Khạc đờm nhiều có tốt không? Cách khạc đờm ra ngoài an toàn, hiệu quả

Khạc đờm là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh về đường hô hấp. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu rõ hơn về dấu hiệu này nhé!

Khạc đờm nhiều có tốt không và cách khạc đờm như thế nào để an toàn và hiệu quả là hai vấn đề mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn chia sẻ với bạn. Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân làm cho cổ họng có nhiều đờm nhé!

Nguyên nhân khiến cổ họng có nhiều đờm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cổ họng tiết ra nhiều đờm, nhưng chủ yếu đến từ các nguyên nhân sau:

  • Dị ứng do thuốc lá, khói bụi, lông động vật nuôi,… gây kích thích cổ họng. Đây là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất.
  • Nhiễm virus, vi khuẩn làm cho quá trình sản sinh ra đờm nhanh hơn.
  • Sống trong môi trường bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, làm tăng việc tiết đờm.
  • Phản ứng với các sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc,… làm cho cổ họng càng tiết đờm nhiều hơn và có thể gây tình trạng khó thở.
  • Thời tiết thay đổi làm cho đờm trở nên đặc quánh và sản sinh nhiều hơn.
  • Bệnh bẩm sinh, điển hình là bệnh vách ngăn bị lệch từ khi mới sinh sẽ làm cho đờm bị ứ đọng và khiến cho cổ họng luôn có đờm. Nếu không loại bỏ đờm sớm thì có thể gây tắc nghẽn mũi và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
  • Một số bệnh lý về đường hô hấp như viêm amidan, hen suyễn,… cũng khiến cho cổ họng chứa đờm trong thời gian dài.

Nhiễm vi khuẩn, virus khiến cổ họng có nhiều đờmNhiễm vi khuẩn, virus khiến cổ họng có nhiều đờm

Vì sao phải loại bỏ đờm khỏi cổ họng?

Chúng ta cần phải loại bỏ đờm khỏi cổ họng khi lượng đờm được tiết ra nhiều so với lúc bình thường. Bởi lúc này đờm khá đặc, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giao tiếp thường ngày và thậm chí là sức khỏe.

Ngoài ra, đờm còn chứa nhiều vi khuẩn và virus, nếu để về lâu về dài sẽ gây hại cho đường hô hấp cũng như tiềm ẩn các nguy cơ gây hại cho sức khỏe của chúng ta.

Đờm nhiều khiến cổ họng khó chịuĐờm nhiều khiến cổ họng khó chịu

Khạc đờm nhiều có tốt không?

Mặc dù chúng ta cần phải loại bỏ đờm khi lượng đờm khá nhiều, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sinh hoạt thường ngày của chúng ta, nhưng nếu khạc đờm quá nhiều lần và liên tục thì sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềm tàng khác.

Việc khạc đờm nhiều sẽ làm cho cổ họng bị tổn thương, giảm độ ẩm trong cổ họng và có nguy cơ mắc viêm họng, viêm phế quản,…

Ngoài ra, việc khạc nhổ bừa bãi cũng làm mất mỹ quan đường phố, nơi ở và tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

Khạc đờm nhiều khiến cổ họng bị tổn thươngKhạc đờm nhiều khiến cổ họng bị tổn thương

Hướng dẫn cách khạc đờm

Có 3 bước để khạc đờm đúng cách:

Bước 1Ngậm miệng, hít thở từ từ nhằm kéo đờm còn dư xuống cổ họng. Lưu ý là không hít thở quá mạnh vì như vậy sẽ làm bạn nuốt đờm.

Bước 2Uốn cong lưỡi tạo thành hình chữ U, đồng thời đẩy không khí với đờm ra phía trước bằng cách dùng cơ mặt sau cổ họng đẩy.

Bước 3Nhổ đờm ra ngoài khi đờm vừa xuống miệng.

Hướng dẫn cách khạc đờmHướng dẫn cách khạc đờm

Lưu ý
– Không nhai thức ăn khi đang khạc đờm vì vô cùng nguy hiểm, có thể gây tắc đường khí quản.
– Nên áp dụng 3 bước này khoảng 4-7 lần mỗi ngày tùy thuộc vào lượng đờm trong cổ họng cũng như mức độ bệnh.

8 mẹo giúp khạc đờm dễ dàng hơn

Uống nhiều nước

Bạn có thể uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để tạo độ trơn cho cổ họng, giúp khạc đờm dễ dàng hơn.

Bạn có thể dùng nước suối, nước ép trái cây, nước canh,… cũng có tác dụng tương tự.

Uống nhiều nước giúp tạo độ trơn cho cổ họngUống nhiều nước giúp tạo độ trơn cho cổ họng

Súc miệng với nước muối

Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, giúp cổ họng giảm khô ngứa và khó chịu. Nên súc miệng bằng nước muối mỗi ngày 2 lần.

Nguyên liệu

  • 1/2 cốc nước ấm
  • 1 muỗng muối

Cách làm

Bước 1 Bạn cho muối vào nước ấm và khuấy đến khi hỗn hợp nước muối hòa tan hết.

Bước 2Ngậm một lượng nước muối vừa phải, rồi ngửa cổ ra sau. Khi nước muối tiếp xúc với thành cổ họng, bạn dùng một lực đẩy hơi ra, tạo nên tiếng khò khò trong vòng 30 giây.

Bước 3Nhổ phần nước muối đã súc miệng, lặp lại 3-4 lần những bước trên sẽ giúp bạn giảm lượng đờm trong cổ họng.

Súc miệng bằng nước muối giúp long đờm hiệu quảSúc miệng bằng nước muối giúp long đờm hiệu quả

Dùng mật ong kết hợp với chanh

Mẹo này có thể giúp tiêu đờm và tăng cường hệ miễn dịch vì trong chanh chứa nhiều vitamin C giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus khiến cơ thể tạo đờm, trong khi mật ong giúp cơ thể kháng khuẩn.

Nguyên liệu

  • 2 quả chanh tươi
  • 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.

Cách làm

Bước 1 Rửa sạch chanh, vắt nước cốt chanh vào một cái cốc.

Bước 2Rót vào cốc khoảng 50ml nước ấm, chothêm 2 thìa mật ong rồi khuấy đều. Thế là bạn đã có một cốc chanh và mật ong để tiêu đờm rồi đấy!

Mật ong kết hợp với chanh giúp tiêu đờm nhanh chóngMật ong kết hợp với chanh giúp tiêu đờm nhanh chóng

Sử dụng nước cốt củ cải trắng với gừng

Sử dụng nước cốt củ cải trắng với gừng có thể giúp loại bỏ đờm trong cổ họng, vì trong củ cải có chứa Raphinin làm ức chế vi khuẩn có hại cho đường hô hấp, trong khi gừng có tính kháng viêm.

Nguyên liệu

  • 1 củ cải trắng
  • 1 củ gừng

Cách làm

Bước 1Rửa sạch củ cải trắng và gừng, gọt vỏ và đem 2 nguyên liệu này giã nhuyễn chung với nhau.

Bước 2 Lọc hỗn hợp, bỏ bã và lấy phần nước cốt.

Bước 3Ngậm và nuốt từ từ phần nước cốt khi bạn cảm thấy cổ họng khó chịu và có đờm nhé!

Củ cải trắng với gừng sẽ giúp ức chế vi khuẩn và kháng viêm, giảm đờmCủ cải trắng với gừng sẽ giúp ức chế vi khuẩn và kháng viêm, giảm đờm

Sử dụng nước cốt gừng cùng với tỏi

Mẹo này giúp loại bỏ các chất nhầy và diệt khuẩn. Vì gừng có tính ấm, vị cay, giúp chống viêm và kháng khuẩn, trong khi tỏi có chứa 2 hoạt chất allicin và fitonxit giúp diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm.

Nguyên liệu

  • 1 củ gừng
  • 5-6 nhánh tỏi

Cách làm

Bước 1 Rửa sạch, gọt vỏ gừng và tách vỏ tỏi.

Bước 2 Cắt gừng thành các miếng nhỏ. Lấy phần tỏi đã tách giã nhuyễn cùng với gừng.

Bước 3 Thêm một ít nước vào. Lọc phần nước cốt và bỏ bã thì sẽ cho ra một cốc nước cốt gừng tỏi giúp bạn loại bỏ đờm hiệu quả.

Gừng và tỏi là một mẹo tiêu đờm đơn giản và dễ làmGừng và tỏi là một mẹo tiêu đờm đơn giản và dễ làm

Lưu ý: Phương pháp này không dùng cho người bị bệnh về dạ dày.

Xông hơi để trị đờm

Đây là phương pháp long đờm hiệu quả và bạn có thể thực hiện tại nhà một cách đơn giản.

Bạn có thể xông hơi bằng cách tắm và ngâm trong bồn tắm chứa nước nóng hoặc chuẩn bị một chậu nước nóng rồi chùm khăn kín đầu và xông hơi. Bạn cũng có thể cho thêm vài giọt tinh dầu quế hoặc tinh dầu tràm khi xông hơi.

Hãy dành khoảng 10-15 phút mỗi lần và 2 lần mỗi ngày để xông hơi trị đờm.Hãy dành khoảng 10-15 phút mỗi lần và 2 lần mỗi ngày để xông hơi trị đờm.

Sử dụng máy hút dịch mũi đờm

Ngoài các mẹo trên, bạn có thể dùng máy hút dịch mũi đờm để lấy đờm ra.

Chiếc máy này hiện đang là dụng cụ rất được ưa thích bởi sự tiện dụng của nó, cũng như nó có thể giúp cho trẻ nhỏ lấy đờm ra ngoài khi trẻ chưa đủ sức để tự khạc đờm.

Máy hút dịch mũi đờm giúp lấy đờm cho các béMáy hút dịch mũi đờm giúp lấy đờm cho các bé

Lưu ý: Hãy vệ sinh dụng cụ trước khi sử dụng, đồng thời sát khuẩn tay thật kỹ, nhớ đeo găng tay khi sử dụng máy này để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Vỗ rung long đờm

Đây là phương pháp thường dùng cho trẻ nhỏ, bằng cách thay đổi áp suất trong đường thở để giúp đẩy đờm ra ngoài.

Cách làm

  • Đặt trẻ nằm nghiêng, hướng về một bên hoặc ngồi hơi nghiêng người về phía trước.
  • Khum bàn tay lại, đồng thời các ngón tay cũng khép chặt, tạo một khoảng trống không khí nhằm giúp trẻ không bị đau khi vỗ.
  • Vỗ nhẹ vào lưng trẻ, vỗ từ dưới lên trên.
  • Vỗ liên tục như vậy trong khoảng 10-15 phút đến khi trẻ ho ra đờm.

Vỗ rung long đờm giúp các bé ho ra đờm hiệu quảVỗ rung long đờm giúp các bé ho ra đờm hiệu quả

Lưu ý: Nên thực hiện vào lúc sáng sớm khi mới thức vì lúc này cổ họng sẽ chứa nhiều đờm.

Lưu ý khi khạc đờm

  • Chúng ta không nên ăn quá no để tránh việc nôn khi khạc đờm ra ngoài.
  • Bên cạnh việc khạc nhổ đúng cách, chúng ta cũng cần phải lưu ý đến việc hình thành những thói quen, hoạt động lành mạnh để tăng cường sức khỏe, hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus.
  • Nên có một chế độ ăn uống điều độ, lành mạnh và thường xuyên tập thể dục thể thao.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, bia,…để làm giảm việc hình thành đờm trong cổ họng.
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày, có thể kết hợp với nước ép trái cây để bổ sung vitamin, muối khoáng… cho cơ thể.
  • Không nên khạc nhổ bừa bãi, hãy hình thành cho bản thân thói quen khạc nhổ vào bồn rửa hay vào khăn giấy và vứt khăn giấy đúng nơi quy định. đúng nơi quy định.

Tập thể dục thể thao mỗi ngàyTập thể dục thể thao mỗi ngày

Trên đây là một số thông tin mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có cách khạc đờm an toàn và hiệu quả nhất!

Nguồn: vinmec.com

Mua mật ong rừng để trị ho và thông đường họng tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *