuyển dịch.

+ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng (22,8%) nhưng không ổn định (1995 – 2000 và 2005 – 2015 tăng; 2000 – 2005 giảm).

+ Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng (4,3%) nhưng không ổn định (1995 – 2005 tăng, 2005 – 2015 giảm).

+ Hàng nông – lâm – thủy sản có tỉ trọng giảm liên tục và giảm 27,1%.

* Giải thích

– Các mặt hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng lên là do nước ta áp dụng khoa học kĩ thuật vào khai thác, chế biến khoáng sản nhưng chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thô nên giá trị vẫn còn thấp.

– Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào trong nước, các lợi thế về nguồn lao động,… nhưng do chịu ảnh hưởng của thị trường nên không ổn định.

Hàng nông – lâm – thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng có nhiều khắt khe từ các thị trường nhập khẩu (Nhật Bản, Hoa Kì, Anh,…) nên không ổn và tăng chậm dẫn đến tỉ trọng giảm nhanh trong những năm gần đây.

Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:

KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA (Đơn vị: Nghìn tấn)

Loại hàng/ Năm 2010 2013 2015 2017
Hàng xuất khẩu 5461 13553 9916 38328
Hàng xuất khẩu 5461 13553 9916 38328
Hàng xuất khẩu 7149 13553 13553 38328
Tổng 21903 34019 38328 38328

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2017?

b) Nhận xét sự thay đổi từ biểu đồ đã vẽ và giải thích?

Trả lời

a) Vẽ biểu đồ

* Xử lí số liệu

– Công thức: Tỉ trọng từng loại hàng = Khối lượng loại hàng / Tổng số hàng x 100%.

– Áp dụng công thức trên, tính được bảng số liệu sau đây:

CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA (Đơn vị: %)

Loại hàng Năm 2010 2013 2015 2017
Hàng xuất khẩu 24,9 20,9 25,9 25,2
Hàng nhập khẩu 42,4 39,9 38,8 38,6
Hàng nội địa 32,7 39,2 35,3 36,2
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

– Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hoá có sự thay đổi nhưng không lớn.

– Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu; giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu.

+ Tỉ trọng hàng xuất khẩu tăng nhẹ (0,3%) nhưng không ổn định (2010 – 2013 và 2015 -2017 giảm; 2013 – 2015 tăng).

+ Tỉ trọng hàng nhập khẩu giảm liên tục qua các năm và giảm 3,8%.

+ Tỉ trọng hàng nội địa tăng nhẹ (3,5%) nhưng không ổn định (2010 – 2013 và 2015 -2017 tăng; 2013 – 2015 giảm).

– Khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa đều tăng lên liên tục: hàng xuất khẩu tăng thêm 6200 nghìn tấn, hàng nhập khẩu tăng thêm 8563 nghìn tấn và hàng nội địa tăng 9581 nghìn tấn.

– Hàng nội địa tăng nhanh nhất (234,0%), tiếp đến là hàng xuất khẩu (213,5%) và tăng chậm nhất là hàng nhập khẩu (192,1%).

* Giải thích

– Do sản xuất trong nước phát triển và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu tăng nhanh.

– Tuy vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng do khối lượng hàng nhập khẩu tăng chậm hơn so với hai loại hàng trên nền tỉ trọng giảm => Xu hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hạn chế hàng nhập khẩu, chủ động sản xuất các mặt hàng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, hội nhập nền kinh tê khu vực và trên thế giới.

Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2016

(Đơn vị: %)

Năm Đông xuân Hè thu Mùa
2000 39,9 29,9 30,2
2005 40,1 32,1 27,8
2010 41,2 32,5 26,3
2016 40,4 37,2 22,4

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2016?

b) Nhận xét và giải thích.

Trả lời

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta có sự thay đổi qua các năm.

– Lúa đông xuân chiếm tỉ trọng lớn nhất (40,4%), tiếp đến là lúa hè thu (37,2%) và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là lúa mùa (22,4%).

– Tỉ trọng diện tích lúa phân theo mùa vụ có sự chuyển dịch:

+ Lúa đông xuân tăng lên liên tục và tăng thêm 0,5%.

+ Lúa hè thu tăng lên liên tục và tăng thêm 7,3%.

+ Lúa mùa giảm liên tục và giảm 7,8%.

* Giải thích

– Diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta có sự chuyển dịch là do việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, nhiều giống mới chịu hạn và lạnh tốt được sử dụng rộng,… đặc biệt là việc mở rộng diện tích lúa vào mùa hè thu và đông xuân.

– Lúa mùa có tỉ trọng giảm chủ yếu do diện tích tăng chậm hơn so với lúa đông xuân và lúa hè thu.

Bài tập 4: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

TỈ LỆ XUẤT KHẨU SO VỚI NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1965 – 1998 (Đơn vị: %)

Năm

Tỉ lệ xuất khẩu

Năm

Tỉ lệ xuất khẩu

1965
1970
1975
1980
1985

40
11
12
23
42

1987
1990
1992
1995
1998

39
87
101
71
82

1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất tỉ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta thời kì 1965 – 1998.

2. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tình hình xuất nhập khẩu trong thời kì nói trên.

Trả lời

1. Vẽ biểu đồ

2. Nhận xét:

– Nhìn chung cả thời kì 1965 – 1998, tỉ lệ xuất khẩu nhỏ hơn so với nhập khẩu. Điều này cho thấy kinh tế nước ta chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, kĩ thuật lạc hậu.

– Tuy nhiên, mức độ nhập siêu phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế – xã hội của từng giai đoạn.

+ Giai đoạn 1965-1970: Xuất khẩu giảm từ 40% xuống còn 11%. Giai đoạn này nhập siêu quá lớn, chủ yếu là do cuộc chiến tranh phá hoại làm cho nền kinh tế bị tổn thất nặng nề.

+ Giai đoạn 1970-1985: Nhập siêu giảm dần. Năm 1985 xuất khẩu đạt 42%. Nguyên nhân là do có những đổi mới về chính sách vĩ mô trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

+ Giai đoạn 1985-1987: Nhập siêu lại tăng lên. lý do chủ yếu là do cuộc khủng hoảng ở Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu. Thị trường khu vực I khó khăn nên ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của nước ta.

+ Giai đoạn 1987-1992: Tỉ lệ xuất khẩu tăng vọt. Năm 1992 cán cân xuất nhập khẩu đã trở nên cân đối. Nguyên nhân là do mở rộng thị trường và đổi mới về cơ chế quản lí xuất nhập khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn như dầu thô, gạo, cà phê, thủy sản, hàng may mặc…đã đứng vững trên thị trường.

+ Giai đoạn 1992-1998: Nhập siêu tăng lên, song về bản chất hoàn toàn khác với các giai đoạn trước đó.

8. Bài tập tự luyện vẽ biểu đồ miên

Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 1970 – 2025

Nhóm tuổi Năm 1970 1990 2005 2015 2015 (dự báo)
Dưới 15 tuổi (%) 35,4 23,9 15,3 13,9 11,7
Từ 15 – 64 tuổi (%) 59,6 69,0 69,0 66,9 60,1
65 tuổi trở lên (%) 5,0 7,1 15,7 19,2 28,2
Số dân (triệu người) 83,0 104,0 126,0 127,7 117,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản, giai đoạn 1970 – 2025?

b) Nhận xét về xu hướng biến động cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản và phân tích tác động của nó đến sự phát triển kinh tế – xã hội?

Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2018

(Đơn vị: Triệu USD)

Năm 2010 2015 2016 2018
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 22402,9 73519,7 81538,2 122383,9
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 33336,9 64816,4 70523,7 90750,0
Hàng nông – lâm – thủy sản 16460,3 23676,3 24513,9 30557,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 2010 – 2018?

b) Nhận xét và giải thích về giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 2010 – 2018?

Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH, GIAI ĐOẠN 2000 – 2016

(Đơn vị: Tỉ đồng)

Năm 2000 2005 2010 2016
Tổng số 129087,9 183213,6 540162,8 623220,0
Trồng trọt 101043,7 134754,5 396733,6 456775,7
Chăn nuôi 24907,6 45096,8 135137,2 156796,1
Dịch vụ nông nghiệp 3136,6 3362,3 8292,0 9648,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta phân theo ngành, giai đoạn 2000 – 2016?

b) Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta phân theo ngành, giai đoạn 2000 – 2016?

Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÂN THEO NGUỒN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2016

(Đơn vị: %)

Nguồn 1990 1995 2005 2010 2016
Thủy điện 72,3 53,8 38,3 30,1 32,4
Nhiệt điện từ than 20,0 22,0 29,4 24,2 19,1
Nhiệt điện từ điêzen, khí 7,7 24,2 32,3 45,6 48,5
Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta, giai đoạn 1990 – 2016?

b) Nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ.

Bài tập 5:

Dựa vào bảng số liệu 16.1 trong SGK, hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002.

Bảng 16.1. Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%)

1991

1993

QUẢNG CÁO

1995

1997

1999

2001

2002

Tổng Số

100

100

100

100

QUẢNG CÁO

100

100

100

Nông, Lâm, Ngư Nghiệp

40.5

29.9

27.2

25.8

25.4

23.3

23.0

Công Nghiệp – Xây Dựng

23.8

28.9

28.8

32.1

34.5

38.1

38.5

Dịch vụ

35.7

41.2

44.0

42.1

40.1

38.6

38.5

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Biểu đồ miền: Dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ miền Cách vẽ biểu đồ miền tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *