Ông bà ta thường quan niệm rằng không được bước quá người bà bầu và đây được xem là điều tối kỵ, tại sao vậy? Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu ngay!
Người xưa thường có quan niệm rằng bà bầu không được để bất kỳ ai bước qua người mình bởi đây là điều tối kỵ Vậy tại sao lại có quan niệm như thế? Cùng Bách hoá XANH khám phá trong bài viết sau đây.
Quan niệm không được bước qua người bà bầu theo dân gian
Theo quan niệm từ xưa của ông bà ta thì hành động bước qua người bà bầu là điều không nên. Để giải thích cho điều cấm kỵ này, ta có một số nguyên do sau đây:
- Mẹ bầu sẽ bị nghén nhiều hơn: Người ta cho rằng khi ai đó bước qua người mẹ bầu thì tình trạng nghén sẽ nặng hơn.
- Ảnh hưởng đến em bé: Theo tâm linh, việc bước qua người mẹ bầu là đang tỏ thái độ coi thường, kinh khi em bé còn nằm trong bụng. Sau này, em bé sẽ dễ bị bắt nạt, tự ti, không được coi trọng, không làm được việc lớn. Bên cạnh đó, việc bà bầu để người khác bước qua người mình còn như đang tạo ra một lực “bóng đè”, làm giảm sự phát triển của em bé trong bụng.
- Mẹ bầu gặp ác mộng: Lực “bóng đè” này còn làm cho mẹ bầu dễ gặp ác mộng liên quan đến việc bị đánh đập, đè nén. Từ đây các mẹ sẽ hoang mang, lo lắng, tinh thần bất ổn.
Góc nhìn khoa học với việc không được bước qua người bà bầu
Dưới đây là một số giải thích theo góc nhìn khoa học mà các mẹ nên tham khảo:
Tâm lý của mẹ bầu và em bé bị ảnh hưởng
Không những mẹ bầu mà ngay cả hầu hết chúng ta đều thấy không thoải mái hay vui thích khi mà có ai đó bước qua người mình. Đây là hành động không lịch sự, thiếu tôn trọng, mang ý xúc phạm, coi thường người khác. Lúc này, phản ứng chung của chúng ta là khó chịu, bực tức.
Tâm trạng của các mẹ bầu cũng sẽ như vậy. Hơn nữa, khi đang mang thai, phụ nữ sẽ càng nhạy cảm, càng dễ bị tổn thương. Tâm trạng cau có, không vui của mẹ lúc này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé nữa đấy.
Không lường trước được nguy hiểm
Khi mang thai, phụ nữ thường được các bác sĩ dặn dò phải di chuyển, đi đứng hạn chế va đập và tổn thương cơ thể. Bên cạnh đó, việc để người khác bước qua người sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Người bước qua có thể không cẩn thận, vô tình đá trúng bụng cầu hoặc xoay người làm vùng bụng bị va chạm, nguy hiểm hơn là vấp ngã đè lên bụng bầu.
Bà bầu bước qua người khác có được không?
Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu nếu bước qua người chồng của mình thì chồng sẽ ốm nghén thay, đồng thời sẽ có thai kỳ nhẹ nhàng hơn.
Quan niệm này tuy là chưa được khoa học chứng minh nhưng có rất nhiều chị em tin tưởng và làm theo. Mặc dù vậy, các mẹ nên hạn chế bước qua người khác vì mang thai là lúc trọng tâm cơ thể thay đổi, dễ vấp ngã.
Một số điểm kiêng kỵ khác
Bên cạnh việc không để người khác bước qua người mình, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều kiêng kỵ sau đây:
Kiêng dự đám tang
Ở đám tang là nơi có âm khí nhiều, vi khuẩn từ người đã khuất sẽ tác động không tốt đến sức khoẻ mẹ bầu. Đám tang cũng là nơi có không gian buồn bã, u uất nên sẽ khiến tâm trạng của mẹ bị kéo xuống theo.
Kiêng chụp ảnh
Người ta cho rằng trong thai kỳ mà mẹ chụp ảnh thì con sau này sinh ra sẽ mất duyên, nếu phải chụp nên lấy tay hoặc vật gì đó che bụng bầu.
Tuy vậy, trong cuộc sống hiện đại, quan niệm này gần như đã không còn nữa, các bà bầu hiện đại xem việc chụp hình là để lưu giữ những khoảng khắc đẹp nhất trong cuộc đời, khoảng khắc mang thai và chuẩn bị làm mẹ rồi chia sẻ chúng lên mang xã hội để người thân, bạn bè cùng chia vui.
Kiêng bước qua dây hay võng
Theo ông bà ta, nếu trong thai kỳ mà mẹ bầu bước qua dây hay võng thì thiên thần nhỏ trong bụng sẽ bị dây rốn quấn cổ. Đây là tình trạng nguy hiểm với thai nhi.
Tuy vậy, trong Y học, không có một tài liệu hay nghiên cứu nào chứng minh điều trên là đúng cả. Mặc dù thế, mẹ bầu cũng nên hạn chế bước qua dây võng phòng dễ bị té ngã, ảnh hưởng đến thai nhi.
Trên đây là lời giải thích cho quan niệm không được bước qua người bà bầu được truyền miệng trong dân gian. Tất cả những quan niệm dân gian không phải lúc nào cũng đúng hay sai hoàn toàn, các mẹ nên tham vấn bác sĩ thường xuyên cho bất kỳ thắc mắc nào của mình để có một thai kỳ ổn định nhé!
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn