Cứ 10 trẻ thì có 5 trẻ bị hàm răng đôi do thói quen chiều con khi ăn của cha mẹ

Cứ tầm 6-7 tuổi, trẻ sẽ thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, rất nhiều trẻ em bị hiện tượng “hàm răng đôi”. Điều này sẽ gây mất thẩm mỹ và bất lợi về sau cho trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân thì thấy, phần lớn là do thói quen chiều con khi ăn của ba mẹ.

“Hàm răng đôi” là hiện tượng răng mọc hỗn loạn và không theo cơ chế bình thường. Một hàm răng phát triển bình thường là răng sữa rụng và răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Khi răng sữa rụng thì sẽ mất chân răng và quá trình thay răng này sẽ diễn ra theo trình tự trước sau và theo một quy tắc nhất định. Tuy nhiên, vì một vài nguyên do mà trình tự này bị đảo lộn và tạo ra “hàm răng đôi”. “Hàm răng đôi” là khi răng sữa chưa kịp rụng thì răng vĩnh viễn lại mọc ra và nếu không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ thì nó sẽ gây mất thẩm mỹ và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thời gian gần đây, hiện tượng “hàm răng đôi” xuất hiện phổ biến và theo nhiều bác sĩ, nguyên nhân chính của việc này là do thói quen chiều con khi ăn của cha mẹ.

Hiện tượng “hàm răng đôi” ngày càng phổ biến

“Hàm răng đôi” không phải là một hiện tượng khó gặp mà ngày nay, nó càng phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trường hợp cụ thể phải nhắc đến là cậu bé Tiểu Thiên (7 tuổi) sinh sống tại Hàng Châu – Trung Quốc đã tới bệnh viện để nhổ 4 cái răng trong một tháng. Bác sĩ Tiền Hiểu Vân – người trực tiếp thăm khám cho Tiểu Thiên cho biết: “Kể từ tháng 11/2017 đến nay, tôi đã nhổ cho bé Tiểu Thiên tổng cộng khoảng 4 cái răng, nguyên nhân là vì răng sữa của cậu bé chưa rụng, nhưng răng vĩnh viễn đã mọc“. Ngoài ra, bác sĩ Tiền Hiểu Vân cũng giải thích thêm: “Trường hợp trẻ mọc hàm răng đôi không phải là hiếm, trong số 10 trẻ tôi gặp thì có 5 trẻ gặp tình trạng tương tự. Có trường hợp khá hơn là răng sữa của trẻ đã lung lay, cũng có trường hợp tệ hơn là răng sữa không có dấu hiệu lung lay hay sắp rụng, tôi đành phải can thiệp bằng cách nhổ răng sữa của trẻ. Tại sao tình trạng trẻ mọc răng đôi ngày càng nhiều? Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh nuôi dạy trẻ quá tỉ mỉ, thậm chí là nuông chiều trẻ, gây ra hệ lụy xấu đối với trẻ“.

Hiện tượng “hàm răng đôi” ngày càng phổ biến

Nguyên nhân đến từ thói quen chiều con khi ăn uống của cha mẹ

Tại sao lại như vậy? Tìm hiểu trong trường hợp của Tiểu Thiên mới biết, vì cậu bé khá kén ăn và không chủ động trong ăn uống nên cha mẹ Tiểu Thiên thường xay nhuyễn thức ăn còn trái cây thì cắt nhỏ hoặc ép thành nước cho cậu uống. Nghe có vẻ bình thường nhưng điều này lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng “hàm răng đôi”.

Khi xay nhuyễn thức ăn như vậy, trẻ sẽ không dùng răng để nhai hay cắn, do đó, răng sữa sẽ rất ít hoạt động và khả năng tiếp xúc, mài mòn cũng thấp. Cứ như vậy, răng sữa thì không lung lay và không rụng mà răng vĩnh viễn lại tới thời điểm phải mọc lên. Kết quả là răng mọc chồng chéo rồi gây ra hiện tượng “hàm răng đôi”.

Nguyên nhân đến từ thói quen chiều con khi ăn uống của cha mẹ

Không chỉ trường hợp của Tiểu Thiên, mà khi phỏng vấn các bà mẹ có trường hợp con bị “hàm răng đôi” đến khám ở bệnh viện Nhi Đồng, nhiều bà mẹ cho biết, vì con biếng ăn và không tự nhai hoặc cắn được nên ba mẹ thường xé nhỏ thức ăn để con ăn được nhiều hơn. Chính sự chiều chuộng này của cha mẹ đã làm cho răng con không có cơ hội hoạt động và khe răng chặt hơn, khiến răng sữa không thể rụng.

Giải thích cho hiện tượng này, bác sĩ Tiền Hiểu Vân cho biết: “Răng cũng giống như cơ bắp, nếu tập luyện thường xuyên sẽ phát triển, nếu không dùng sẽ teo lại. Trong giai đoạn trẻ nhỏ mọc răng, trẻ phải sử dụng và rèn luyện răng, nếu không răng vĩnh viễn sẽ không có thời gian và không gian để phát triển đều đặn, khiến cả hàm răng bị xô lệch, không đẹp mắt, thậm chí gây ra tình trạng hàm răng đôi“.

Nguyên nhân đến từ thói quen chiều con khi ăn uống của cha mẹ

Ngoài thói quen nghiền hoặc xay thức ăn, “hàm răng đôi” còn xuất hiện do việc trẻ được cung cấp quá nhiều dưỡng chất dẫn đến dư thừa dinh dưỡng. Điều này sẽ khiến phôi răng phát triển sớm và làm cho răng vĩnh viễn mọc sớm hơn thường lệ.

Ảnh hưởng của “hàm răng đôi”

Ngoài việc răng mọc lởm chởm, gây mất thẩm mỹ và làm cho trẻ thiếu tự tin khi lớn hơn thì “hàm răng đôi” cũng gây ra những vấn đề về răng miệng. Vì răng mọc nhiều, không đều và xiên vẹo nên khi vệ sinh răng cũng gặp nhiều khó khăn. Trẻ sẽ không thể chải răng sạch được và không thể lấy đi hết các mảng bám cũng như vi khuẩn bám trên răng. Lâu dần, việc này sẽ gây nướu răng, sâu răng và nghiêm trọng hơn là viêm chân răng.

Ảnh hưởng của “hàm răng đôi”

Cha mẹ nào thì cũng đều mong muốn những điều tốt nhất cho con mình, tuy nhiên, đừng vì chiều con mà tạo cho con những thói quen không tốt, đặc biệt là trong ăn uống nhé. Nếu muốn con trẻ có một hàm răng ngay ngắn và khỏe mạnh, hãy tập cho con ăn đúng cách, giúp con học cách nhai, cắn thức ăn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Có như vậy, răng trẻ mới phát triển bình thường được và trẻ cũng rèn được thói quen tự lập ngay khi còn nhỏ.

Xem thêm:

>> Cách chăm sóc răng trẻ sau khi nhổ răng sữa

>> Chăm sóc răng miệng cho bé theo độ tuổi cho phù hợp

>> Đâu là vị trí dễ bị sâu răng nhất và cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *