Bác sĩ Nhi Khoa hướng dẫn ba mẹ cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật

Bạn đang xem bài viết: Bác sĩ Nhi Khoa hướng dẫn ba mẹ cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Việc bố mẹ có nhận thức đúng và xử trí kịp thời khi bé bị sốt là hết sức quan trọng. Sau đây truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cùng bác sĩ Trương Hữu Khanh hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật đúng đắn.

Cha mẹ cần tìm hiểu về cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật.

Cha mẹ cần tìm hiểu về cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh là nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. Hồ Chí Minh, chuyên gia về dịch tễ học, thành viên Hội đồng đánh giá tiêm chủng Quốc gia. Bác sĩ có nhiều năm nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ biên của các quyển sách “Hỏi bác sĩ nhi đồng: Giải đáp thắc mắc của cha mẹ về bệnh con nít”. Bác sĩ Hữu Khanh đã được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”.

Sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý cho hiệu quả nên dễ dẫn đến co giật. Mời ba mẹ cùng đọc tiếp những tư vấn sức khỏe sau để tìm hiểu cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật tại nhà.

1Sốt ở trẻ khi nào gây cơn co giật?

Khi sốt quá cao trong thời gian dài hoặc sốt cao đột ngột, em bé dễ bị co giật. Có hai trường hợp xảy ra ở em bé bị sốt:

  • Một là em bé đã bị mắc bệnh nặng nào đó.
  • Hai là do sốt cao không hạ kịp thời nên xảy ra cơn co giật.

Khi một em bé có tiền sử co giật do sốt thì có thể tái đi tái lại nếu bị sốt cao ở các lần tiếp theo. Co giật do sốt thường xảy ra rất nhanh và sau đó em bé vẫn có thể vui vẻ bình thường.

Nguyên nhân co giật do sốt có thể xuất phát từ yếu tố gia đình, ví dụ như anh của bé đã có tiền sử co giật do sốt thì bé cũng có thể bị. Trẻ em từ 6 tháng đến 7 tuổi dễ bị co giật do sốt, những độ tuổi còn lại có thể co giật do nguyên nhân khác.

Co giật do sốt thuần túy thì không ảnh hưởng tới tính mạng, sau cơn co giật bé sẽ tự ổn định. Phụ huynh cần bình tĩnh để hạ sốt cho trẻ, đừng vì mất bình tĩnh mà có những hành động sai lầm làm hại sức khỏe của trẻ. Khi cảm thấy trẻ nóng hơn thì cha mẹ dùng nhiệt kế để xác định chính xác trẻ có bị sốt không. Khi trẻ sốt, điều quan trọng là phải hạ sốt ngay trước khi bị sốt cao hơn.

Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ ngay khi sờ thấy bé nóng. Nguồn hình Istock

Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ ngay khi sờ thấy bé nóng. Nguồn hình Istock

Có 2 dạng sốt co giật:

  • Co giật do sốt thuần túy: Co giật trên toàn cơ thể, kéo dài dưới 5 phút, chỉ có 1 cơn giật trong 24 giờ.
  • Co giật do sốt phức hợp: Cơn co giật cục bộ, kéo dài trên 15 phút, có nhiều hơn hai cơn giật trong 24 giờ.

2Liệu có trường hợp sốt cao không gây co giật?

Có nhiều em bé sốt cao vẫn không bị co giật nên không phải trường hợp sốt cao nào cũng gây co giật. Những trẻ bị sốt co giật thường là vì não nhạy cảm với co giật hơn các trẻ khác và điều này cũng do yếu tố di truyền. Khi trẻ qua 7 tuổi thì hiện tượng này sẽ dần ổn định lại.

Bên cạnh đó, một số trẻ nhỏ có bệnh nền phức tạp như bệnh động kinh biểu hiện co giật do sốt, thì không sốt cao vẫn co giật. Vì vậy, sau khi hết cơn co giật ở lần đầu sốt cao, mẹ nên dẫn bé đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán kịp thời.

3Nguyên nhân bệnh lý khác khiến em bé bị co giật nhiều hơn

Em bé co giật do sốt thì có thể có nhiều nguyên nhân như viêm màng não, rối loạn điện giải, hạ đường huyết,… Nếu em bé đã có vài lần co giật do sốt thì tốt nhất là mẹ nên đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân.

Đối với những em bé bị động kinh, không sốt quá cao vẫn lên cơn co giật. Trẻ bị động kinh cần được khám chuyên khoa thần kinh và điều trị lâu dài. Các cơn co giật do bệnh động kinh nhiều khả năng sẽ tái đi tái lại có kèm theo sốt hoặc không kèm theo sốt.

4Có cần thiết làm điện não đồ khi trẻ bị sốt co giật?

Nhiều phụ huynh lo lắng trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não nên yêu cầu làm điện não đồ. Tuy nhiên, có nên làm điện não đồ không thì tùy thuộc vào tính chất cơn co giật và biểu hiện của đứa trẻ.

Do đó, khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc nếu thấy bé co giật quá nhiều, sốt nhẹ vẫn bị co giật thì mẹ nên dẫn bé đi làm điện não đồ để xác địch vấn đề liên quan bệnh động kinh.

Lưu ý: Co giật do sốt phải có tiền căn, không co giật quá 5 phút, cơn co giật toàn thân và sau cơn co giật bé vẫn chơi vui vẻ. Nếu biểu hiện của bé không giống như vậy thì có thể bé co giật do nguyên nhân khác không phải do sốt.

5Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật

Bác sĩ Trương Hữu Khanh đã có những chia sẻ, lưu ý liên quan đến cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật, cụ thể như sau:

  • Nếu bé đã từng co giật do sốt thì mẹ nên chú ý hạ nhiệt ngay khi phát hiện bé sốt để phòng tránh cơn co giật.
  • Khi trẻ sốt, mẹ nên cho uống thuốc ngay. Tránh trường hợp chỉ uống thuốc khi đã sốt vì sẽ rất dễ tái phát cơn co giật. Một số trường hợp cho trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn co giật nguyên nhân là vì thuốc chưa kịp phát huy tác dụng. Ba mẹ cần theo dõi bé thường xuyên để biết khi nào bé bị sốt và có cách xử trí kịp thời.
  • Đặt trẻ nằm ở phòng thoáng, cởi bỏ quần áo, nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn và lau người cho trẻ nhiều lần.
  • Khi trẻ bị co giật, người nhà không được cho tay hay đưa bất kỳ đồ vật gì vào miệng bé. Tỷ lệ bé tự cắn lưỡi rất thấp, chỉ khi mẹ đưa tay vào mới dễ khiến bé cắn lưỡi.
  • Mẹ đừng ôm bé khi bé đang co giật vì điều đó không có tác dụng.
  • Một số cha mẹ có cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật rất sai lầm là vắt chanh vào miệng trẻ khi trẻ đang trong cơn co giật. Điều này có thể làm trẻ bị sặc, ảnh hưởng phổi, gây viêm phổi, sưng phổi.
  • Trong dân gian vẫn truyền miệng cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật là nhét khăn hay muỗng vào miệng trẻ. Điều này là hoàn toàn sai, việc nhét đồ vào miệng trẻ có thể khiến trẻ bị gãy răng.
  • Trong nhà nếu có một em bé với tiền sử co giật do sốt thì ba mẹ cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc như: thuốc hạ sốt, siro hạ sốt, gói hạ sốt, viên hạ sốt, thuốc ho, thuốc nhỏ mũi, cốm tiêu hóa, oresol, băng dán, bông gòn, thuốc sát trùng… Đặc biệt là thuốc hạ nhiệt loại nhét hậu môn. Loại thuốc này bảo quản trong tủ lạnh và khi bé bị sốt là nhét hậu môn để hạ nhiệt ngay.
Thuốc hạ nhiệt loại nhét hậu môn cần có trong nhà khi trẻ có tiền sử bị sốt co giật.

Thuốc hạ nhiệt loại nhét hậu môn cần có trong nhà khi trẻ có tiền sử bị sốt co giật.

  • Trường hợp trẻ bị 1 – 2 cơn co giật thì không ảnh hưởng đến não. Tuy nhiên, nếu ba mẹ thấy trẻ có quá nhiều cơn co giật thì cần đưa trẻ đi khám ngay.
  • Nếu trẻ sốt co giật lành tính thì sau khi co giật xong cha mẹ không cần can thiệp vì trẻ sẽ tự động trở lại bình thường. Nếu đây là lần đầu tiên bé lên cơn co giật thì cha mẹ cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân.
Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật hiệu quả là cha mẹ giải quyết cơn sốt trước và sau đó chữa lành các nguyên nhân gây sốt, các cơn co giật sẽ không xuất hiện nữa.
Xem thêm:

  • Hướng dẫn ba mẹ cách xử trí khi trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt
  • Trẻ bị nấm lưỡi: Ba mẹ bỏ túi cách điều trị hiệu quả tại nhà
  • Dấu hiệu viêm da dị ứng ở trẻ em ba mẹ cần lưu ý

Tóm lại, để trẻ không bị co giật do sốt, đầu tiên cha mẹ cần phòng ngừa các nguyên nhân gây sốt bằng việc cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng, cho trẻ vận động phù hợp, sinh hoạt điều độ. Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần bình tĩnh để không phạm sai lầm. Hy vọng với những thông tin trên đây cha mẹ đã có cái nhìn tổng quan hơn và biết cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật.

Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ trụ bỉm sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu cha mẹ vẫn hoang mang về cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật thì hãy liên hệ với bác sĩ gần nhất để được tư vấn kịp thời.

Quỳnh tổng hợp từ Youtube

Kiểm duyệt bởi Ngọc Hà

1. https://www.youtube.com/watch?v=UnfTC14gSKM

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bác sĩ Nhi Khoa hướng dẫn ba mẹ cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *