Bác sĩ cảnh báo phụ huynh đừng chủ quan khi con đi nhón chân

Bác sĩ cảnh báo phụ huynh đừng chủ quan khi con đi nhón chân

Nhiều trẻ hay có thói quen đi nhón chân, nhón gót nhưng bố mẹ không chú ý. Tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu bệnh lý mà cha mẹ không nên chủ quan.

Trẻ đi nhón chân hay nhón gót có thể do nhiều nguyên nhân như thói quen, đùa giỡn hay thậm chí đây là một biểu hiện bệnh lý mà nhiều người không nên chủ quan. Ngay bây giờ hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trẻ đi nhón chân có phải bệnh lý nguy hiểm?

Đi nhón chân hay nhón gót là tình trạng trẻ đi bằng đầu ngón chân hoặc gan bàn chân mà không phối hợp cả bàn chân, khó giữ thăng bằng nên sẽ giữ các đồ vật khác để giữ thăng bằng cơ thể. Tình trạng này khi xảy ra với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì không phải là vấn đề bất thường, có thể là do thói quen nếu trẻ vẫn vận động và phát triển bình thường.

Bác sĩ cảnh báo phụ huynh đừng chủ quan khi con đi nhón chânTrẻ đi nhón chân có phải bệnh lý nguy hiểm?

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hùng – Bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết rằng trẻ lớn thường xuyên đi nhón gót và xuất hiện các bất thường trong sinh hoạt thì cần đưa đi khám vì có thể cơ bắp chân hay cẳng chân của trẻ đang bị co rút và ngắn hơn bình thường. Nếu như kiểm tra thấy cơ bắp chân căng, cơ bắp không phối hợp tốt, trẻ đi nhón chân và đi lại không thoải mái thì nên đưa đi khám để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ đi nhón chân

Có một số nguyên nhân khiến trẻ đi nhón chân mà bạn nên biết như:

Gân gót ngắn: Gân gót là gân cơ lớn ở sau gót chân, có tác dụng nối cơ ở bắp chân và xương gót. Khi gân gót của trẻ ngắn thì sẽ khiến gót chân bị nhấc lên cao làm cho trẻ đi nhón chân.

Bại não hay liệt não: Quá trình phát triển của não bộ bị rối loạn làm rối loạn vận động, lúc này trương lực cơ và tư thế bất thường dẫn đến trẻ bị đi nhón chân.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ đi nhón chânNguyên nhân dẫn đến trẻ đi nhón chân

Thiếu sản cơ: Đây là một bệnh lý di truyền chỉ tình trạng cơ kém phát triển. Nếu lúc nhỏ trẻ đi bình thường nhưng khi lớn lại có biểu hiện đi nhón chân thì có thể đã bị mắc bệnh này.

Tự kỷ: Nếu trẻ lớn hơn 2 tuổi thường xuyên đi nhón chân kèm theo một số biểu hiện bất thường thì có thể là biểu hiện của bệnh tự kỷ. Khi có nghi ngờ này, bạn nên cho trẻ đi khám để kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn về tình trạng đi nhón gót chân ở trẻ mà các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hãy chờ đón những bài viết bổ ích khác trên website truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!

Nguồn: Báo Marry Baby

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *