Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 12 Đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử (Có bảng ma trận, đáp án)

Bạn đang xem bài viếtBộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 12 Đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử (Có bảng ma trận, đáp án) tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 12 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí lớp 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, có đáp án, bảng đặc tả và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 theo chương trình mới.

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 6 luyện giải đề, nắm được cấu trúc đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý, để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2022 – 2023. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn, Toán. Mời thầy cô và các em cùng tải về miễn phí:

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử – Địa lí năm 2022 – 2023

  • Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo
  • Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

Trường THCS:…………………… ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II
Năm học 2022-2023
Môn:Lịch sử và Địa lí 6
Thời gian làm bài: 90 phút

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (2,0 điểm)

I.Trắc nghiệm:

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm để bảo vệ bình yên.
B. Kinh tế phát triển, xã hội có nhiều chuyển biến.
C. Nhu cầu cùng làm thủy lợi để bảo vệ nền sản xuất.
D. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán.

Câu 2. So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm khác biệt là:

A. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng.
B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

Câu 3. Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc suy tôn làm vua, Bà chọn đóng đô ở đâu?

A. Mê Linh (Hà Nội ngày nay)
B. Đường Lâm (Sơn Tây);
C. Triệu Sơn- Thanh Hóa
D. Vạn An (Nghệ An)

Câu 4. Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gắn với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Bà Triệu
B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan;
C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
D. Khởi nghĩa của Lý Bí.

Câu 5. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời kì Bắc thuộc?

A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ thần tài
C. Thờ đức Phật
D. Thờ thánh A-na.

Câu 6. Trong suốt thời kì Bắc thuộc, ngôn ngữ người Việt vẫn nghe và nói bằng hoàn toàn tiếng nào?

A. Tiếng Hán
B. Tiếng Việt.
C. Tiếng Anh.
D. Tiếng Thái.

Câu 7. Ai là người xưng Tiết độ sứ năm 905?

A. Khúc Hạo
B. Khúc Thừa Dụ
C. Dương Đình Nghệ
D. Ngô Quyền

Câu 8. Chiến thắng nào đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Trận chiến trên sông Như Nguyệt (1077).
B. Chiến thắng Bạch Đằng (938).
C. Chiến thắng Bạch Đằng (981).
D. Trận chiến tại Đông Bộ Đầu (1258).

B. PHẦN TỰ LUẬN

I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (3.0đ)

Câu 1 (1,0 điểm):

Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của việc này?

Câu 2: (2,0 điểm)

Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Hãy chỉ ra nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

A. Trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng 0.25đ)

1. Lịch sử (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

D

A

D

A

B

B

B

B. PHẦN TỰ LUẬN

1. Lịch sử (3,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1 (1,0 điểm)

– Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên của chúng ta vẫn giữ được phong tục tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy, xăm mình, giữ gìn được tiếng nói của tổ tiên,…

– Ý nghĩa: Những phong tục, tập quán ấy như đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Chứng minh cho tình yêu đất nước, quê hương; dù cho đất nước có rơi vào vòng nô lệ thì nhân dân ta vẫn một lòng giữ vững bản sắc tinh túy của dân tộc.

0,5

0,5

2 (2,0 điểm)

a. : Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền.(1,0 điểm)

– Dự đoán chính xác đường tiến công của giặc.

– Chọn vị trí và địa điểm quyết chiến phù hợp, thuận lợi cho quân ta rút lui và phản công.

– Kế sách đóng cọc độc đáo, mang lại hiệu quả cao và tạo sự bất ngờ cho quân giặc.

0,25

0,25

0,5

b. Ý nghĩa:(1,0 điểm)

– Đánh bại hoàn toàn ý định xâm lược nước ta của quân Nam Hán, bảo vệ nền độc lập tự chủ.

– Chính thức kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài.

– Thể hiện tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc ta.

– Thể hiện tài năng, trí tuệ, bản lĩnh của Ngô Quyền.

0,25

0,25

0,25

0,25

Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/

đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

Phân môn Lịch sử

1

Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc từ thế kỉ II trước công nguyên đến đầu thế kỉ x (năm 938)

Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc

BÀI 14

2TN

0,5 đ

Các cuộc khởi tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

(BÀI 16)

2TN

0,5

Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt. (BÀI 17)

2TN

1.aTL

1bTL

1,5

Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X

(BÀI 18)

2TN

1.aTL

1bTL

2,5

Tổng

2

1,5

1,5

Tỉ lệ %

20%

15%

15%

50

Tỉ lệ chung

35

15%

50

Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

TT

Nội dung

kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ của yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

1. Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc

Nhận biết

– Trình bày được tổ chức nhà nước Văn Lang-Âu Lạc

2TN

2. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Nhận biết

– Trình bày được những nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,…)

2TN

3. Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập và bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc

Nhận biết

– Trình bày được những biểu hiện trong việc giữ gìn văn hoá của người Việt trong thời kì Bắc thuộc

Thông hiểu

– Hiểu được sự phát triển của văn hoá dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hoá Trung Hoa trong thời kì Bắc thuộc.

Vận dụng

– Rút ra ý nghĩa bài học trong việc giữ gìn văn hoá dân tộc

2 TN

1

1

4. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X

Nhận biết

– Trình bày được những nét chính (nội dung, kết quả) về các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương

Thông hiểu

– Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng (938)

Vận dụng

– Nhận xét được những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền.

2 TN

1

1

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

Phân môn địa lí

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn phương án đúng nhất

Câu 1. Càng lên cao, nhiệt độ
A. giảm.
B. tăng.
C. không đổi.
D. biến động.

Câu 2. Chi lưu là gì?

A. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.
B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.

Câu 3. Các thành phần chính của đất là

A. cơ giới, không khí, hạt khoáng và mùn.
B. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.
C. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.
D. không khí, nước, chất hữu cơ và hạt khoáng.

Câu 4. Mỗi bán cầu gồm có các đới thiên nhiên nào sau đây?

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Câu 5. Đất đỏ vàng nhiệt đới chủ yếu tập trung ở khu vực nào?

A. Đới nóng
B. Đới lạnh
C. Đới ôn hòa
D. Trên toàn bộ Trái Đất

Câu 6. Đới nóng nằm trong khoảng phạm vi nào?

A. từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
B. từ hai đường chí tuyến đến hai vòng cực
C. từ hai vòng cực đến hai cực
D. từ hai đường chí tuyến đến hai cực

Câu 7. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Miền núi.
B. Vùng đồng bằng, ven biển.
C. Các thung lũng.
D. Hoang mạc và vùng cực.

Câu 8. Đô thị Tô-ky-ô thuộc quốc gia nào dưới đây?

A. Trung Quốc.
B. Hàn Quốc.
C. Nhật Bản.
D. Ấn Độ.

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm) Em hãy trình bày ảnh hưởng đến sự hình thành đất của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật?

Câu 2. (1,5 điểm)

a. Thiên nhiên tác động như thế nào đến sản xuất?
b. Lấy một ví dụ cụ thể về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

Phần Địa lí

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

D

A

D

A

B

C

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

nh hưởng của các nhân tố hình thành đất

– Đá mẹ: nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng, quy định màu sắc, tính chất của đất.

– Khí hậu: điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng, chất hữu cơ trong đất

– Sinh vật: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ, là nhân tố trong quá trình phong hóa đá mẹ.

0,5

0,5

0,5

2

a. Thiên nhiên tác động như thế nào đến sản xuất

– Tích cực:

Vd: + Điều kiện tự nhiên thuận lợi: dân cư đông đúc

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú: thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh tế.

– Hạn chế:

Vd: + Thiên tai

+ Tài nguyên

b. Ví dụ cụ thể về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên

* Khai thác đảm bảo phát triển bền vững

Vd: + Khai thác khoáng sản hợp lí, tiết kiệm, có kế hoạch

+ Sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió…)

….

* Khai thác đi đôi với việc sử dụng khoa học công nghệ

Vd: sản xuất được các sản phẩm trái mùa…

0,5

0,5

0,5

Tổng

3,0

Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

1

KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

(Chiếm 10%-Đã kiểm tra giữa HKII, 0,5 điểm)

– Các tầng khí quyển. Thành phần không khí

– Các khối khí. Khí áp và gió

– Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu

– Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó

Nhận biết

– Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu;

– Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.

– Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

– Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.

2TN*

5%

2

NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

(Chiếm 10%-Đã kiểm tra giữa HKII, 0,5 điểm)

– Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển

– Vòng tuần hoàn nước

– Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ

– Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

– Nước ngầm và băng hà

Nhận biết

– Kể được tên được các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển.

– Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước.

– Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn.

– Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới.

– Trình bày được các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển (khái niệm; hiện tượng thủy triều; phân bố các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới).

2TN*

2

ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

(Chiếm 50%-2.5 điểm)

– Lớp đất trên Trái Đất. Thành phần của đất

– Các nhân tố hình thành đất

– Một số nhóm đất điển hình ở các đới thiên nhiên trên Trái Đất

– Sự sống trên hành tinh

– Sự phân bố các đới thiên nhiên

– Rừng nhiệt đới

Nhận biết

– Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.

– Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên thế giới.

– Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.

Thông hiểu

– Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.

– Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới.

Vận dụng

– Nêu được ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và ở đại dương.

Vận dụng cao

– Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.

6TN*

1 TL*

1 TL (a)*

1TL(b)*

25%

3

CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

(Chiếm 40%-2,0 điểm)

– Dân số thế giới

– Sự phân bố dân cư thế giới

– Con người và thiên nhiên

– Bảo vệ tự nhiên, khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững

Nhận biết

– Trình bày được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.

– Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới.

– Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới.

Thông hiểu

– Giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.

Vận dụng

– Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người (tác động đến đời sống sinh hoạt của con người; tác động đến sản xuất).

Vận dụng cao

– Trình bày được những tác động chủ yếu của loài người lên thiên nhiên Trái Đất (tác động tích cực; tác động tiêu cực).

– Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững. Liên hệ thực tế địa phương.

6TN*

1 TL*

1 TL (a)*

1 TL(b)*

20%

Số câu/Loại câu

8TN

1TL

1TL (a)

1TL(b)

10

Tỉ lệ %

20%

15%

10%

5%

50

Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu

Nhận biết

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

– Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga (Vonga).

– Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu.

– Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới ôn hòa.

Thông hiểu

– Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng bằng, khu vực miền núi.

– Phân tích được đặc điểm phân hoá khí hậu: phân hóa bắc nam; các khu vực ven biển với bên trong lục địa.

– Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

Vận dụng

– Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.

Vận dụng cao

Nêu được dẫn chứng mối quan hệ VN với EU

5 TN

– Đặc điểm tự nhiên

– Đặc điểm dân cư, xã hội

– Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

1,0TL

– Khái quát về Liên minh châu Âu (EU)

1,0TL

0,5 TL

Châu Á

(3 tiết): 25%-1,5 điểm

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á

Nhận biết

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.

– Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản.

– Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.

Thông hiểu

– Trình bày được ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

3TN

0,5 TL

Tổng

8 câu TNKQ

1 câu TL

1 câu TL

Tỉ lệ %

20

15

15

Tỉ lệ chung

35

15

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm): Chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng viết vào bài làm

1. Khởi nghĩa nào là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc?

A. khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. khởi nghĩa Bà Triệu.
C. khởi nghĩa Lí Bí.
D. khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

2. Sau khi đánh đuổi được quân Hán, Trưng Trắc đã xưng là gì?

A. nhân dân ta phong làm tướng quân.
B. suy tôn làm vương (Trưng vương).
C. phong làm thứ sử cai quản Giao Châu.
D. phong làm thái thú.

3. Cuộc khởi nghĩa Lí Bí chống quân xâm lược nào?

A. Lương.
B. Hán.
C. Ngô.
D. Đường.

4. Sau khi giành được độc lập, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là gì?

A. Vạn Xuân.
B. Đại Xuân.
C. Đại Việt.
D. Việt Nam.

5. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là?

A. du lịch biển
B. thủ công nghiệp
C. chế tác kim hoàn
D. nông nghiệp trồng lúa nước

6. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng chống lại ách đô hộ nào?

A. nhà Hán.
B. nhà Lương.
C. nhà Ngô.
D. nhà Đường.

7. Người Chăm sáng tạo và để lại di sản văn hóa đặc sắc gì còn bảo tồn đến ngày nay?

A. múa rối.
B. chèo.
C. tuồng.
D. các đền tháp Chăm.

8. Ai là người lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc?

A. Lý Bí.
B. Mai Thúc Loan.
C. Phùng Hưng.
D. Ngô Quyền.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm): Phân tích ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Em hãy kể tên 3 địa điểm thờ đức thánh Vương Ngô Quyền tại Hải Phòng mà em biết. Nêu những việc em đã làm để giữ gìn và bảo vệ những di tích lịch sử đó?

Câu 2 (0,5điểm): Hãy chỉ ra những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc còn lưu giữ đến ngày nay?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Mỗi đáp án trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

A

A

D

D

D

D

II. Tự luận (3 điểm)

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(2,5 điểm)

Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta

– Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.

– Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc.

Những nơi thờ Đức Vương Ngô Quyền

– Đền Từ Lương Xâm ở quận Hải An

– Đền Tràng Kênh ở Thủy Nguyên

– Đình làng ở nơi em ở.

– HS liên hệ bản thân những việc cần làm để góp phần giữ gìn và phát huy những di tích lịch sử: tìm hiểu, học tập, tự hào, giới thiệu cho bạn bè, mọi người xung quanh…

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,75

0,75

Câu 2

(0,5điểm)

Các phong tục của người Việt từ thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay: ăn trầu cau, thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, làm bánh chưng bánh giầy…

0,5

Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TL

TL

1

Chủ đề 1:

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X)

Nội dung 1: KN Hai Bà Trưng

2

5

Nội dung 2.: KN Lí Bí.

2

5

Nội dung 3: K/n Mai Thúc Loan…

1

2,5

2

Chủ đề 2 Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Nội dung: Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938

1

1

0,5

0,5

32,5

3

Chủ đề 3:

Vương quốc Cham – Pa và vương quốc Phù Nam

Một số những di sản văn hóa, kinh tế của người Chăm

2

5

Tổng

Tỉ lệ %

20%

15%

10%

5%

50

Tỉ lệ chung

35%

15%

50

Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Chủ đề 1:

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X)

Nội dung :

Các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Lí Bí, Mai Thúc Loan..

Nhận biết

–Nêu được các sự kiện chính

– Trình bày được nơi dựng khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

3

Nội dung :

Các cuộc khởi nghĩa Lí Bí, Mai Thúc Loan..

Nhận biết

–Nêu được các sự kiện chính

2

2

Chủ đề 2 Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Nhận biết

– Nêu được một số các sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử nước ta đầu thế kỉ X

Thông hiểu

Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Vận dụng

Hãy chỉ ra những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc còn lưu giữ đến ngày nay

– Kể tên một số nơi thờ Đức Vương Ngô Quyền ở Hải Phòng hiện nay và liên hệ bản thân

1

1

0,5

0,5

3

Chủ đề

Vương quốc Cham – Pa và vương quốc Phù Nam

Một số những di sản văn hóa, kinh tế người Chăm để

2

Tổng

8 câu TNKQ

1 câu TL

1 câu (a) TL

1 câu (b) TL

Tỉ lệ %

20

15

10

5

Tỉ lệ chung

35

15

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 12 Đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử (Có bảng ma trận, đáp án) tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *