Bạn đang xem bài viết: Bà bầu có nên ăn măng không? Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn măng? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Măng là món ăn được người Việt yêu thích bởi vị giòn và ngọt. Tuy nhiên, nhiều bà bầu băn khoăn không dám ăn vì cho rằng măng có thể gây mất máu, không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu có nên ăn măng không? Có điều gì cần lưu ý khi bà bầu ăn măng?
Nhiều bà bầu băn khoăn liệu có nên ăn măng hay không? Nguồn ảnh: Internet
1Bà bầu có nên ăn măng không?
Ở Việt Nam, măng là loại thực phẩm phổ biến, được trồng nhiều ở các miền núi phía Bắc hoặc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Măng không chỉ là món ăn giàu hương vị, mà còn rất bổ dưỡng, đóng góp một lượng lớn chất xơ, kali, mangan và chất chống oxy hóa cho cơ thể chúng ta. Nhiều món ăn được chế biến từ măng với hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Vậy bà bầucó nên ăn măng không? Theo nghiên cứu từ tạp chí Earthmama Douglas, bà bầu hoàn toàn có thể ăn măng bởi những dưỡng chất của măng tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầuthai kỳ,bà bầu không nên ăn măng. Từ tháng thứ 4 trở đi, bà bầu có thể ăn măng 1 đến 2 bữa/ tuần, mỗi bữa không quá 200 gram.
2Lợi ích của măng đối với sức khỏe thai phụ
Trong măng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là protid, glucid, Canxi, Sắt, vitamin A, C, E, B1, B2, B3,…Do đó, măngmang lại nhiều lợi íchđến sức khoẻ bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
Măng có chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho bà bầu. Nguồn ảnh Internet
Giúp tăng cường sức đề kháng
Sự hiện diện của các vitamin A, C, E và B trong măng giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt với bà bầu, trong thời kỳ mang thai dễ mắc phải các bệnh cảm cúm, cảm lạnh trong thời điểm giao mùa. Lúc này, măng trở thành vị cứu tinh tăng sức đề kháng một cách lành tính và tự nhiên mà bà bầu không thể bỏ qua.
Tốt cho tim mạch của thai phụ
Măng có hàm lượng lớn chất xơ và chất chống oxy hóa, do đó món ăn từ măng giúp giảm đáng kể cholesterol xấu trong máu.
Đặc biệt là chất xơ hòa tan có trong măng đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol toàn phần và LDL cholesterol (Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp). Do đó, việc bổ sung măng trong thực đơn giúp thai phụ có hệ tim mạch tốt hơn.
Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa
Theo thống kê, có tới 38% phụ nữ mang thai bị táo bón trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong măng giúp nhu động ruột của bà bầu hoạt động tích cực hơn, cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả.
Giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả
Thành phần chất xơ trong măng không chỉ hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá mà còn có công dụng vượt trội giúp bà bầu kiểm soát cân nặng. Bên cạnh đó, măng chứa ít chất béo và calo nên khi bà bầu ăn măng sẽ có cảm giác no lâu. Từ đó bà mẹ mang thai có thểhạn chế được việc ăn uống những thực phẩm kém lành mạnh.
Phòng ngừa một số bệnh ung thư
Măng rất giàu chất chống oxy hóa và flavonoid như catechin, axit caffeic, axit chlorogenic và acid p-coumaric. Chất chống oxy hóa lại có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các bệnh như tim mạch, ung thư và tiểu đường. Do đó, bà bầu không nên bỏ lỡ măng trong thực đơn ăn uống khoa học của mình.
Măng chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nguồn ảnh: Internet
3Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn măng
Sau khi đã trả lời được câu hỏi: “Bà bầu có nên ăn măng không?”, bà bầu cũng cần ghi nhớ những điểm lưu ý khi ăn măng như sau:
- Bà bầu nên ăn măng với hàm lượng vừa đủ: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ chỉ nên ăn 1 đến 2 bữa/ tuần, mỗi bữa không quá 200 gram.
- Bà bầu không nên ăn măng trong 3 tháng đầu thai kỳ: Tam cá nguyệt đầu tiên được coi là thời kỳ vô cùng nhạy cảm bởi những thay đổi của cơ thể bà bầu. Hơn nữa, ăn măng trong thời kỳ này bà bầu có nguy cơ bị khó tiêu, đầy hơi,…
- Glucozit có trong măng: Nhiều bà bầu lo lắng khi biết được Glucozit trong măng có nguy cơ gây ngộ độc.
Tuy nhiên, hàm lượng Glucozit trong măng giảm đi rất nhiều sau khi nấu chín (từ 32mg giảm xuống còn 2,7mg). Do đó, bà bầu cần lưu ý nên luộc măng trước khi chế biến món ăn để loại bỏ Glucozit, đổ bỏ toàn bộ nước luộc măng.
Bà bầu bị vấn đề về tiêu hoá: Với bà bầu có đường tiêu hoá không tốt thì nên hạn chế ăn các món chế biến từ măng.
Nên luộc măng trước khi chế biến món ăn để loại bỏ Glucozit gây hại. Nguồn ảnh Internet
4Hướng dẫn chế biến măng đúng cách
Làm thế nào để chế biến măng đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà bầu và thai nhi, sau đây là hướng dẫn cụ thể từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn.
- Chọn mua măng : Đối với măng tươi, nên chọn cây măng có vỏ trơn mịn, không đốm, gốc măng tươi, có mùi thơm. Bà bầu không nên mua các loại măng làm sẵn có màu trắng hoặc vàng bởi rất có thể măng đã được xử lý hóa chất. Đối với măng khô, bà bầu nên chọn mua các loại của thương hiệu uy tín được đóng gói và bảo quản sạch sẽ.
- Cách giảm chất độc trong măng: Cây măng tươi sau khi lột bỏ vỏ cứng, chúng ta thái phần thân mềm trắng thành lát mỏng, ngâm với nước qua đêm. Sáng hôm sau, bà bầu rửa sạch măng rồi luộc với nước. Khi luộc măng chúng ta nên thường xuyên mở vung để Glucozit thoát ra cùng hơi nước.
- Không nên mua măng chế biến sẵn: Măng chế biến sẵn ở chợ có thể tồn tại nhiều độc tố do chưa được sơ chế đúng cách. Vì vậy bà bầu không nên mua măng chế biến sẵn.
- Không nên ăn măng sau khi ăn đồ lạnh: Do măng có tính hàn vì vậy nếu đã ăn các món như kem, sữa chua,…thì bà bầu không nên ăn măng sau khi dùng đồ lạnh.
- Nhai kỹ, nhai chậm khi ăn măng: Để cơ thể bà bầu có thể dễ dàng hấp thụ chất xơ trong măng và giảm nguy cơ đầy bụng, bà bầu nên ăn chậm, nhai kỹ các món ăn được chế biến từ măng.
- Bà bầu uống sữa tươi không đường được không? Nên chọn loại sữa nào?
- Mẹ bầu ăn chay có tốt không? Món chay có đủ dinh dưỡng cho thai kỳ?
- 20 Món ăn bổ dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ
5Kết luận
Hi vọng với bài chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc bà bầu có nên ăn măng không. Từ việc tham khảo những lợi ích của măng đối với cơ thể, chúng ta có thể dễ dàng lên lịch bổ sung loại thức ăn này vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ mang thai cũng đừng quên tham khảo những cách chế biến măng an toàn và ăn măng với hàm lượng phù hợp nhé.
Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa
Thu Đinh tổng hợp
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bà bầu có nên ăn măng không? Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn măng? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.