Ăn nội tạng động vật có nguy hiểm?

Ăn nội tạng động vật có nguy hiểm?

Nội tạng động vật như tim, gan, cật, lòng và não… là một trong những thực phẩm quen thuộc với người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang thắc mắc rằng ăn nội tạng động vật liệu có tiềm ẩn nguy hiểm gì không? Câu hỏi này sẽ được truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nội tạng động vật có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Đây là nguồn thực phẩm dồi dào khoáng chất sắt, folate, canxi, đồng, kẽm… là những chất thiết yếu cho cơ thể.

Ăn nội tạng động vật có nguy hiểm?

Gan và thận

Gan và thận chứa vitamin A và D cùng hàm lượng sắt rất cao, có tính chất chống viêm và có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương…

Tuy nhiên, gan và thận có thể chứa các độc tố nếu chúng là bộ phận của một động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc), gây nguy cơ nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao – chất có khả năng gây ung thư gan ở người.

Gan và thận chứa vitamin A và D cùng hàm lượng sắt rất cao

Ruột

Ruột chứa nhiều đạm nên là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh đang hồi phục sức khỏe, đặc biệt là những người vừa phẫu thuật xong.

Ruột động vật nếu không được chế biến sạch sẽ và nấu chín trong thời gian hợp lý có thể mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn E.Coli, các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…

Ruột động vật nếu không được chế biến sạch sẽ và nấu chín trong thời gian hợp lý có thể mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm

Não (óc)

Não động vật chứa axit béo omega3 và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, óc còn chứa phosphatidylcholine và phosphatidylserine, các chất có lợi cho hệ thần kinh. Các chất chống oxy hóa từ não cũng rất hữu ích trong việc bảo vệ não người và tủy sống khỏi bị hư hại.

Món ăn được chế biến từ não động vật cũng có thể liên quan đến việc truyền những bệnh hiếm, điển hình là bệnh bò điên ở người hoặc các bệnh thường gặp như xơ vữa động mạch, đau đầu, béo phì, giảm khả năng sinh sản ở nam giới…

Món ăn được chế biến từ não động vật cũng có thể liên quan đến việc truyền những bệnh hiếm

Tim

Tim giàu folate, sắt, kẽm và các loại vitamin B có tác dụng bảo vệ tim mạch, duy trì huyết áp khỏe mạnh, giảm cholesterol cao, và hình thành mạch máu khỏe mạnh. Đồng thời làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, trầm cảm và lo lắng.

Tim cũng cung cấp đồng coenzyme Q10 (CoQ10) – chất chống oxy hóa có thể giúp điều trị và ngăn ngừa một số bệnh nhất định, đặc biệt là bệnh tim cũng như làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện mức năng lượng.

Trong các cơ quan nội tạng, tim động vật là bộ phận mang lại khá nhiều lợi ích sức khoẻ với rủi ro tương đối thấp. Khi chế biến, tim nên được nấu chín kỹ hoặc có thể xay và trộn cùng với thịt để chế biến món ăn.

Tim động vật là bộ phận mang lại khá nhiều lợi ích sức khoẻ

Lưỡi

Lưỡi động vật giàu calo và axit béo, cũng như kẽm, sắt, choline và vitamin B12, là những khoáng chất đặc biệt có lợi cho người bệnh đang hồi phục sau và phụ nữ mang thai.

Do lưỡi là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với thức ăn nên nếu động vật ăn phải những thức ăn không vệ sinh thì lưỡi của chúng có thể chứa chất lây nhiễm bệnh nguy hiểm (như bệnh bò điên), hoặc các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh.

Lưỡi độn chứa nhiều những khoáng chất có lợi cho người bệnh đang hồi phục sau và phụ nữ mang thai

Tuy đa số nội tạng động vật là chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể nhưng chúng đều chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt. Do đó, tiêu thụ nhiều thực phẩm này sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, huyết áp cao, gout…

Ngoài ra, nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn. Các bệnh này thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe và thậm chí là tử vong.

Lưu ý khi ăn nội tạng động vật

– Những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, gout, béo phì nên hạn chế ăn vì nội tạng chứa nhiều cholesterol.

– Nên sơ chế sạch sẽ và nấu kỹ trước khi ăn.

– Chọn các loại nội tạng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Chọn các loại nội tạng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Hầu hết nội tạng động vật đều an toàn nếu chế biến sạch sẽ và sử dụng với số lượng cũng như tần suất thấp. Nếu muốn biến chúng thành món ăn thường xuyên trong khẩu phần ăn hàng ngày thì bạn nên cân nhắc và lựa chọn cẩn thận để đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đình nhé!

Xem thêm Ai không nên ăn nội tạng?

Nguồn: Sức khoẻ và Đời sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *