Bà bầu ăn mặn có sao không? Liệu có gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi

Bạn đang xem bài viết: Bà bầu ăn mặn có sao không? Liệu có gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bà bầu ăn mặn có sao không? Đây là vấn đề được các mẹ chú ý vì bổ sung lượng muối trong thời kỳ mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhưng nếu mẹ bầu ăn quá nhiều muối thì có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng chuyên mục Thai kỳ tìm hiểu nhé!

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn quá mặn? Ảnh: freepik

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn quá mặn? Ảnh: freepik

1Tại sao cần bổ sung natri khi mang thai

Các chuyên gia y tế đã từng khuyến nghị nên hạn chế dùng muối khi mang thai vì muối góp phần giữ nước và gây đầy hơi. Nhưng hiện tại, mọi người đã biết rằng sự gia tăng chất lỏng trong cơ thể là cần thiết và bình thường trong thời kỳ mang thai.

Trên thực tế, phụ nữ mang thai rất cần một lượng natri vừa phải, vì nó giúp duy trì sự cân bằng của chất lỏng và khoáng chất trong cơ thể. Ngoài ra, natri còn đóng vai trò quan trọng khác, bao gồm trợ giúp dẫn truyền xung thần kinh và các hoạt động của cơ.

I-ốt đặc biệt quan trọng, là một nguyên tố vi lượng được thêm vào muối ăn để hỗ trợ não bộ và hệ thần kinhcủa thai nhi phát triển bình thường. Thiếu iốt trong thời kỳ mang thai có thể xảy ra các biến chứng như sẩy thai, thai chết lưu và thiểu năng trí tuệ ở trẻ.

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn sứa được không? Giàu dinh dưỡng nhưng phải cẩn thẫn

2Lượng natri khuyến nghị khi mang thai

Lượng natri khuyến nghị mỗi ngày tối đa là 2.300mg. Ảnh: freepik

Lượng natri khuyến nghị mỗi ngày tối đa là 2.300mg. Ảnh: freepik

Cho dù có hoặc không mang thai, lượng natri tối đa được đề nghị dùng là 2.300mg mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê muối). Tuy nhiên hầu hết mọi người thường ăn nhiều muối hơn lượng khuyến nghị.

Một số người có tình trạng sức khỏe không tốt nên ăn ít muối. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường, huyết áp cao hoặc bệnh thậnthì mỗi ngày chỉ cần khoảng 1.500mg natri hoặc ít hơn.

3Tại sao thèm vị mặn khi mang thai?

Khoảng 50% – 90% phụ nữ nói rằng họ thèm ăn khi mang thai. Cảm giác đó thường xuất hiện vào cuối tháng thứ 3 của thai kỳ, cao điểm ở giai đoạn 3 tháng tiếp theo và giảm dần cho đến khi sinh.

Các chuyên gia không biết chính xác lý do tại sao thai phụ thường thèm ăn. Tuy nhiên có giả thuyết cho rằng thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể làm tăng độ nhạy cảm với một số mùi vị, nên sẽ khiến bà bầu thèm ăn.

Thiếu hụt dinh dưỡng thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân gây nên cảm giác thèm ăn. Nhưng nếu đó là nguyên nhân chính thì tất cả thai phụ sẽ thèm ăn các loại đậu và rau có lá màu xanh đậm. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mang thai lại thèm đồ ngọt, mặn và thực phẩm giàu chất béo.

Bà bầu thèm ăn mặn có thể liên quan đến các thói quen ăn uống. Ảnh: freepik

Bà bầu thèm ăn mặn có thể liên quan đến các thói quen ăn uống. Ảnh: freepik

Cảm giác thèm ăn mặn khi mang thai có thể không do nguyên nhân sinh học nào. Thay vào đó, thèm mặn có thểliên quan đến các thói quen ăn uống. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cảm giác thèm ăn của bà bầu tùy thuộc vào nơi sinh sống. Ví dụ: ở Mỹ, thai phụ thường thèm ăn nhất là sô cô la và ở Nhật Bản lại thèm gạo.

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn được rong biển không? Gợi ý món ngon từ rong biển.

4Điều gì xảy ra nếu mẹ bầu ăn quá mặn?

Bà bầu ăn vượt quá lượng natri khuyến nghị có thể dẫn đến cao huyết áp và bệnh tim. Ảnh: freepik

Bà bầu ăn vượt quá lượng natri khuyến nghị có thể dẫn đến cao huyết áp và bệnh tim. Ảnh: freepik

Thận điều hòa lượng natri trong máu, nhưng sẽ hoạt động quá sức nếu mẹ bầu ăn quá nhiều muối. Nếu lượng natri trong máu quá cao, cơ thể sẽ giữ nhiều nước hơn để làm loãng natri, lượng chất lỏng tăng lên trong máu gây áp lực nhiều hơn lên hệ thống tim mạch. Kết quả là ăn quá nhiều muối – cho dù đang mang thai hay không – có thể dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim.

Huyết áp cao trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng như sinh non và sau này bị bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai ănhơn 3.700mg natri mỗi ngày có nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ cao hơn 54% và tăng 20% ​​nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật so với những người ăn ít hơn 2.600mg natri mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn hạt điều có tốt không? Gợi ý những món ăn nhẹ dinh dưỡng từ hạt điều cho mẹ.

5Cách cắt giảm lượng natri

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 70% lượng muối trong chế độ ăn đến từ thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm tại nhà hàng. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế tối đa thức ăn nhanh cũng như thực phẩm chế biến và đóng gói.

Có rất nhiều cách để cắt giảm lượng natri trong chế độ ăn uống như:

Ăn nhiều thực phẩm tươi

Hầu hết mọi người không ăn đủ rau và trái cây, vốn có một ít natri tự nhiên, nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ.

Thịt gia cầm và thịt tươi cũng có ít natri hơn rất nhiều so với thịt nguội, xúc xích đã qua chế biến.

Đọc kỹ nhãn mác sản phẩm

Mẹ bầu nên đọc kỹ nhãn mác các thực phẩm đóng gói để hạn chế mua loại có hàm lượng natri cao

Mẹ bầu nên đọc kỹ nhãn mác các thực phẩm đóng gói để hạn chế mua loại có hàm lượng natri cao

Natri được đưa vào rất nhiều thực phẩm không ngờ tới. Ví dụ, một số bánh mì trắng đóng gói chứa 240mg natri mỗi lát (1/10 liều lượng khuyến nghị hàng ngày).

Mẹ bầu nên kiểm tra nhãn mác và chọn các sản phẩm đóng gói có ghi “ít natri”,“không muối” hoặc “không thêm muối”.

Nấu ăn tại nhà

Mẹ bầu nên nấu ăn tại nhà để có thể kiểm soát lượng muối trong thức ăn. Ảnh: freepik

Mẹ bầu nên nấu ăn tại nhà để có thể kiểm soát lượng muối trong thức ăn. Ảnh: freepik

Các nhà hàng có xu hướng cho nhiều muối vào thức ăn để tăng hương vị. Mẹ bầu nên nấu ăn tại nhà vì có thể chọn thực phẩm tươi sống thay vì thực phẩm đã qua chế biến và có thể kiểm soát lượng muối trong thức ăn. Đồng thời các mẹ bầu cũng có thể bổ sung những dưỡng chất cần thiết đến từ các sản phẩm sữa cho bà bầu thuộc các thương hiệu như sữa bầu Similac, sữa bầu Wakodo, sữa bầu Enfa,…”

Giảm lượng muối trong thức ăn

Có thể thêm một chút gia vị vào món ăn nếu mẹ bầu thấy nhạt và hãy thử chọn tiêu thay vì muối.

Thay muối bằng các loại gia vị khác

Ngoài muối ra, các loại thảo mộc, gia vị có hương thơm và vỏ chanh đều có thể tăng thêm hương vị cho thực phẩm.

Chú ý các loại nước sốt mặn

Các loại nước sốt như tương cà, nước tương và nước sốt salad thường chứa hàm lượng natri rất cao vì vậy mẹ bầu hãy chọn dùng những loại ít muối nhất có thể.

Xem thêm:

  • Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn lạc được không?
  • Bà bầu ăn được mực không? Gợi ý món ngon từ mực cho mẹ bầu.
  • Bà bầu ăn bột sắn dây được không và những lưu ý.

Thông qua bài viết này chắc hẳn các mẹ đã giải đáp được câu hỏi “Bà bầu ăn mặn có sao không?”. Hy vọng các mẹ sẽ chú ý và cân đối lượng muối đưa vào cơ thể, không ăn quá mặn và cũng không nên ăn quá ít natri. Ngoài ra, mẹ bầu nên cố gắng bổ sung lượng natri trong chế độ ăn từ các nguồn phù hợp để đảm bảo đủ natri cho cơ thể – rất quan trọng trong thai kỳ và sự phát triển của bé.

Ngọc Hà tổng hợp từ BabyCenter

1. National Institutes of Health. 2021. Iodine. https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iodine-HealthProfessional/

2. Arvizu M, et al. 2020. Sodium Intake During Pregnancy, but Not Other Diet Recommendations Aimed at Preventing Cardiovascular Disease, Is Positively Related to Risk of Hypertensive Disorders of Pregnancy. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6946899/

3. Harvard T.C. Chan School of Public Health. n.d. Salt and Sodium. https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/salt-and-sodium/

4. American Heart Association. 2016. Shaking the Salt Habit to Lower Blood Pressure. https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/changes-you-can-make-to-manage-high-blood-pressure/shaking-the-salt-habit-to-lower-high-blood-pressure

5. Mayo Clinic. 2019. Sodium: How to Tame Your Salt Habit. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/sodium/art-20045479

6. U.S. Department of Agriculture. 2020. Dietary Guidelines for Americans 2020-2025. https://www.dietaryguidelines.gov/sites/default/files/2020-12/Dietary_Guidelines_for_Americans_2020-2025.pdf

7. Mayo Clinic. 2020. Preeclampsia. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745

8. American College of Obstetricians and Gynecologists. 2020. Healthy Eating. https://www.acog.org/womens-health/faqs/healthy-eating

9. Toloza FJK, et al. 2020. Consequences of Severe Iodine Deficiency in Pregnancy: Evidence in Humans. https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fendo.2020.00409/full

10. U.S. Department of Agriculture. 2019. White Bread. https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/603270/nutrients

11. March of Dimes. 2020. Preeclampsia. https://www.marchofdimes.org/complications/preeclampsia.aspx

12. Orloff NC, et al. 2014. Pickles and ice cream! Food cravings in pregnancy: hypotheses, preliminary evidence, and directions for future research. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4172095/

13. Centers for Disease Control and Prevention. 2020. Q&A: Sodium. https://www.cdc.gov/salt/pdfs/QandA-508.pdf

14. Centers for Disease Control and Prevention. 2021. Most People Consume Too Much Salt. https://www.cdc.gov/salt/index.htm

15. Centers for Disease Control and Prevention. 2013. Tips to Consume Less Salt and Sodium. https://www.nhlbi.nih.gov/health/educational/healthdisp/pdf/tipsheets/Tips-to-Eat-Less-Salt-and-Sodium.pdf

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bà bầu ăn mặn có sao không? Liệu có gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *