Bạn đang xem bài viếtBộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022 – 2023 6 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 môn Hóa học (Có đáp án) tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Đề thi học kì 1 Hóa 11 năm 2022 – 2023 tuyển chọn 6 đề kiểm tra cuối kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo.
Đề thi cuối kì 1 Hóa 11 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 6 đề thi cuối kì 1 Hóa học 11 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 11 tham khảo thêm đề thi học kì 1 của một số môn như: đề thi học kì 1 Hóa 11, đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn.
Bộ đề thi học kì 1 Hóa 11 năm 2022 – 2023
Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 – Đề 1
Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Hóa – Đề 2
Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 – Đề 1
Đề thi học kì 1 Hóa 11
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố
H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Cl = 35,5, Ca = 40, Cr – 52, De = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137
Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Theo Areniut, axit là chất
A. có chứa hiđro trong phân tử.
B. khi tan trong nước, có khả năng phân li ra anion OH-
C. khi tan trong nước, có khả năng phân li ra cation H+
D. khi tan trong nước, vừa có khả năng phân li ra cation H+, vừa có khả năng phân li anion OH-
Câu 2. Chọn phát biểu đúng về sự điện li
A. là sự điện phân các chất thành ion dương và ion âm
B. là phản ứng oxi – khử
C. là sự phân li các chất điện li thành ion dương và ion âm.
D. là phản ứng trao đổi ion
Câu 3. Muối axit là:
A. KHCO3.
B. K2CO3.
C. FeCl3.
D. CaSO4.
Câu 4. Phương trình: OH– + H+ → H2O là phương trình ion rút gọn của phản ứng:
A. KOH + HCl → KCl + H2O.
B. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O.
C. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.
D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
Câu 5. Dung dịch có nồng độ mol [H+]= 10-8 M cho môi trường:
A. Axit.
B. Kiềm.
C. Trung tính.
D. Không xác định được.
Câu 6. Dãy các ion sau cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Na+, Ca2+, Cl–, CO32-
B. Cu2+, SO42-, Ba2+, NO3–
C. Mg2+, NO3–, SO42-, Al3+
D. Zn2+, S2-, Fe3+, Cl–.
Câu 7. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu ?
A. H2S, H2SO3, H2SO4, NH3.
B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO, NH3.
D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 8. Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây.
A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi .
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng .
C. Đun dung dịch NaNO2 và dung dịch NH4Cl bão hòa.
D. Đun nóng kim loại Mg với dung dịch HNO3 loãng.
Câu 9. Đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm bằng hàm lượng %
A. N.
B. N2O.
C. P2O5.
D. K2O.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
B. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2.
C. Urê có công thức là (NH2)2CO.
D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.
Câu 11. Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Dung dịch amoniac là một bazơ yếu.
B. Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch.
C. Đốt cháy amoniac không có xúc tác thu được N2 và H2O.
D. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
Câu 12. Chất nào sau đây làm khô khí NH3
A. P2O5
B. H2SO4 đ
C. CuSO4 khan
D. NaOH
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, S, Cu, CuS, FeCu2S2 thì cần 2,52 lít ôxi và thấy thoát ra 1,568 lít (đktc) SO2, mặt khác cho 6,48 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 nóng dư thu được V lít khí màu nâu duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của V và m lần lượt là:
A. 14,44 lít và 23,44 gam
B. 13,216 lít và 23,44 gam
C. 8,96 lít và 15,6 gam
D. 16,8 lít và 18,64 gam
Câu 14. Để phòng bị nhiễm độc người ta sử dụng mặt nạ phòng độc chứa những hóa chất nào:
A. CuO và MnO2
B. CuO và Mg
C. CuO và CaO
D. Than hoạt tính
Câu 15. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ?
A. H2.
B. N2.
C. CO2.
D. O2.
Câu 16. Kim cương và than chì là các dạng:
A. đồng hình của cacbon
B. đồng vị của cacbon
C. thù hình của cacbon
D. đồng phân của cacbon
Câu 17. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp Al2O3, FeO, CuO nóng đỏ. Phản ứng hoàn toàn chất rắn thu được gồm:
A. Al , Fe, CuO, Ag2O
B. Al2O3, Fe, Cu, Ag2O.
C. Al, Fe, Cu, Ag.
D. Al2O3, Fe, Cu.
Câu 18. Tính chất hóa học của silic là:
A. Tính oxi hóa.
B. Tính khử.
C. Cả tính oxi hóa và tính khử.
D. Tính chất của oxit axit.
Câu 19. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau :
A. 2C + Ca CaC2
B. C + 2H2 CH4
C. C + CO2 2CO
D. 3C + 4Al Al4C3
Câu 20. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:
A. SiO2 + Mg → 2MgO + Si
B. SiO2 + 2MaOH → Na2SiO3 + CO2
C. SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O
D. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2
Câu 21. Hấp thụ 0,224 lít CO2 ở đktc vào dung dịch có chứa 0,02 mol NaOH thu được dung dịch A. Chất tan có trong dung dịch A.
A. NaHCO3
B. Na2CO3
C. NaHCO3 và Na2CO3
D. Na2CO3 và NaOH
Câu 22. Dung dịch A có chứa 004 mol Al3+; 0,02 mol K+; 0,04 mol Cl– và x mol NO3–. Giá trị của x
A. 0,1
B. 0,15
C. 0,11
D. 0,06
Câu 23. Dãy khí nào có thể bị hấp thụ bởi dung dịch NaOH?
A. CO2, SO2, CH4, HCl, NH3, NO
B. CO2, SO2, NH3, CH4, H2S, NO2
C. CO2, SO2, CO, H2S, H2O, NO
D. CO2, SO2, H2S, HCl, H2O, NO2
Câu 24. Chất nào sau đây không phản ứng được với HNO3?
A. FeCl3
B. FeSO4
C. S
D. C
Câu 25. Chọn câu phát biểu sau:
A. Nhận biết các dung dịch: K3PO4, KCl, KNO3 ta có thể dùng AgNO3
B. Nhận biết các dung dịch Al2(SO4)3; K3PO4; NaNO3 ta có thể dùng quỳ tím.
C. Nhận biết các dung dịch HNO3, H2SO4, H3PO4 bằng dung dịch quỳ tím.
D. Nhận biết N2, NH3, H2 bằng CuO nung nóng.
Câu 26. Nhóm nào sau đây gồm các muối không bị nhiệt phân?
A. CaCO3, Na2CO3, KHCO3
B. Na2CO3, K2CO3, Li2CO3
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3
D. K2CO3, KHCO3, Li2CO3
Câu 27. Thành phần chính của quặng apatit là
A. CaP2O7
B. Ca(PO3)2
C. 3Ca(PO4)2.CaFe2
D. Ca3(PO4)2
Câu 28. Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã
A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
C. nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.
D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 29. Nhiệt phân hoàn toàn 25,5 gam AgNO3 thu được a gam kim loại. Giá trị của a là
A. 2,7 gam
B. 10,8 gam
C. 5,4 gam
D. 16,2 gam
Câu 30. Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng, khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và 2,4g kim loại. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 137,1.
B. 108,9.1
C. 97,5.
D. 151,5.
Đáp án đề thi học kì 1 Hóa 11
1C | 2C | 3A | 4A | 5B | 6C | 7C | 8B | 9A | 10C |
11D | 12D | 13B | 14D | 15C | 16C | 17D | 18C | 19C | 20C |
21B | 22A | 23D | 24A | 25C | 26B | 27C | 28C | 29D | 30D |
Câu13. Quy đổi hỗn hợp X về Fe (a mol), Cu (b mol) và S (c mol)
Bảo toàn nguyên tố S: nS = nSO2 => c = 0,07 mol
mX = 56a + 64b + 0,07.32 = 6,48
Bảo toàn electron:
3.nFe + 2.nCu + 6.nS = 4.nO23.nFe + 2.nCu+ 6.nS = 4.nO2=> 3a + 2b + 0,07.4 = 0,1125.4
=> a = 0,03 và b = 0,04
Bảo toàn electron: 3.nFe + 2.nCu+ 6.nS= nNO2
=> nNO2 = 3a + 2b + 0,07.6 = 0,59 mol => V = 13,216 lít
mkết tủa = 107a + 98b + 233.0,07 = 23,44 gam
Câu 30.
Kim loại còn lại là Cu => phản ứng tạo muối Fe2+
Cu → Cu2+ + 2e
x → 2x
N5+ + 3e → N2+ (NO)
0,45 ← 0,15
3Fe+8/3 + 2e → 3 Fe2+
3y → 2y → 3y
Suy ra : 64x + 232y = 61,32 – 2,4
2x = 2y + 0,45
Suy ra: x = 0,375, y = 0,15
=> m = 0,375. 188 + 0,15. 3. 180 = 151,5 gam
Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Hóa – Đề 2
Đề thi học kì 1 Hóa 11
TRƯỜNG THPT ………………. |
MA TRẬN ĐỀ THI ĐỀ THI CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 Phân môn: Hoá học 11 (Số câu: 40 câu; Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút(không kể thời gian giao đề) |
Câu 1(Nhận biết): Chất nào sau đây là chất không điện li
A. NaCl
B. CH3COOH
C. HCl
D. C2H5OH
Câu 2(Nhận biết): Chất nào sau đây là chất điện li mạnh
A. NaCl
B. CH3COOH
C. HClO
D. C2H5OH
Câu 3(Nhận biết): Dung dịch X có nồng độ ion H+ là 10-5, pH của dung dịch X là
A.5.
B. 9.
C. 12.
D. 8.
Câu 4(Thông hiểu): Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
A.. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 5(Thông hiểu): Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A.[H+] = 0,10M.
B.[H+] > [NO3–].
C. [H+] < [NO3–]D.[H+] < 0,10M.
Câu 6(Thông hiểu): Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO3 + NaOH; (2) NaOH + Ba(HCO3)2; (3) KOH + NaHCO3; (4) KHCO3 + NaOH; (5) NaHCO3 + Ba(OH)2; (6) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2; (7) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2. Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion thu gọn là:
A.5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 7(Vận dụng): Trung hòa 50 ml dung dịch NaOH 1M cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
A.200.
B. 100.
C. 25.
D. 50.
Câu 8(Vận dụng): Trung hòa 300 ml dung dịch hỗn hợp HCl và HNO3 có pH = 2 cần V ml dung dịch NaOH 0,02M. Giá trị của V là
A.300.
B.150.
C.200.
D. 250
Câu 9(Vận dụng cao): Dung dịch X gồm: x mol H+; y mol Al3+, z mol SO42- và 0,1 m0l Cl–. Khi cho từ từ đến dư dd NaOH vào dd X. Khi cho 300 ml dd Ba(OH)2 0,9 M tác dụng với dd X thu được kết tủa Y và dd Z. Khối lượng kết tủa Y là
A.51,28
B. 62,91
C. 46,60
D. 49,72
Câu 10(Nhận biết): Hóa trị và số oxi hóa của nito trong axit HNO3 là
A.IV và + 5.
B. IV và + 4.
C. V và + 5.
D. IV và + 3.
Câu 11(Nhận biết: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:
A.Ag2O, NO2, O2.
B. Ag, NO, O2.
C. Ag2O, NO, O2.
D. Ag, NO2, O2.
Câu 12(Nhận biết): Các kim loại không phản ứng với HNO3 đặc nguội là
A.Al, Fe, Cu.
B. Al, Fe, Cr.
C. Al, Fe, Na.
D.Al, Fe, Sn.
Câu 13(Thông hiểu): Trong phản ứng , tổng hệ số (là số nguyên tối giản của) các chất là
A.19.
B.11.
C. 14.
D. 20.
Câu 14(Thông hiểu): Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có hoá trị V, số oxi hoá +5;
(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dẫn khí qua bình đựng vôi sống (CaO) ;
(3) HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm;
(4) dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu nâu là do dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ khí NO2.
Số phát biểu đúng:
A.1.
B.3.
C. 4.
D. 2.
Câu 15(Thông hiểu): Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là
A. 8.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
Câu 16(Thông hiểu): Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là
A.AgNO3và FeCl2.
B. AgNO3 và FeCl3.
C. Na2CO3 và BaCl2.
D. AgNO3và Fe(NO3)2.
Câu 17(Vận dụng): Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu V lít khí NO (đktc).Giá trị của V là
A.3,36.
B.2,688
C. 1,792.
D. 2,24
Câu 18(Vận dụng): Cho 17,04 gam P2O5 vào 82,96 gam nước, thu được dung dịch X. Nồng độ phân trăm của dung dịch X là
A.11,76%
B. 19,6%.
C. 23,52%
D. 17,04%.
Câu 19(Vận dụng): Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng Cu trong X là
A.12,37.
B. 14,12.
C. 85,88.
D. 87,63.
Câu 20(Vận dụng): Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho m gam X vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X vào dung dịch HNO3 đặc, nguội (dư), thu được 1,12 lít khí (đktc). Giá trị m là
A.7,2.
B. 8,8.
C. 11.
D. 14,4.
Câu 21(Vận dụng cao): Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 36% về khối lượng) tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,68m gam chất rắn X, dung dịch Y và 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO2 và NO. Phần trăm thể tích của NO trong hỗn hợp Z gần với giá trị nào nhất?
A.34%.
B. 25%.
C. 17%.
D. 50%.
Câu 22(Vận dụng cao): Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình, thu được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị m là
A.4,2.
B.2,4.
C. 3,92.
D. 4,06.
Cacbon –Silic
Câu 23(Nhận biết): Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A.ns2np2.
B. ns2np3.
C. ns2np4.
D. ns2np5.
Câu 24(Nhận biết): Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên?
A.Than chì.
B. Than antraxit.
C. Than nâu.
D. Than cốc.
Câu 25(Nhận biết): Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau đây?
A.SiO.
B.SiO2.
C. SiH4.
d. Mg2Si.
Câu 26(Thông hiểu): Cho dãy các chất: SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là
A.6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
……………….
Đáp án đề thi học kì 1 Hóa 11
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | D | 11 | D | 21 | C | 31 | B |
2 | A | 12 | B | 22 | D | 32 | A |
3 | A | 13 | D | 23 | A | 33 | D |
4 | C | 14 | B | 24 | D | 34 | B |
5 | A | 15 | C | 25 | B | 35 | A |
6 | C | 16 | A | 26 | A | 36 | C |
7 | C | 17 | C | 27 | C | 37 | C |
8 | B | 18 | C | 28 | D | 38 | C |
9 | A | 19 | A | 29 | A | 39 | D |
10 | A | 20 | A | 30 | B | 40 | C |
Ma trận đề thi học kì 1 Hóa 11
Chủ đề | Mức độ nhận thức | Tổng Số câu | ||||
Kiến thức HÓA 11 | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||
1.Sự điện li | Số câu | 3 | 3 | 2 | 1 | 9 |
Điểm | 0,75 | 0,75 | 0,5 | 0,25 | 2,25 | |
2. Nito- Photpho | Số câu | 3 | 4 | 4 | 2 | 13 |
Điểm | 0,75 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 3,25 | |
3.Cacbon – Silic | Số câu | 3 | 3 | 3 | 2 | 11 |
Điểm | 0,75 | 0,75 | 0,75 | 0,5 | 2,75 | |
4.Đại cương hóa hữu cơ | Số câu | 3 | 2 | 2 | 0 | 7 |
Điểm | 0,75 | 0,5 | 0,5 | 0 | 1,75 | |
Tổng số câu | Số câu | 12 | 12 | 11 | 5 | 40 |
Tổng điểm | Điểm | 3,0 | 3,0 | 2,75 | 1,25 | 10,0 |
………………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề thi kì 1 Hóa 11
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022 – 2023 6 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 môn Hóa học (Có đáp án) tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.