Muối là gia vị không thể thiếu khi chế biến món ăn. Tùy theo khẩu vị, có người ăn nhạt nhưng cũng có người ăn rất mặn. Ăn mặn nhiều có tốt không? Ăn muối có béo không? Làm thế nào để kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày? Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ thông tin đến bạn.
Ăn muối nhiều có tốt không?
Trước khi tìm hiểu ăn muối có béo không, bạn có thể tham khảo các thông tin về tác hại của thói quen ăn mặn.
Thành phần chính trong muối ăn là natri. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống. Natri cần thiết cho nhiều quá trình của cơ thể, bao gồm điều hòa chất lỏng và huyết áp, vận chuyển chất dinh dưỡng và chức năng tế bào thần kinh.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đột quỵ hoặc tim mạch. Ăn mặn có tốt cho sức khỏe không? Dưới đây là một số tác hại khi bạn có chế độ ăn quá mặn.
1. Ăn muối có béo không? Tăng huyết áp
Khi ăn mặn, bạn nạp một lượng lớn natri vào cơ thể. Lượng natri này sẽ hút nước từ thành động mạch vào trong mạch máu để trung hòa. Quá trình này khiến động mạch thu hẹp. Trong khi đó, lượng nước và áp suất trong mạch máu tăng lên. Đây chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG BAO NHIÊU CALO? ĂN SẦU RIÊNG CÓ BÉO KHÔNG?
2. Ảnh hưởng vị giác
Ăn mặn có thể làm thay đổi vị giác của bạn, ảnh hưởng đến cảm giác khi nêm nếm thức ăn.
Khi ăn mặn trong thời gian dài, bạn dễ bị lệ thuộc vào gia vị. Nhiều khả năng, bạn sẽ chỉ thấy ngon khi ăn những món ăn đậm đà, nhiều muối. Lúc này, vị giác của bạn khó cảm nhận được những vị nguyên bản của món ăn chưa nêm gia vị.
3. Ăn muối có béo không? Gây đột quỵ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ăn mặn thường xuyên có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ não tới 62%. Theo các chuyên gia, việc giảm 1 thìa cà phê muối trong bữa ăn mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ.
>>> Đọc thêm: ĂN BÁNH MÌ CÓ BÉO KHÔNG? 5 MẸO ĐỂ ĂN BÁNH MÌ KHÔNG BÉO
4. Gây bệnh tim
Càng ăn mặn, bạn càng khát nước. Lượng nước tiêu thụ tăng khiến tuần hoàn máu tăng, tim phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài lâu sẽ làm tâm thất trái tăng kích thước, dễ dẫn đến suy tim.
5. Hại thận
Ăn quá mặn không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh về thận như sỏi thận, thận nhiễm mỡ. Khi lưu lượng tuần hoàn máu tăng, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Nếu đang mắc các bệnh về thận, việc ăn mặn sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
>>> Đọc thêm: ĂN HẠNH NHÂN CÓ BÉO KHÔNG? 5 CÁCH ĂN HẠNH NHÂN GIẢM CÂN
6. Gây bệnh dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) có khả năng tương tác với muối, gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Helicobacter Pylori chiếm 80 – 90% trong số nguyên nhân gây ra các bệnh về dạ dày. Theo một nghiên cứu, những người ăn mặn thường xuyên có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác.
Ngoài ra, lượng natri hấp thụ quá cao cũng có thể làm giảm hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.
7. Làm yếu xương
Chế độ ăn mặn có thể khiến bạn có nguy cơ loãng xương, yếu xương. Nguyên nhân là natri trong muối có khả năng làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu.
>>> Đọc thêm: ĂN LẠC CÓ BÉO KHÔNG? CÁCH ĂN ĐẬU PHỘNG ĐỂ GIẢM CÂN LÀ GÌ?
Ăn muối có béo không?
Như vậy, ăn muối nhiều có tốt không thì câu trả lời là không. Việc ăn mặn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là bộ phận thận, xương, tim mạch. Ăn mặn có gây tăng cân không? Ăn nhiều muối cũng không tốt cho cân nặng.
1. Ăn mặn có giảm cân không? Ăn nhiều muối khiến cơ thể giữ nước
Khi bạn ăn quá mặn, lượng natri dư thừa sẽ đi vào máu. Cơ thể có cơ chế tự động giữ nước để trung hòa natri. Hiện tượng này gây ra tình trạng tích nước.
Do vậy, nhiều người cảm thấy cơ thể sưng húp sau khi ăn thực phẩm có hàm lượng muối cao. Tình trạng này khiến bạn trở nên ì ạch, nặng nề, thậm chí cân nặng tăng lên đáng kể.
>>> Đọc thêm: TOP 15 LOẠI THỰC PHẨM GIẢM MỠ BỤNG SIÊU NHANH
2. Ăn muối có béo không? Thực phẩm mặn thường chứa nhiều calo
Thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ đóng hộp, đông lạnh là những món ăn thường chứa rất nhiều muối và calo. Nếu quen với khẩu vị mặn và thường xuyên ăn những món này, bạn sẽ vừa nạp nhiều muối vừa nhiều calo.
Ăn quá nhiều thực phẩm có nhiều muối và calo có thể dẫn đến tăng cân. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng muối cao có liên quan đáng kể đến lượng chất béo trong cơ thể.
3. Ăn mặn có tăng cân không? Hàm lượng natri có liên quan đến nguy cơ béo phì
Ăn mặn có béo không? Các nghiên cứu đã phát hiện rằng lượng natri cao có thể làm tăng nguy cơ béo phì.
Một nghiên cứu với 1.243 trẻ em và người lớn cho kết quả những người có lượng natri trong nước tiểu cao hơn có khả năng bị béo phì nhiều hơn. Cụ thể, lượng natri tăng thêm 1g mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ béo phì tăng lần lượt là 28% và 26%.
Một nghiên cứu khác trên 9.162 người cho kết quả về sự tỷ lệ thuận giữa lượng natri và nguy cơ béo phì. Theo đó, lượng natri hấp thụ lớn hơn 2.300mg mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ béo phì và mỡ bụng cao hơn so với lượng natri vừa phải là 1.500–2.300mg mỗi ngày.
>>> Đọc thêm: BỮA PHỤ NÊN ĂN GÌ ĐỂ GIẢM CÂN? 34 MÓN ĂN TỐT CHO SỨC KHỎE
Ăn muối liều lượng bao nhiêu là được?
Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến ẩm thực. Thực tế, muối có vai trò cần thiết, giúp cơ thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng. Muối chỉ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi được tiêu thụ quá nhiều.
Vậy ăn muối có béo không và ăn muối với liều lượng bao nhiêu là hợp lý?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 5g muối/ngày (khoảng 1 thìa cà phê), tương đương với 1,5g – 2,3g natri/ngày. Nhóm đối tượng sau cần ăn ít muối hơn:
• Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: 0,3 – 1,5g muối/ngày.
• Người cao tuổi (trên 50 tuổi): ít hơn 3,2g muối/ngày.
• Bệnh nhân mắc bệnh thận, đái tháo đường, cao huyết áp: ít hơn 3,2g muối/ngày.
>>> Đọc thêm: DANH SÁCH 65 MÓN ĂN VẶT GIẢM CÂN LÀNH MẠNH, HIỆU QUẢ
Làm thế nào để hạn chế lượng muối tiêu thụ hàng ngày?
Ăn muối có béo không? Mặc dù không phải cứ ăn mặn là béo nhưng việc tiêu thụ muối quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe và cân nặng. Dưới đây là một số cách giúp bạn hạn chế lượng muối hấp thụ mỗi ngày.
1. Hạn chế thức ăn nhanh, món ăn đóng hộp, chế biến sẵn
Thức ăn chế biến sẵn thường có lượng muối cao. Bạn nên cắt giảm các món sau trong thực đơn:
• Thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp chế biến sẵn.
• Thịt chế biến: thịt khô, thịt xông khói, xúc xích, thịt ướp muối.
2. Hạn chế ăn hàng quán
Ngoài thức ăn nhanh, món ăn được nấu ngoài hàng quán cũng được nêm gia vị đậm đà hơn bình thường. Thường xuyên ăn bên ngoài dễ khiến khẩu vị bạn quen với việc ăn mặn.
>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN DETOX GIẢM CÂN 7 NGÀY ĐỂ GIẢM 4-5KG MỠ THỪA
3. Lưu ý nước chấm
Ngoài nêm nếm, bạn cũng cần chú ý đến các loại nước sốt, nước chấm ăn kèm. Các loại nước này thường có độ mặn cao. Để giảm lượng muối tiêu thụ, bạn có thể pha loãng nước chấm thay vì dùng loại đậm đặc.
4. Tập ăn nhạt từ từ
Nếu đang thích ăn mặn, bạn đột ngột chuyển sang cắt giảm muối sẽ rất khó thích nghi. Việc thay đổi khẩu vị cần thời gian để thiết lập thói quen. Bạn nên giảm muối từng chút khi nêm nếm để dần dần tập thói quen ăn nhạt. Đặc biệt, với bé nhỏ trong độ tuổi ăn dặm, bạn không nên nêm nếm gia vị khi chế biến thức ăn cho bé.
Muối hay các loại gia vị nói chung có tác dụng tăng hương vị món ăn và góp phần bổ sung một số chất dinh dưỡng. Ăn muối có béo không? Tiêu thụ muối quá nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và cân nặng. Bạn có thể tham khảo các cách giúp thay đổi thói quen ăn mặn trong bài viết nhé.
>>> Đọc thêm: 4 THỰC ĐƠN EAT CLEAN 7 NGÀY GIẢM CÂN VÀ MỠ BỤNG HIỆU QUẢ
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn