Bộ đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7

Bạn đang xem bài viếtBộ đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề ôn thi học sinh giỏi Vật lý 7 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn chuẩn bị ôn thi học sinh giỏi lớp 7. Qua đó giúp các bạn đạt được kết quả thi học sinh giỏi môn Lý một cách tốt nhất.

Đề thi HSG Vật lí 7 được biên soạn với các bài tập đa dạng, bám sát chương trình học. Đây là tài liệu tham khảo để đáp ứng nhu cầu của các em cũng như giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi môn Vật lý lớp 7 và các bạn có nhu cầu được tiếp xúc, rèn luyện với những dạng đề thi cơ bản và nâng cao trong các kì thi học sinh giỏi. Vậy sau đây là bộ đề ôn thi học sinh giỏi Vật lý 7 mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Vật lý 7

  • Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 – Đề 1
  • Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 – Đề 2
  • Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 – Đề 3
  • Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 – Đề 4
  • Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 – Đề 5

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 – Đề 1

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (3 điểm): Hãy tính thể tích V, khối lượng m, khối lượng riêng D của một vật rắn biết rằng: khi thả nó vào một bình đầy nước thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m1 = 21,75 gam, còn khi thả nó vào một bình đầy dầu thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m2 = 51,75 gam (Trong cả hai trường hợp vật đều chìm hoàn toàn). Cho biết khối lượng riêng của nước là D1= 1g/cm3, của dầu là D2 = 0,9g/cm3.

Câu 2. (2 điểm): Một ống bằng thép dài 25m. Khi một em học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe thấy hai tiếng gõ: Tiếng nọ cách tiếng kia 0,055s.

a, Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe được hai tiếng?

b, Tìm vận tốc truyền âm trong thép, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 333m/s và âm truyền trong thép nhanh hơn âm truyền trong không khí.

Câu 3. (3,5 điểm): Cho hai gương phẳng vuông góc với nhau, một tia sáng chiếu đến gương thứ nhất, phản xạ truyền tới gương thứ hai, rồi phản xạ,

a, Vẽ hình minh họa?

b, Chứng minh tia phản xạ cuối cùng song song với tia tới ban đầu?

c, Cho một điểm sáng S đặt trước hai gương trên. Hãy vẽ hình minh họa số ảnh của S tạo bởi hai gương?

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 – Đề 2

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (3 điểm) Hãy nói cách xác định khối lượng riêng của vật không thấm nước, có hình dạng bất kỳ để vật lọt vào bình chia độ.Biết rằng dụng cụ chỉ có bình chia độ và lực kế.

Câu 2: (2 điểm) Tại sao mắt ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ. Hãy giải thích vật đen là thế nào? Tại sao mắt ta lại nhìn thấy vật đen?

Câu 3:(3 điểm) Cho hai điểm sáng S1 và S2 trước một gương phẳng như hình vẽ

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7

a/ Hãy vẽ ảnh S1’ và S2’ của các điểm sáng S1; S2 qua gương phẳng.

b/ Xác định các miền mà nếu ta đặt mắt ở đó thì có thể quan sát được.

1/ S1

2/ S2

3/ Cả hai ảnh.

4/Không quan sát được ảnh nào.

Câu 4: (4 điểm) Một tia sáng mặt trời nghiêng với mặt đất một góc 450. Hỏi phải đặt một gương phẳng nghiêng với mặt đất bao nhiêu độ để tia sáng phản xạ từ gương đó hướng thẳng đứng xuống một cái giếng.

Câu 5:(4 điểm) Một em học sinh nhìn thấy tia chớp, sau 8 giây mới thấy tiếng sấm. Hãy tính khoảng cách từ nơi xảy ra tia chớp đến chỗ em học sinh đứng là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s

Câu 6: (4 điểm) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có một ắc qui 12 vôn, 1 bóng đèn,1 khoá K đóng, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực ắc qui.

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 – Đề 3

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

Bài 1 (3 điểm): Tia sáng Mặt Trời nghiêng 1 góc =480 so với phương ngang. Cần đặt một gương phẳng như thế nào để đổi phương của tia sáng thành phương nằm ngang?

Bài 2 (2, điểm): Một quả cầu bằng nhôm rất nhẹ nhiễm điện dương treo ở đầu sợi chỉ tơ đặt giữa 2 tấm kim loại song song nhiễm điện trái dấu.

Thoạt tiên, quả cầu nhôm chuyển động về phía nào?

Giả sử nó chạm vào một tấm kim loại nhiễm điện, sau đó nó chuyển động về phía nào? Tại sao?

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7

Bài 3 (2,5 điểm): Một nguồn sáng điểm và hai gương nhỏ đặt ở ba đỉnh của một tam giác đều. Tính góc gợp bởi hai gương để một tia sáng đi từ nguồn sau khi phản xạ trên hai gương:

a) đi thẳng đến nguồn.

b) quay lại nguồn theo đường đi cũ.

Bài 4 (2,5 điểm): Có hai bóng đèn Đ1 và Đ2; ba công tắc K1, K2, K3; một nguồn điện. Hãy mắc một mạch điện thỏa mãn đủ các yêu cầu sau:

Khi muốn đèn Đ1 sáng, chỉ bật công tắc K1.

Khi muốn đèn Đ2 sáng, chỉ bật công tắc K2.

Khi Muốn đèn Đ1 và đèn Đ2 cùng sáng, chỉ bật công tắc K3.

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 – Đề 4

(Thời gian làm bài 90 phút)

Câu 1 (3 điểm): Hai gương phẳng (M1) và (M2) có mặt phản xạ quay vào nhau và hợp với nhau một góc. Hai điểm A, B nằm trong khoảng hai gương. Hãy trình bày cách vẽ đường đi của tia sáng từ A đến đến gương (M1) tại I, phản xạ đến gương (M2) tại J rồi truyền đến B. Xét hai trường hợp:

a) là góc nhọn.

b) là góc tù.

c) Nêu điều kiện để phép vẽ thực hiện được.

Câu 2 (2 điểm): Ở một vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự phản xạ âm lên các vách núi. Người ta đo được thời gian giữa âm phát ra và âm nhận được tiếng vang là 1,2 giây.

Tính khoảng cách giữa người quan sát và vách núi. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.

Người ta có thể phân biệt hai âm riêng rẽ nếu khoảng thời gian giữa chúng là 1/10 giây. Tính khoảng cách tối thiểu giữa người quan sát và vách núi để nghe được tiếng vang.

Câu 3 (2 điểm): Đưa một vật nhiễm điện dương lại gần một ống nhôm nhẹ treo ở đầu sợi chỉ tơ, ống nhôm bị hút về phía vật nhiễm điện. Hiện tượng sẽ sảy ra như thế nào nếu ta chạm vật nhiễm điện vào ống nhôm?

Câu 4 (3 điểm): Một nguồn điện, ba bóng đèn giống nhau, một khóa K, một động cơ và dây nối.

Vẽ sơ đồ mạch điện trong đó tất cả các thiết bị nối tiếp với nhau và vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu động cơ, am pe kế đo cường độ dòng điện trong mạch.

Hiệu điện thế ở hai đầu động cơ là 3V và ở hai đầu mỗi đèn là 1,5V. Xách định hiệu điện thế của nguồn điện.

Một đèn bị cháy, các đèn còn lại có sáng không? Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi đèn, động cơ và pin khi đó bằng bao nhiêu?

Câu 5: (5 điểm)

Hai quả cầu được treo vào hai sợi chỉ tơ rồi đưa lại gần nhau (không chạm vào nhau) thì thấy chúng hút nhau.

có nhận xét gì về sự mang điện của hai quả cầu?

Trong tay em chỉ có 1 đũa thuỷ tinh và một mảnh lụa. Bằng cánh nào có thể xác định được các quả cầu ở trên có nhiễm điện hay không và nhiễm điện gì ? trình bày cách làm của em.

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 – Đề 5

Câu 1: Cho hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song với nhau (như hình vẽ). Vẽ đường đi của một tia sáng phát ra từ S sau hai lần phản xạ trên gương G1 và một lần phản xạ trên gương G2 thì qua một điểm M cho trước.

Câu 2: Một khẩu pháo bắn vào một chiếc xe tăng. Pháo thủ nhìn thấy xe tăng tung lên sau 0,6 giây kể tù lúc bắn và nghe thấy tiếng nổ sau 2,1 giây kể từ lúc bắn.

a) Tính khoảng cách từ súng đến xe tăng. Biết vận tốc của âm trong không khí là 330m/s.

b) Tìm vận tốc của viên đạn.

Câu 3: Có 2 quả cầu kích thức tương đối lớn A và B nhiễm điện trái dấu. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm. Bằng cách nào có thể làm cho quả cầu B nhiễm điện cùng dấu với A nhưng không làm thay đổi điện tích của quả cầu A.

Câu 4: Một chùm bóng đèn trang trí gồm 5 bóng đèn trên đó có ghi các chỉ số: 1,2V-0,22A mắc nối tiếp.

a. Vẽ sơ đồ mạch điện.

b. Nguồn điện phải có hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường?

c. Khi một bóng cháy thì điều gì sẽ sảy ra? Vì sao?

d. Một bạn khẳng định rằng có thể sử dụng vôn kế để tìm được xem đèn nào cháy. Em hãy nêu cách làm.

…………..

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 7 tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *