Bà bầu đau rốn liệu có phải là tình trạng nguy hiểm? Làm thế nào để tìm được cách giảm đau hiệu quả? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, hiện tượng đau rốn ở mẹ bầu xuất hiện khá phổ biến. Cơn đau có thể nhẹ hoặc trở nặng khiến các mẹ phải “cắn răng” chịu đựng. Nhiều người lo lắng liệu đau rốn có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi không? Cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân bà bầu đau rốn
Áp lực giãn tử cung
Kích thước thai nhi thay đổi từ những tháng đầu đến tháng cuối thai kỳ. Vì thế, tử cung cần chuyển động và giãn tối đa để em bé có đủ không gian phát triển. Theo thời gian, vùng da bụng bị kéo căng tạo ra hiện tượng diastasis recti (phân tách cơ bụng).
Cơn đau bắt đầu khi lượng mô giữa bụng và tử cung giảm đi khiến vùng da quanh rốn trở nên nhạy cảm. Thậm chí, nút rốn dễ bị nhô ra ngoài tạo thành rốn lồi gây cảm giác đau và khó chịu khi chạm vào.
Xỏ khuyên rốn
Đối với những mẹ xỏ khuyên rốn, vùng da bụng giãn nhanh có thể khiến rách da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng như chảy dịch, ngứa, rát,…
Thoát vị rốn
Thoát vị rốn dễ xuất hiện với những mẹ mang thai nhiều lần, đa thai hoặc béo phì. Hiện tượng này xảy ra bởi phần ruột bị đẩy ra qua lỗ trên cơ bụng. Khi đó, vùng quanh rốn sẽ tạo thành một khối phồng cứng gây viêm và đau đớn. Trường hợp này, bạn nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp và an toàn.
Nhiễm trùng đường ruột
Ở giai đoạn mang thai, nhiễm trùng đường ruột thật sự nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Những triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy làm co thắt tử cung khiến vùng bụng quanh rốn quặn đau dữ dội.
Bà bầu đau rốn có nguy hiểm không?
Hầu hết, tình trạng đau rốn ở bà bầu không gây nguy hiểm hoặc biến chứng trong giai đoạn thai kỳ. Các cơn đau sẽ dần biến mất theo thời gian hoặc sau khi sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan khi có các dấu hiệu sưng đỏ, viêm, đau rát rốn,… Khi gặp những hiện tượng trên, bạn nên đi khám để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.
Cách để giảm đau hiệu quả khi mang thai
Thay đổi tư thế nằm
Thay đổi tư thế là cách hiệu quả giúp làm giảm các áp lực lên bụng trong lúc mang thai. Bạn nên tập nằm nghiêng và dùng gối hỗ trợ dành cho mẹ bầu. Loại gối này sẽ giúp nâng đỡ cơ thể bạn một cách tốt nhất.
Lựa chọn trang phục thoải mái
Khi mang thai, bạn nên lựa chọn trang phục có chất liệu mềm, co dãn và rộng rãi. Tránh mặc đồ ôm vì vải sẽ cọ sát vào vùng rốn khiến bạn đau và khó chịu. Mẹ bầu có thể chọn áo ngắn để trống phần bụng giúp bạn thoải mái hơn khi ở nhà.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Khi ăn no vùng da bụng sẽ căng ra khiến cơn đau dễ xuất hiện trở lại. Thay vì bạn ăn 3 bữa mỗi ngày, hãy chia nhỏ các bữa ăn tránh cho hệ tiêu hóa làm việc quá tải. Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, ớt chuông, bí đỏ và xoài để phục hồi nhanh chóng các mô da bị tổn thương.
Luyện tập thể thao
Bạn có thể lựa chọn những bài tập nhẹ dành cho mẹ bầu như yoga, đi bộ, pilates,.. giúp cải thiện độ đàn hồi cho vùng da bụng. Đặc biệt, các bài tập còn giúp nâng cao sức khỏe trong giai đoạn phát triển thai kỳ.
Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ rất quan trọng giúp bạn kiểm soát các bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian thăm khám, bạn dễ dàng chia sẻ những dấu hiệu kỳ lạ của cơ thể với bác sĩ. Điều này giúp bạn tìm ra cách chữa trị an toàn cho mẹ và bé. Lưu ý, bạn không nên sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ nhé!
Hy vọng với những thông tin hữu ích về triệu chứng đau rốn ở phụ nữ mang thai mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ có thể giúp bạn tìm được giải pháp cải thiện cơn đau khó chịu này nhé!
có thể bạn quan tâm:
- Bé thường xuyên ăn vạ phụ huynh học ngay 5 câu nói đơn giản sau
- Sưu tầm kinh nghiệm ‘vàng’ chọn xe đạp cho trẻ mà cha, mẹ nên biết
- 10 cách sau đây sẽ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh khi nóng giận
Chọn mua trái cây chất lượng tại Bách hoá XANH để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ nhé:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn