Ba mẹ có biết về diễn tiến của dây rốn sau sinh?

Bạn đang xem bài viết: Ba mẹ có biết về diễn tiến của dây rốn sau sinh? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Khi còn nằm trong bụng mẹ, dây rốn là liên kết sống của trẻ với mẹ. Dây rốn giúp cung cấp máu, oxy cũng như các dưỡng chất cần thiết cho bào thai phát triển hoàn chỉnh. Đến khi trẻ chào đời thì dây rốn không cần thiết nữa. Vậy diễn tiến của dây rốn sẽ thay đổi thế nào? Liệu máu và dịch tiết ra từ dây rốn của trẻ có bình thường không? Ba mẹ hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về quá trình lành lại của dây rốn sau sinh nhé!

1Cuống rốn sau sinh

Sau sinh, dây rốn của trẻ sẽ được cắt ra và kẹp lại nhằm ngăn vi trùng xâm nhập vào cơ thể trẻ. Ảnh: freepik

Sau sinh, dây rốn của trẻ sẽ được cắt ra và kẹp lại nhằm ngăn vi trùng xâm nhập vào cơ thể trẻ. Ảnh: freepik

Vài phút sau sinh cuống rốn sẽ được cắt, kẹp lại. Kẹp cuống rốn trong giai đoạn này cần thiết để ngăn chảy máu từ các mạch trong dây rốn. Đồng thời, ngăn không cho các vi trùng từ môi trường ngoài vào cuống rốn gây nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ.

Khi trẻ xuất viện về nhà, dây rốn bắt đầu khô lại, sau khoảng 1 tuần dây rốn khô hoàn toàn ba mẹ có thể lấy kẹp rốn ra và dây rốn tự rụng đi khi trẻ được 2- 3 tuần tuổi.

Bài viết liên quan: Mẹ đã biết thay tã cho trẻ sơ sinh đúng cách?

2Diễn tiến của dây rốn

Dưới đây là quá trình lành lại sau khi dây rốn được cắt:

Ngày đầu đời: dây rốn của trẻ được kẹp lại. Lúc này, vì mới vừa được tách khỏi mẹ nên dây rốn còn tươi, có màu trắng trong, hơi đục và còn ẩm ướt.

Từ 4 –10 ngày sau sinh: lúc này dây rốn đã khô nhiều, nước và dịch trong dây rốn mất đi, cuống rốn bắt đâu chuyển sang màu sậm, khô. Trong những ngày này, kẹp rốn thường sẽ tự rời ra. Hoặc khi trẻ được 1 tuần tuổi bác sĩ/điều dưỡng sẽ mở kẹp ra.

Từ 4 - 10 ngày sau sinh kẹp rốn sẽ tự rụng đi. Ảnh: freepik

Từ 4 – 10 ngày sau sinh kẹp rốn sẽ tự rụng đi. Ảnh: freepik

Ngày 10 trở đi: đây chính là giai đoạn dây rốn rụng, trung bình ở đa số trẻ, dây rốn sẽ tự rụng sau khoảng 2 tuần. Ba mẹ có thể thấy chút máu rỉ ra, một ít mô hoặc gốc nhỏ còn ở lại. Sau đó có thể tiếp tục rỉ chút dịch nhầy trong hoặc màu nâu. Đây là một hiện tượng rất bình thường, là một trong những quá trình gốc rốn lành lại.

Sau ngày thứ 18: ở đa số các trẻ, vùng gốc dây rốn lúc này hoàn toàn lành hẳn và ba mẹ có thể thấy hiện tượng lên mài nâu đen, khô ở gốc rốn. Đừng cố lấy mài ra, vì có thể gây chảy máu và làm chậm quá trình hồi phục của da bé. Cũng giống như các loại mài sau lành vết thương ở người lớn, mài này cũng sẽ từ từ tự rơi ra.

Bài viết liên quan: Mách ba mẹ cách chăm sóc dây rốn cho trẻ sau khi xuất viện

3Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Ba mẹ cần theo dõi tình trạng rốn của trẻ và vệ sinh kỹ lưỡng. Ảnh: freepik

Ba mẹ cần theo dõi tình trạng rốn của trẻ và vệ sinh kỹ lưỡng. Ảnh: freepik

Khả năng dây rốn của trẻ bị nhiễm trùng là rất thấp. Chỉ 1/200 trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng vùng quanh rốn và vùng xung quanh. Nhưng các bác sĩ khuyên ba mẹ nên theo dõi cẩn thận vùng rốn của bé trong vài tuần đầu sau khi sinh đặc biệt khi trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc đứt dây rốn sớm.

Ba mẹ nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Vùng rốn sưng đỏ
  • Có một cục u trên hoặc gần dây rốn
  • Có mủ thay vì một ít dịch trong suốt
  • Chảy máu (không phải máu khô)
  • Trẻ khó chịu, bỏ ăn hoặc sốt
  • Dây rốn của trẻ vẫn chưa rụng sau 1 tháng.
Xem thêm:

Ba mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh?

Ba mẹ có biết cách vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh?

Mách ba mẹ những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Dây rốn là một mối liên hệ đặc biệt giữa mẹ và trẻ trong suốt 9 tháng. Sau khi vừa chào đời, trẻ sẽ được cắt và kẹp cuống rốn lại. Việc chăm sóc dây rốn cũng khá quan trọng vì trẻ có nguy cơ nhiễm trùng nếu vi khuẩn xâm nhập vào. Ba mẹ cần nhận diện được những dấu hiệu viêm nhiễm để đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

Ngọc Hà tổng hợp từ sách “Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng” của bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo

1. Umbilical cord falling off; Umbilical cord care net; Australia.

2. Umbilical care; Raising children network, Australia.

3. Umbilical cord care; The Children’s Hospital of Philadelphia, America.

4. The Umbilical Cord Fell Off, What Should I Do? https://www.healthline.com/health/baby/umbilical-cord-fell-off

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ba mẹ có biết về diễn tiến của dây rốn sau sinh? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *