Bác sĩ Nhi Khoa lý giải vì sao ba mẹ không nên bắt trẻ ngủ quá sớm

Bạn đang xem bài viết: Bác sĩ Nhi Khoa lý giải vì sao ba mẹ không nên bắt trẻ ngủ quá sớm tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ai cũng biết giấc ngủ và dinh dưỡng quan trọng thế nào đối với sức khỏe và sự phát triển của con trẻ. Vậy bé nên bắt đầu ngủ từ mấy giờ và việc bé ngủ muộn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của con không? Tại sao những em bé sơ sinh lại thường hay bị ốm? Sau 6 tháng tuổi con có nên uống sữa mẹ nữa không?

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã tổng hợp những thông tin liên quan đến giấc ngủ và dinh dưỡng của bé qua buổi chia sẻ của bác sĩ Trí Đoàn – trưởng khoa Nhi, trưởng bộ phận Y học chứng cứ, Phòng Khám Quốc tế Victoria Healthcare. Mời ba mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích nhé.

Ăn ngủ của con luôn là chủ đề được ba mẹ quan tâm nhất. Nguồn ảnh: National Today

Ăn ngủ của con luôn là chủ đề được ba mẹ quan tâm nhất. Nguồn ảnh: National Today

1Có nên bắt buộc con đi ngủ sớm?

Ba mẹ nào cũng rất quan tâm đến việc đi ngủ của con mình. Các kiến thức trên sách báo, internet liên tục nhắc đến tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc. Đặc biệt với trẻ em, ngủ không đủ có thể khiến trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao. Lý do vì trong giấc ngủ cơ thể sẽ tiết ra hormone tăng trưởng giúp thúc đẩy sự phát triển của cơ và xương một cách khỏe mạnh. Với trẻ em hormone này đóng vai trò giúp trẻ cao lớn và cứng cáp hơn.

Hormone tăng trưởng giúp bé cao lớn và cứng cáp. Nguồn ảnh: Healthline

Hormone tăng trưởng giúp bé cao lớn và cứng cáp. Nguồn ảnh: Healthline

Nhiều nguồn thông tin cho rằng hormone tăng trưởng này sẽ được tiết ra nhiều nhất vào thời gian từ 10 giờ đêm đến 3 giờ sáng. Vậy trẻ có nên đi ngủ sớm để sẵn sàng cho giấc ngủ sâu từ 9 giờ đến 10 giờ đêm không? Và nếu bé chỉ có thể lên giường lúc 9 giờ thì có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ?

Không phải trẻ em nào cũng có thể đi ngủ từ 7 giờ tối, một giấc ngủ lý tưởng chính là bé có thể ngủ từ 9 giờ và ngủ xuyên đêm đến khoảng 6 giờ sáng.

Hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra khi bé ngủ, không phụ thuộc vào giờ ngủ của trẻ. Không thể khẳng định hormone này chỉ có được vào khoảng thời gian 10 giờ đêm. Trong giấc ngủ ban ngày của trẻ, hormone tăng trưởng vẫn được tiết ra với số lượng ít hơn do giấc ngủ ngày thường ngắn. Khi bé vào giấc ngủ cơ thể sẽ tự tạo ra hormone mà không phụ thuộc vào bé đang ngủ vào giờ nào.

Điều này khẳng định rằng: Nhịp sinh học ngày đêm của trẻ quyết định thời gian cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng. Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Hãy đảm bảo trẻ có một môi trường ngủ lý tưởng giúp trẻ chuyển giấc dễ dàng và ít bị tỉnh giấc giữa đêm nhất có thể.

Bài viết liên quan: Nâng niu giấc ngủ của trẻ sơ sinh bằng cách tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt điều độ

Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của con bạn. Nguồn ảnh: Firstcry Parenting

Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của con bạn. Nguồn ảnh: Firstcry Parenting

2Sau 6 tháng, sữa mẹ không còn đủ chất nên trẻ dễ bị ốm hơn?

Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ tại sao sau khi được 6 tháng tuổi, các em bé thường bị ốm, sốt, nôn trớ và các bệnh tiêu hóa? Liệu có phải sau 6 tháng, sức đề kháng của các bé đã giảm sút?

Theo bác sĩ Trí Đoàn sau 6 tháng tuổi, trẻ thường bị ốm nhưng không có nghĩa là sức đề kháng yếu đi.

Kháng thể của con trong 6 tháng đầu đời

Từ khi mang thai, trẻ đã nhận được kháng thể từ mẹ thông qua nhau thai. Các kháng thể này được hình thành từ những lần người mẹ mắc bệnh hay ốm từ trước đó. Khi chào đời, trẻ vẫn còn những kháng thể đã được nhận trong suốt 9 tháng trong bụng mẹ và chúng giúp con ít mắc bệnh. Trong thời gian này, trẻ vẫn tiếp xúc với rất nhiều mầm bệnh khác nhau, nhưng nhờ kháng thể có sẵn mà không dễ bị mắc bệnh.

Nhờ có kháng thể nhận được từ mẹ, bé ít bị ốm vặt hơn. Nguồn ảnh: Newborn Baby

Nhờ có kháng thể nhận được từ mẹ, bé ít bị ốm vặt hơn. Nguồn ảnh: Newborn Baby

Kháng thể của con sau 6 tháng tuổi

Sau những lần tiếp xúc với siêu vi, lượng kháng thể có sẵn bị tiêu hao dần. Sau 6 tháng đầu đời kháng thể đã giảm đi đáng kể. Trong khi đó môi trường sống quanh trẻ vẫn còn nhiều các mầm bệnh. Lúc này các bé cần phải tự tạo kháng thể cho riêng mình thông qua việc để cơ thể nhiễm bệnh. Mỗi lần bé ốm tức là cơ thể đang “chiến đấu” với các mầm bệnh từ siêu vi.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ thường dễ bị sốt, ốm, ho và các bệnh tiêu hóa. Điều này không có nghĩa là trẻ yếu đi mà là trẻ đã dùng hết lượng kháng thể có sẵn và tự trẻ đang tạo hệ thống miễn dịch cho riêng mình.

Giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi đến khoảng 4 tuổi là giai đoạn trẻ dễ mắc bệnh nhất. Vì đây là khoảng thời gian hoàn thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Việc trẻ bị ốm nhiều thể hiện rằng hệ miễn dịch của bé đang hoàn thiện và có khả năng chống lại rất nhiều các loại vi khuẩn, vi rút.

Các em bé được uống sữa mẹ sau 6 tháng tuổi vẫn sẽ được nhận một phần kháng thể từ mẹ. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất bổ dưỡng cho bé và đặc biệt là có chứa kháng thể – một thành phần đáng quý mà sữa công thức không có được. Trẻ được bú mẹ sẽ ít bị ốm hơn – ít nhưng không có nghĩa là không bao giờ ốm. Khi trẻ bị ốm sẽ tạo điều kiện cho hệ miễn dịch dần phát triển chống lại các vi khuẩn siêu vi và các tác nhân gây bệnh khác.

Mỗi lần bé ốm tức là cơ thể đang “chiến đấu” với các mầm bệnh từ siêu vi. Nguồn ảnh: Canva

Mỗi lần bé ốm tức là cơ thể đang “chiến đấu” với các mầm bệnh từ siêu vi. Nguồn ảnh: Canva

Bên cạnh đó, sữa không cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể. Với trẻ em, nhu cầu về sắt là rất lớn. Vì vậy, trẻ nên được ăn dặm vào giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi để được bổ sung đủ chất từ thức ăn. Đối với những bé uống hoàn toàn sữa mẹ, các bậc phụ huynh hãy lưu ý bổ sung vitamin D vì trong sữa mẹ không có loại vitamin này.

Bác sĩ Trí Đoàn khuyến khích các bà mẹ hãy cho con uống sữa mẹ càng lâu càng tốt để hạn chế bị bệnh sau này. Ba mẹ đừng quá lo lắng hay tự trách bản thân mình khi con mình bị nhiễm bệnh, hãy để con được ốm và cho con cơ hội xây dựng hệ thống miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.

Xem thêm:

  • Có nên cho trẻ dùng núm giả? Bác sĩ chỉ dẫn ba mẹ cách sử dụng núm giả hợp lý cho trẻ
  • Mách ba mẹ cách vệ sinh răng miệng cho trẻ đơn giản và an toàn loại trừ nguy cơ bị sâu răng sớm
  • Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh – Ba mẹ thắc mắc như thế nào là đủ? Thế nào là thừa?

Dạ Thắm tổng hợp

1. Chương trình Mẹ hỏi Bác Đoàn của Victoria Healthcare

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bác sĩ Nhi Khoa lý giải vì sao ba mẹ không nên bắt trẻ ngủ quá sớm của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *