Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 7 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn KHTN 7 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 7 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn KHTN 7 (Có đáp án + Ma trận)

Bạn đang xem bài viếtBộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 7 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn KHTN 7 (Có đáp án + Ma trận) tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 bao gồm 7 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Tài liệu bao gồm đề kiểm tra học kì 1 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống.

Đề kiểm tra cuối học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài văn để làm bài kiểm tra học kì 1 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là TOP 7 Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7, mời các bạn cùng tải tại đây.

TOP 7 Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023

  • Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
  • Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Đề thi cuối kì 1 KHTN 7

A. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau

Câu 1. Kí hiệu H, K, C lần lượt là kí hiệu hóa học của các nguyên tố nào?

A. Potassium, Hydrogen, Carbon
B. Carbon, Potassium, Hydrogen.
C. Hydrogen, Potassium, Carbon.
D. Hydrogen, Carbon, Potassium.

Câu 2. Nguyên tố hóa học là gì?

A. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt Proton trong hạt nhân.
B. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt electron trong hạt nhân.
C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt ntron trong hạt nhân.
D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số khối trong hạt nhân.

Câu 3. Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của một nguyên tử flourine xấp xỉ bằng

A. 9 amu.
B. 10 amu.
C. 19 amu.
D. 28amu.

Câu 4. Có bao nhiêu nguyên tố kim loại trong số các nguyên tố sau: Na, Cl, Fe, K, Cr, Mg, Ba, C, N, S, Ar?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 6.

Câu 5. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị đo tốc độ?

A. N.
B. Kg.
C. m.
D. m/s.

Câu 6. Đơn vị của tần số là

A. dB.
B. N.
C. Km.
D. Hz.

Câu 7. Sóng là

A. số dao động trong một giây.
B. độ lệch so với vị trí ban đầu của vật trong một giây.
C. sự lan truyền dao động trong môi trường.
D. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.

Câu 8. Âm thanh không truyền được trong môi chân không vì?

A. Chân không không có trọng lượng.
B. Chân không không có vật chất.
C. Chân không là môi trường trong suốt.
D. Chân không không đặt được nguồn âm.

Câu 9. Các yếu tố ngoài môi trường ảnh hưởng tới quang hợp là?

A. Nước, hàm lượng khí cacbondioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. Nước, hàm lượng khí cacbondioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. Nước, nhiệt độ, hàm lượng khí oxygen.

Câu 10. Cây xanh hô hấp vào thời gian nào ?

A. Ban đêm.
B. Buổi sáng.
C. Cả ngày và đêm.
D. Ban ngày.

Câu 11. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. nhiệt dung riêng cao.
B. liên kết hydrogen giữa các phân tử.
C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.

Câu 12. Sản phẩm của quang hợp là

A. nước, carbondioxide.
B. ánh sáng, diệp lục.
C. nước, glucose.
D. glucose, oxygen.

Câu 13. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?

A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
B. CO2 và O2 khuếch tán từ trong tế bào lára ngoài môi trường.
C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

Câu 14. Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng , trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỷ lệ 40mml/kg. Dựa vào trên e hãy tính lượng nước một sinh sinh có cân nặng 45kg cần uống trong 1 ngày?

A. 2000 ml.
B. 1500 ml.
C. 1800 ml.
D. 3000 ml

Câu 15. Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?

A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
C. Chất hữu cơ và nước.
D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Câu 16. Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?

A. Củ đậu.
B. Lạc.
C. Cà rốt.
D. Rau muống.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 17. (1,0 điểm) Hãy nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Câu 18. (0,5 điểm) Viết ký hiệu hoá học của các nguyên tố hoá học sau:iron; Oxygen; zinc; sulfur và Copper.

Câu 19. (1 điểm) Ở những nơi công cộng ( như trường học, bệnh viện, …) làm thế nào để chống ô nhiễm tiếng ồn?

Câu 20. (0,5 điểm) Một người đi xe đạp trên quãng đường đầu dài 8 km với tốc độ 12km/h. Sau đó đi tiếp 12km hết thời gian 80 phút. Xác định tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường?

Câu 21. (0,75 điểm) Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật?

Câu 22. (1,0 điểm) Viết phương trình hô hấp ở tế bào ? So sánh các thành phần tham gia hô hấp ở tế bào động vật và tế bào thực vật ?

Câu 23. (0,75 điểm) Giải thích vì sao cây bị héo khi thiếu nước?

Câu 24. (0,5 điểm) Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại?

Đáp án đề thi học kì 1 KHTN 7

I. TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,2 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đ/A C A C C D D C B
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đ/A D C D D D C B D

Phần II: Tự luận: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 17

(1,0 điểm)

– Các NTHH được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

– Các NT trong cùng một hàng có cùng số lớp e trong nguyên tử.

– Các NT trong cùng một cột có tính chất gần giống nhau.

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 18

(0,5 điểm)

Viết đúng KHHH mỗi nguyên tố được 0,1 điểm

Fe

O

Zn

S

Cu

0,5 điểm

Câu 19

(1 điểm)

*Người ta thường sử dụng các biện pháp sau để làm giảm ô nhiễm tiếng ồn:

– Trồng nhiều cây xanh ở ven đường cạnh bệnh viện, trường học để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.

– Xây dựng tường bê tông ngăn cách bệnh viện, trường học với đường quốc lộ.

– Treo biển “ cấm bóp còi” với các phương tiện giao thông.

– Lắp cửa kính hai lớp để ngăn âm thanh ngoài đường.

0,25 điểm

0,25điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Ma trận đề thi cuối kì 1 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (16 tiết)

1

(1,0)

2

1

(0,5)

2

2

4

2,5

2. Tốc độ + Sóng âm (14 tiết)

3

1

1

(1,0)

1

(0,5)

2

4

1

1,5

3. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng (30 tiết)

1

(0,75)

4

1

(1,0)

3

1

(0,75)

1

1

(0,5)

4

(3,0)

8

2

3,0

Số câu

2

9

2

6

2

1

2

0

08

16

24

Điểm số

1,75

2,25

1,5

1,5

1,75

0,25

1,0

0

6,0

4,0

10,0

% điểm số

40%

30%

20%

10%

10 điểm

(100%)

……………

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7

A. TRẮC NGIỆM: (4,0 điểm)

Câu 1. Hiện nay có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. 5.
B. 7.
C. 8.
D. 9.

Câu 2. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của

A. khối lượng.
B. tỉ trọng.
C. số proton.
D. số neutron.

Câu 3. Trong ô nguyên tố sau, con số 23 cho biết điều gì?

Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 7 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn KHTN 7 (Có đáp án + Ma trận)

A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.
B. Chu kì của nó.
C. Số nguyên tử của nguyên tố.
D. Số thứ tự của nguyên tố.

Câu 4. Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:

Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. Ô: 20, Nhóm: IIA, Chu kì: 4
B. Ô: 40, Nhóm: IIA, Chu kì: 3.
C. Ô: 40, Nhóm: IIA, Chu kì: 4.
D. Ô: 20, Nhóm: IIA, Chu kì: 3.

Câu 5. Tốc độ là đại lượng cho biết

A. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
B. quãng đường chuyển động dài hay ngắn.
C. thời gian chuyển động nhiều hay ít.
D. đoạn đường chuyển động dễ hay khó.

Câu 6. Đơn vị không dùng để đo tốc độ là

A.. m/s
B. kW/h
C. km/h
D. cm/s.

Câu 7. Một con dế mèn chuyển động trên đoạn đường 10 mét mất 1 phút 20 giây. Tốc độ của dế mèn là

A. 0,125 m/s.
B. 1,25 m/s.
C. 12,5 m/s.
D. 125 m/s.

Câu 8. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?

A. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số.
B. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
C. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.

Câu 9. Đơn vị đo tần số là

A. mét trên giây (m/s)
B. giây (s)
C. hec (Hz)
D. niu tơn (N)

Câu 10. Khi biên độ dao động càng lớn thì âm nghe được

A. càng trầm.
B. càng to.
C. càng nhỏ.
D. càng bổng.

Câu 11. Những vật phản xạ âm tốt là

A. mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch.
B. tấm kim loại, áo len, cao su.
C. miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương.
D. miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp.

Câu 12. Vật liệu phản xạ âm kém hơn những vật liệu còn lại là

A. miếng xốp .
B. tấm kính.
C. tấm kim loại phẳng.
D. bê tông.

Câu 13. Khi thổi sáo, bộ phận dao động phát ra âm trong chiếc sáo là

A. miệng sáo
B. vỏ sáo
C. lỗ sáo
D. cột không khí trong sáo

Câu 14. Trường hợp ứng dụng phản xạ âm trong đời sống là

A. làm đường dây điện thoại để liên lạc từ xa.
B. nói chuyện trong hội trường lớn qua hệ thống loa.
C. trồng nhiều cây xanh quanh bệnh viện.
D. xác định độ sâu của đáy biển qua sóng âm.

Câu 15. Phát biểu nào sao đây là sai?

A. Mặt Trời là nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn năng lượng nhiệt chính trên Trái Đất.
B. Năng lượng ánh sáng cần cho sự phát triển của thực vật.
C. Ánh sáng không có năng lượng vì không có tác dụng lực.
D. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển thành nhiệt.

Câu 16. Phát biểu nào sao đây là sai khi nói về định luật phản xạ ánh sáng?

A. Góc phản xạ bằng góc tới.
B. Tia phản xạ luôn song song với tia tới.
C. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến.

B. TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm)

Câu 17. (0,5 điểm) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tác nào để xếp các nguyên tô trong cùng 1 nhóm? Nguyên tố O thuộc nhóm nào?

Câu 18. (1,0 điểm) Trong không khí, các khí chiếm tỉ lệ % về thể tích như sau: Nitrogen 78%, Oxygen 21%, Carbon đioxide khoảng 0,03 % và một ít chất khí khác.

a. Hãy nêu khái niệm đơn chất, hợp chất.

b. Xác định công thức hoá học của các chất trong không khí?

Câu 19. (2,0 điểm) Bảng bên ghi lại quãng đường đi được theo thời gian chuyển động của một người đi bộ.

Thời gian (s) Quãng đường (m)
0 0
20 30
40 30
60 70

a. Dựa vào số liệu trong bảng, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ. Thời gian (s) Quãng đường (m)

b. Tìm quãng đường người này đi được sau 50 giây kể từ lúc xuất phát.

c. Xác định tốc độ trung bình của người này trong 70 giây chuyển động.

Câu 20. (1,0 điểm)

a.Nêu mối liên hệ giữa độ to của âm và biên độ dao động?

b. Dây đàn dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một dây khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Dây đàn nào phát ra âm cao hơn? Vì sao

Câu 21. (1,5 điểm)

a.Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

b. Nêu khái niệm phản xạ và phản xạ khuếch tán.

c. Vẽ tiếp tia phản xạ tương ứng với tia tới ở hình bên (biết góc hợp bởi tia tới và mặt gương là 400 ).

Đáp án đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 7

I. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

A

A

B

A

C

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

B

A

A

D

D

C

B

II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm

Đáp án

Điểm

Câu 17. (0,5 điểm)

– Nguyên tố có tính chất hóa học gần giống nhau và được sắp xếp thành một cột.

– Nguyên tố O thuộc nhóm VIA trong bảng HTTH.

0,25

0,25

Câu 18.( 1,0 điểm)

a. – Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

– Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học.

0,25

0,25

b. – Đơn chất Nitrogen hoặc Oxygen.

-Hợp chất: Carbon đioxide,

0,25

0,25

Câu 19.( 2,0 điểm)

a. Vẽ đúng

0,5

b. Dựa vào đồ thị ta thấy quãng đường người này đi được sau 50 giây là 50 mét.

0,5

c. Tốc độ trung bình của người ấy trong 70 giây chuyển động là:

1,0

Câu 20. (1,0 điểm)

a. Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

0,5

b. Dây đàn dao động phát ra âm có tần số 70Hz phát ra âm cao hơn vì âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

0,5

Câu 21. (1,5 điểm)

a. Định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới: í = i.

0,25

0,25

b. Khái niệm sự phản xạ và phản xạ khuếch tán:

+ Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt nhẵn bóng được gọi là phản xạ.

+ Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp được gọi là phản xạ khuếch tán.

0,25

0,25

c.

0,5

Ma trận đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7

– Thời điểm kiểm tra:Kiểm tra, đánh giá cuối kì I:Bao gồm 5 chủ đề:

  • Chủ đề 1. Nguyên tử – Nguyên tố hóa học. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
  • Chủ đề 2: Phân tử.
  • Chủ đề 3: Tốc độ.
  • Chủ đề 4: Âm thanh.
  • Chủ đề 5. Ánh sáng.

– Thời gian làm bài: 90 phút.

– Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).

– Cấu trúc:

  • Mức độ đề:40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
  • Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: Nhận biết: 10 câu; Thông hiểu: 6 câu), mỗi câu 0,25 điểm.
  • Phần tự luận: 6,0 điểm (gồm 11 ý. Trong đó: Nhận biết: 3 ý – 1,5 điểm; Thông hiểu: 3 ý – 1,5 điểm; Vận dụng: 4 ý – 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1 ý – 1,0 điểm).
  • Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)
  • Nội dung nửa sau học kì I: 75% (7,5 điểm)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

(ý)

Trắc nghiệm

(câu)

Tự luận

(ý)

Trắc nghiệm

(câu)

Tự luận

(ý)

Trắc nghiệm

(câu)

Tự luận

(ý)

Trắc nghiệm

(câu)

Tự luận

( ý)

Trắc nghiệm

(câu)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Nguyên tử – Nguyên tố hóa học. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (16 tiết)

2

1

2

1

4

1,5

2. Phân tử (13 tiết)

1

1

2

1,0

3. Tốc độ (11 tiết)

2

1

2

1

1

3

4

3,0

4. Âm thanh (10 tiết)

1

4

2

1

2

6

2,5

5. Ánh sáng (9 tiết)

1

2

1

1

3

2

2,0

Số câu/số ý

3

10

3

6

4

1

11

16

Điểm số

1,5

2,5

1,5

1,5

2,0

1,0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

4,0

3,0

2,0

1,0

10

10

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều

Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7

A. TRẮC NGIỆM: (4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Trong hạt nhân nguyên tử Sodium có 11 proton và 12 neutron. Khối lượng nguyên tử Sodium là …

A. 11 amu.
B. 12 amu.
C. 1 amu.
D. 23 amu.

Câu 2. Những nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học có đặc điểm giống nhau là…

A. có cùng số p trong hạt nhân.
B. có cùng số n trong hạt nhân.
C. có cùng trạng thái tồn tại.
D. cùng tạo nên 1 vật thể.

Câu 3. Nguyên tố Iron có tên Latinh là Ferrum. Kí hiệu hóa học đúng của Iron là gì?

A. Ir.
B. I.
C. Fe.
D. F.

Câu 4. Các NTHH trong bảng tuần hoàn các NTHH được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng khối lượng nguyên tử.
B. Theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
C. Theo thứ tự: Kim loại à Phi kim à Khí hiếm.
D. Theo chiều tăng bán kính nguyên tử.

Câu 5. Cha đẻ của bảng tuần hoàn Medeleev đã sắp xếp các NTHH trong bảng theo nguyên tắc nào?:

A. Theo chiều tăng khối lượng nguyên tử.
B. Theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
C. Theo thứ tự: Kim loại à Phi kim à Khí hiếm.
D. Theo chiều tăng bán kính nguyên tử.

Câu 6. Sodium có điện tích hạt nhân là +11. Trong bảng tuần hoàn các NTHH Sodium nằm ở ô thứ mấy? :

A. 22.
B. 2.
C. 11.
D. 12.

Câu 7: Để đo tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau:

1- Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ của vật

2- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s

3- Xác định vạch xuất phát và vạch đích chuyển động của vật

4 – Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích

Cách sắp xếp sau đây là đúng?

A. 1-2-3-4
B. 3-2-1-4
C. 2-4-1-3
D. 3-2-4-1

Câu 8: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h.

Thời gian (h)

1

2

3

4

Quãng đường (km)

60

120

180

240

Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?

Câu 9: Minh và Nam đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng. Trên Hình 10.2, đoạn thẳng OM là đồ thị quãng đường – thời gian của Minh, đoạn thẳng ON là đồ thị quãng đường – thời gian của Nam. Mô tả nào sau đây không đúng?

A. Minh và Nam xuất phát cùng một lúc.
B. Tốc độ của Minh lớn hơn tốc độ của Nam.
C. Quãng đường Minh đi ngắn hơn quãng đường Nam đi.
D. Thời gian đạp xe của Nam nhiều hơn thời gian đạp xe của Minh.

Câu 10: Đơn vị dùng để đo độ cao của âm là:

A. dB
B. Hz
C. Niu tơn
D. kg

Câu 11: Âm thanh không thể truyền trong

A. Chất lỏng.
B. Chất rắn.
C. Chất khí.
D. Chân không.

Câu 12: Đại lượng cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian gọi là:

A. Quãng đường chuyển động
B. Tốc độ chuyển động
C. Thời gian chuyển động
D. Cách mà vật chuyển động

Câu 13. Hiện tượng và ứng dụng nào sau đây không liên quan đến năng lượng của ánh sáng ?

A. Chai nước để ngoài nắng, nước trong chai dần nóng lên.
B. Bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình.
C. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời.
D. Hiện tượng cầu vồng xuất hiện trên bầu trời.

Câu 14: Trong định luật phản xạ ánh sáng, quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là

A. góc tới lớn hơn góc phản xạ
B. góc tới bằng góc phản xạ
C. góc tới nhỏ hơn góc phản xạ
D. góc tới có thể bằng hoặc lớn hơn góc phản xạ

Câu 15: Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán ?

A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
B. Ánh sáng chiếu tới mặt nước.
C. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng.
D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.

Câu 16: Chỉ ra phát biểu sai.

Ảnh của vật qua gương phẳng

A. Là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước của vật.
B. Là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng.
C. Là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng.
D. Là ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.

B. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 17: (1 điểm): Em hãy kể tên 2 vật có phản xạ âm tốt và 2 vật phản xạ âm kém ?

Câu 18: (2 điểm).

a. Sử dụng thiết bị “bắn tốc độ” để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những ưu điểm gì?

b. Em hãy giải thích sự truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí ?

Câu 19: (1 điểm) Cho vật sáng AB hình mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình vẽ. Hãy vẽ ảnh của vật sáng AB tạo bởi gương phẳng ?

Câu 20: (1 điểm) Một xe máy chuyển động với tốc độ không đổi 30km/h. Tính thời gian để xe máy đi được quãng đường 15km.

Câu 21: (1 điểm) Hợp chất (A) có công thức FexOy, trong đó Iron chiếm 70% khối lượng phân tử. Xác định công thức hóa học của hợp chất (A).

Đáp án đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7

I. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

A

C

B

A

C

B

B

C

D

D

B

C

D

D

B

II. Tự luận. (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

17 (1đ)

– Hai vật phản xạ âm tốt:

+ Nền đá hoa

+ Gương phẳng

– Hai vật phản xạ âm kém:

+ Áo len

+ Đệm mút

( HS có đáp án hợp lí vẫn cho điểm tối đa)

0,25

0,25

0,25

0,25

18

(2đ)

a. Ưu điểm của thiết bị “bắn tốc độ”: dễ dàng kiểm tra tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông cho các làn đường.
b. Sự lan truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí:

– Khi sóng âm phát ra từ một cái trống, mặt trống dao động. Dao động của mặt trống làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động: nén, dãn.

– Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động: dãn, nén.

– Cứ thế, trong không khí xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau

1

0,5

0,25

0,25

………………

Ma trận đề thi học kì 1 KHTN 7

a) Khung ma trận

– Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra, đánh giá cuối kì 1: Nguyên tử – Nguyên tố hóa học. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, phân tử, tốc độ, âm thanh, ánh sáng.

– Thời gian làm bài: 90 phút.

– Hình thức kiểm tra:Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).

– Cấu trúc:

+ Mức độ đề:40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm;

+ Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1 điểm; Thông hiểu: 2 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

+ Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)

+ Nội dung nửa học kì sau: 75% (7,5 điểm)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Nguyên tử – Nguyên tố hóa học

Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (16 tiết)

6

6

1,5

2. Phân tử (13 tiết)

1

1

1

3. Tốc độ (11 tiết)

2

1

2

1

1

4

3

4. Âm thanh (10 tiết)

1

1

1

1

2

2

2,5

5. Ánh sáng (7 tiết)

3

1

1

1

4

2

Số câu/ số ý

1

12

2

4

4

1

5

16

Điểm số

1

3

2

1

2,0

1,0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

………………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 7 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn KHTN 7 (Có đáp án + Ma trận) tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *