Bạn đang xem bài viết: Bà bầu ăn được cua không? Mẹo chế biến cua không tanh cho bà bầu tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Cua là thực phẩm chứa nhiều canxi và dưỡng chất tuyệt vời khác. Tuy nhiên, bà bầu ăn được cua không là câu hỏi được các mẹ đặt ra bởi tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và dị ứng. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1Thành phần dinh dưỡng của cua
Cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng cua mang lại trước khi trả lời câu hỏi “bà bầu ăn được cua không” nhé.
Cua đồng
Cua đồng là loại thực phẩm quen thuộc với chúng ta. Trong 100 gam cua đồng (đã bỏ mai và yếm) cung cấp 89 gam calo, chứa 74.4g nước, 123g protid, 3.3g lipid và 2g glucid.
Lượng vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi có trong cua đồng rất cao: cứ 100 gam cua đồng có tới 5040 mg canxi, 430 mg photpho, 4.7mg sắt và các loại vitamin B1, B2, PP…
Chất lượng protid trong cua đồng cũng thuộc loại tốt, theo nghiên cứu cho thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết, bao gồm lysine, methionie, leucin, valine, isoleucien, threonine, phenylalanine và trytophane.
Cua biển
Cua biển có vị mặn vừa phải cùng với một chút ngọt nhẹ của khoáng chất. Thịt cua chứa nhiều chất dinh dưỡng tương tự như các loại hải sản khác nhưng lại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn các loại cá.
100g cua biển cung cấp 83 calo, chứa 79.69g nước, 17.88g đạm, 0.74g lipid, ngoài ra còn chứa các khoáng chất, vitamin và axit béo cần thiết cho cơ thể.
2Bà bầu ăn được cua không?
Bà bầu ăn cua với lượng vừa phải rất tốt cho sức khỏe
Bà bầu ăn được cua không là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu trước khi mang thai, mẹ bầu không bị dị ứng cua, có thể hoàn toàn ăn cua bình thường.
Tuy nhiên, nếu trước khi mang thai, mẹ bầu đã từng bị dị ứng với cua hay gặp một số vấn đề khi mang thai, thì mẹ bầu không nên ăn cua.
3Lợi ích khi bà bầu ăn cua
Bà bầu ăn được cua không? Câu trả lời là có. Cùng tìm hiểu lợi ích mà cua mang lại cho bà bầu dưới đây:
Cua là thực phẩm giàu dưỡng chất
Trong cua không những chứa nhiều canxi mà còn có có rất nhiều vitamin và các loại khoáng chất khác như sắt, kẽm, đồng, mangan,… Bên cạnh đó, trong cua còn chứa nhiều protein và axit béo.
Axit béo omega-3 là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng giúp mẹ bầu cải thiện tinh thần, loại bỏ những căng thẳng và suy nghĩ tích cực. Do đó, có thể bổ sung thịt cua vào chế độ ăn một cách hợp lý sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe mẹ bầu.
Hàm lượng canxi dồi dào
Thắc mắc bà bầu ăn được cua không đã được giải đáp. Vì hàm lượng canxi trong thịt cua vô cùng dồi dào nên đây là sự lựa chọn tốt cho mẹ. Đây là loại khoáng chất vô cùng tốt cho cơ thể mẹ bầu cũng như sự phát triển hệ thống xương khớp, hệ thần kinh và thính giác của thai nhi. Bổ sung canxi cho bà bầu đầy đủ, đúng cách giúp tránh tình trạng loãng xương.
Bà bầu ăn cua giúp tăng hàm lượng canxi rất tốt hệ xương khớp
Giảm stress và cải thiện tâm trạng
Mẹ bầu thường rất dễ xúc động, tâm lý thay đổi thất thường và hay cảm thấy lo lắng thái quá. Nếu không biết cách cân bằng tâm trạng có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm. Tuy nhiên, những dưỡng chất mà cua mang lại có thể góp một phần giúp mẹ bầu suy nghĩ tích cực, vui vẻ và lạc quan hơn.
Cung cấp chất sắt
Để phòng tránh tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu, cần bổ sung đầy đủ sắt trong giai đoạn mang thai. Bà bầu ăn được cua không không còn là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc bởi lợi ích mà nó mang lại.
Cua là một loại thực phẩm giúp bổ sung sắt cho bà bầu rất tốt để phòng tránh được tình trạng thiếu máu, đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và hỗ trợ tốt cho việc sinh nở của mẹ.
Kiểm soát huyết áp
Trong thời gian mang thai, tâm lý căng thẳng có thể khiến mẹ bầu gặp phải triệu chứng tăng huyết áp, gây ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.
Bổ sung thịt cua vào chế độ ăn của mẹ bầu có tác dụng cung cấp magie cho cơ thể và kiểm soát tình trạng tăng huyết áp thai kỳ hiệu quả. Ngoài ra, lượng magie có trong thịt cua cũng giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, giúp cân bằng nội tiết tố và ngủ ngon hơn.
Bổ sung vitamin B9
Vitamin B9 là một loại vitamin vô cùng cần thiết đối với cơ thể mẹ bầu, để tránh nguy cơ dị tật thai nhi. Vitamin B9 ngoài có nhiều trong một số loại trái cây, rau củ thì cũng có nhiều trong thịt cua.
Vì thế, mẹ bầu cũng có thể bổ sung vitamin B9 bằng việc thêm thịt cua vào thực đơn của mình để bữa ăn thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn.
4Lưu ý khi bà bầu ăn cua
Sau khi giải đáp thắc “bà bầu ăn được cua không” thì sau đâylà một số vấn đề mẹ bầu cần lưu ý khi ăn cua như sau:
- Không nên ăn cua vào buổi tối vì cua chứa nhiều calo, sẽ gây nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu, gây khó ngủ. Ăn cua vào bữa trưa là tốt nhất.
- Một lượng nhỏ thủy cân và các chất trong cua có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó mẹ bầu chỉ nên ăn với một lượng vừa phải. Một tuần chỉ nên ăn 168g cua/2 bữa ăn. Với những mẹ bầu có tình trạng sức khỏe không tốt, nguy cơ bị dị ứng,…thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
- Khi chọn cua để mua, không nên mua cua sống ở những vùng nước nhiễm thủy ngân cao hoặc bị ô nhiễm.
- Nên ăn cua khi đã được nấu chín. Không nên ăn thịt cua sống để tránh bị ngộ độc. Ngoài ra, thịt cua đông lạnh cũng nên tránh.
- Mẹ bầu nên ăn cua ngay sau khi được nấu chín. Không nên bỏ phần thịt cua thừa vào tủ lạnh để bảo và hôm sau lấy ra để chế biến lại.
Những lưu ý khi bà bầu ăn cua
5Cách lựa cua ngon chắc thịt
Bà bầu ăn cua hãy ghi lại những mẹo nhỏ sau đây để có thể lựa được cua ngon và chắc thịt:
Quan sát đặc điểm bên ngoài
Mẹ bầu có thể quan sát các phần như càng cua, yếm cua, mai cua, đầu đùi cua để xem thử rằng đây là những con cua nhiều thịt hay ít thịt, cua tươi hay cua lâu ngày.
Chọn cua theo loại
Cua gạch: Đối với cua gạch, mẹ bầu nên mua cua cái, vì chúng sẽ chắc thịt và có nhiều gạch hơn cua đực. Cua cái sẽ có phần yếm hình đa giác và phình to, còn cua đực sẽ có phần yếm hình tam giác.
Cua cái so: Đây là loại cua cái đang trưởng thành và chưa từng trải qua sinh sản. Sẽ có phần thịt thơm ngon và rất chắc.
Cua y: Đây là loại cua có tầm giá trung bình và dễ mua, là những con cua cái khi chưa có gạch và chắc thịt. Tuy nhiên, lượng thịt và gạch của chúng không nhiều như 2 loại trên.
Mua cua đúng thời điểm
Mẹ bầu nên chọn mua cua vào mùa nước nổi, những ngày đầu tháng và cuối tháng hay những đêm tối trời không trăng.
Theo dân gian, đây là những thời điểm vàng mà cua rất chắc và béo thịt. Vào những ngày giữa tháng, đây là thời điểm cua chuẩn bị hoặc đang lột vỏ vì vậy chúng rất ít thịt.
Chọn mua cua ở những địa điểm uy tín
Không chỉ là đối với cua mà bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, mẹ bầu nên chọn mua ở những nơi có thể tin tưởng được như chợ, siêu thị hay cửa hàng thực phẩm uy tín để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm.
6Bí quyết chế biến cua không tanh
Cách chế biến cua không tanh dưới đây sẽ giúp bà bầu ăn cua có bữa ăn ngon miệng và an toàn cho sức khỏe:
- Để cua sạch hết chất nhầy từ bùn đất và các tạp chất, mẹ hãy ngâm cua vào nước sạch khoảng 30 – 35 phút.
- Sau khi đã ngâm cua với nước đủ thời gian, đổ cua sang một thau nước đầy và dùng muỗng khuấy theo chiều kim đồng hồ. Làm như vậy vài lần, cua sẽ rất sạch và khử được hầu hết mùi tanh.
7Gợi ý món ngon từ cua
Bà bầu ăn cua hãy tham khảo một số món ăn làm từ cua thơm ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe dưới đây nhé:
Miến xào cua
Miến xào cua là một món ăn vô cùng ăn ngon, hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng mà lại rất dễ làm, thích hợp để đổi gió cho bữa cơm gia đình. Món ăn này có màu sắc bắt mắt từ cua và các loại rau củ. Sợi miến mềm dai, kết hợp với sự giòn ngon từ các loại rau củ và thơm béo của thịt cua. Cùng xem ngay cách làm dưới đây.
Bà bầu ăn cua xào với miến để bổ sung dinh dưỡng
- Miến khô: 1 gói
- Cua sống: 500g
- Thịt cua chín đã tách vỏ: 300g
- Nấm mèo (có thể dùng nấm tươi hoặc khô): 100g
- Nấm hương: 100g
- 2 củ cà rốt, 1 củ hành tây, hành lá, hành tím, tỏi băm
- Gia vị: Hạt nêm, đường, tiêu, dầu hào, nước tương và dầu ăn
Cách chế biến
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đem cua rửa sạch với nước, tách mai, sau đó cắt cua thành từng miếng vừa ăn.
- Các loại rau củ và nấm cắt sợi đều tay, hành lá cắt khúc.
- Miến khô ngâm với nước lạnh cho mềm, sau đó kéo tơi các sợi miến để khi xào không bị kết dính.
- Bước 2: Làm nước sốt
- Đầu tiên, phi thơm 1 nửa số hành tỏi băm cùng với dầu ăn.
- Sau đó, cho nấm hương vào xào đều, nêm gia vị dầu hào, đường, muối và nước tương sao cho đậm vị. Cho thêm 1 chén nước và nấu đến khi nước sốt sôi lên và sệt lại, đổ ra chén.
- Bước 3: Xào miến
- Bắt chảo lên bếp, bỏ dầu và phần hành tỏi băm còn lại vào phi cho đến khi vàng thơm, cho cua sống đã chuẩn bị vào xào chín.
- Trong lúc xào, có thể cho vào vài muỗng nước sốt để cua không bị khét.
- Khi cua đã chín, cho phần miến đã ngâm vào xào chung. Rưới thêm vài muỗng nước tương rồi đảo thật nhanh và đều tay để sốt hòa quyện với miếng lại với nhau
- Sau đó, cho phần nguyên liệu còn lại vào chảo. Trộn đều đến khi miến ráo, tơi và nước sốt thấm hết vào thì tắt bếp.
Súp cua bắc thảo
Súp cua trứng bắc thảo là món ăn giàu dinh dưỡng và nhiều canxi với những nguyên liệu như cua, trứng bắc thảo và các loại đậu, rau củ đi kèm.
Bà bầu nên ăn súp cua trứng bắc thảo bổ dưỡng, thơm ngon
- Thịt cua: 150g
- Xương hầm lấy nước dùng: 1 kg
- Bắp mỹ: 1 trái
- Ức gà: 100g
- Nấm đông cô: 50g
- Nấm tuyết: 50g
- Trứng gà: 2 quả
- Bột năng: 50 g
- Trứng cút luộc sẵn bóc vỏ: 10 quả
- Trứng bắc thảo bóc vỏ: 1 cái
- Rau ngò: 10 g
- Dầu mè Thuyền Xưa, muối, tiêu
Cách chế biến
- Bước 1: Nấu nước dùng xương ống
- Xương ống trần sơ qua rồi rửa sạch chất bẩn.
- Ninh xương khoảng 1 giờ, chắt lấy 1 lít nước dùng làm nước súp.
- Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Gà luộc chín xé sợi, bắp mỹ tách hạt, nấm đông cô, nấm tuyết ngâm nở, cắt sợi.
- Bột năng pha với 30ml nước.
- Bước 3: Nấu súp
- Nước dùng sôi, cho lần lượt bắp mỹ, gà xé, nấm đông cô vào nấu chín, nêm nếm thêm muối cho vừa ăn.
- Tiếp theo cho thịt cua, nấm tuyết vào. Sau đó, đổ từ từ bột năng vào cho đến khi thấy nồi súp sánh thì dừng lại. Không nên đổ cùng một lúc sẽ dễ bị đặc quá.
- Cuối cùng, đổ từ từ trứng đánh tan vào khuấy theo 1 chiều để tạo vân.
- Nấu đến khi nồi súp chuyển thành màu trong suốt thì cho thêm trứng cút vào và tắt bếp, múc ra chén, rắc rau ngò, thêm trứng bắc thảo, tiêu, ớt và thưởng thức.
Cua rang me
- Cua: 750g (2-3 con vừa)
- Me: 75g
- Gừng băm: 1 muỗng
- Xả băm: 1 muỗng
- Hành tím băm: 2 muỗng
- Gừng băm: 1 muỗng
- Gia vị: muối, đường, bột ngọt, tương cà, tương ớt
- Muối tiêu chanh và rau răm ăn kèm
Cách chế biến
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế yếm cua sạch sẽ bằng kéo. Cắt đầu ngoe cua đi, càng cua dùng chày hoặc dùng dao đập nhẹ, cho phần càng vỡ ra thịt thấm vào sốt me hơn.
- Rửa sạch, cắt cua làm 2 hoặc 4 phần vừa ăn.
- Bước 2: Chiên cua
- Nhúng cua vào bột năng để cua được giữ được chất ngọt trong phần thịt và giòn ngon hơn.
- Sau đó, chiên cua với lửa lớn trong vòng 3 – 5 phút, điều chỉnh lửa nhỏ để cua không bị khô và mất đi chất ngọt.
- Bước 3: Nấu nước sốt me
- Bắt lên chảo để lửa nhỏ, cho 50g nước lọc và me vào nấu lấy nước cốt trong vòng 5-10 phút. Sau đó, dùng ray lọc hạt me ra.
- Cho thêm 1 muỗng canh tương cà và 2 muỗng canh tương ớt, 4 muỗng canh đường, 1/4 muỗng cà phê bột ngọt, 3 muỗng canh nước mắm Tĩn vào để màu sắc nước sốt thêm đẹp mắt và ngon hơn.
- Cuối cùng cho phần cua vào chảo, để lửa nhỏ và đảo đều tay để phần nước me ngấm vào cua và tắt bếp.
8Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Bài viết trên đây của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã giải đáp cho mẹ thắc mắc “bà bầu ăn được cua không?” và một số lưu ý khi ăn cua để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Xem thêm nhiều bài viết bổ ích tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa nhé!
Nguyệt Hồng tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Anh Thư
- Mách mẹ 10+ món ăn lợi sữa cho bà đẻ kích sữa nhanh. sữa về trong ngày
- Bà bầu ăn rau tần ô có tác dụng giải cảm thai kỳ
- Hướng dẫn mẹ cách chế biến 25+ món canh cho bà bầu siêu bổ dưỡng, dễ thực hiện
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bà bầu ăn được cua không? Mẹo chế biến cua không tanh cho bà bầu của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.