Bạn đang xem bài viết: Bác sĩ Sản Khoa Vinmec tư vấn: Những bệnh lý phổ biến trong thai kỳ và cách phòng tránh tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Bệnh lý thai sản là những bệnh lý người phụ nữ mắc phải trong quá trình mang thai hoặc hậu sản. Những bệnh lý thai sản phổ biến bao gồm: tiểu đường thai kỳ, nhiễm độc thai kỳ, trầm cảm, thiếu máu… Các mẹ bầu hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo những tư vấn từ Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Bằng – Trưởng khoa sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bệnh lý thai sản là những bệnh lý người phụ nữ mắc phải trong quá trình mang thai hoặc trong quá trình hậu sản (Ảnh: Freepik)
1Các bệnh lý phổ biến, nguyên nhân và cách phòng tránh
-
Bệnh thiếu máu
Nguyên nhân
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
- Bệnh mãn tính
- Chế độ bổ sung sắt không tốt
Biện pháp phòng tránh
- Khám tiền sản – Sàng lọc bệnh lý trước khi mang thai
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh tăng cân béo phì
- Cần bổ sung sắt hợp lý theo khuyến cáo của bác sĩ
Cần bổ sung sắt hợp lý theo khuyến cáo của bác sĩ (Ảnh: Freepik)
-
Tiền sản giật
Nguyên nhân:
- Sản phụ mắc các bệnh truyền nhiễm, mãn tính trước khi mang thai
- Độ tuổi không nằm trong độ tuổi sinh sản (trên 35 tuổi hoặc quá trẻ)
- Chế độ dinh dưỡng kém
- Mắc các bệnh lý khác: đái đường thai kì, bệnh truyền nhiễm…
- Sản phụ mắc bệnh béo phì
Biện pháp phòng tránh:
- Xét nghiệm sàng lọc (có thể phát hiện từ tuần thứ 12)
- Khám sàng lọc, loại trừ các bệnh truyền nhiễm trước khi mang thai
- Tránh tình trạng ăn uống quá mức dẫn đến béo phì
- Không dùng các loại thuốc gây độc cho cơ thể
- Chọn cơ sở y tế tốt để theo dõi và chăm sóc trong suốt thai kỳ
-
Bệnh đái đường thai kỳ
Đây là bệnh lý gây bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi, ảnh hưởng sức khỏe người mẹ, đặc biệt còn gây bất thường về hình thể thai nhi dẫn đến tai biến trong quá trình sinh sản.
Nguyên nhân
- Người mẹ cung cấp thừa chất dinh dưỡng: tinh bột, thực phẩm chứa nhiều đường (thức uống nhiều đường/nước dừa)
Biện pháp phòng tránh:
- Chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát cân nặng
- Bổ sung sắt, vitamin, canxi hợp lý
- Lựa chọn bác sĩ chuyên khoa sản am hiểu về vấn đề này để được tư vấn
Bài viết liên quan: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để giảm đường huyết? Những lưu ý mẹ bầu cần nằm lòng
-
Bệnh hen suyễn
Hay còn gọi là bệnh viêm phế quản, là một bệnh viêm mãn tính, thường gặp ở vùng nhiệt đới. Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ trước khi có thai, hoặc bùng phát trong quá trình có thai do trước đó không phát hiện ra. Các mẹ bầu cần thăm khám kĩ lưỡng để được điều trị và theo dõi thường xuyên.
Nguyên nhân
- Môi trường ẩm thấp, điều kiện không khí kém.
- Mẹ bầu có căn nguyên trước nhưng khi mang thai sức khỏe không tốt dẫn đến bùng phát bệnh.
Biện pháp:
- Chuẩn bị sức khỏe dinh dưỡng tốt.
- Khám tiền sản để kiểm soát bệnh.
-
Bệnh trầm cảm
Nguyên nhân:
- Rối loạn nội tiết tố sau sinh
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
- Thiếu chăm sóc bản thân
- Không có sự chia sẻ người thân trong quá trình chăm em bé
Biện pháp phòng tránh:
- Chia sẻ với chồng/người thân về những căng thẳng, lo lắng sau sinh
- Các ông bố nên dành thời gian chăm sóc em bé để các mẹ được nghỉ ngơi
Các ông bố nên dành thời gian chăm sóc em bé để các mẹ được nghỉ ngơi (Ảnh: Freepik)
-
Bệnh cúm
Là bệnh lý dễ mắc phải nhưng lại vô cùng nguy hiểm cho mẹ bầu, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên vì đây là giai đoạn hình thành cấu trúc thai nhi.
Biện pháp phòng tránh
- Khám sàng lọc trước khi mang thai
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt
- Hạn chế tối đa với việc tiếp xúc với người lạ, nguồn bệnh (nơi đông người, các cơ sở y tế)
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hay tiếp xúc với người lạ.
-
Bệnh viêm gan siêu vi B
Biện pháp phòng tránh:
- Khám sàng lọc bệnh truyền nhiễm nói chung, bệnh viêm gan B nói chung
- Nếu đã mắc bệnh, cần được khám và điều trị cẩn thận
- Tiêm phòng cho em bé trong thời gian sớm nhất sau sinh để dự phòng lây nhiễm từ mẹ.
2Các câu hỏi thường gặp
Năm nay tôi 41 tuổi, muốn có thai tự nhiên có được không?
Tuổi sinh sản nên nhỏ hơn 35 tuổi là hợp lý nhấtTrong trường hợp bạn muốn mang thai tự nhiên, bạn nên sắp xếp thời gian gặp bác sĩ để thăm khám lâm sàng, xét nghiệm đánh giá sức khỏe, tình trạng hormone sinh sản để nhận được tư vấn cụ thể nhất.
Hiện tại tôi đang có nhân sơ tử cung thì có mang thai được không?
Nhân sơ tử cung là yếu tố gây nguy cơ cho quá trình mang thai. Sau khi mang thai thì cần được thăm khám cẩn thận để hạn chế sinh non.
Tôi năm nay 28 tuổi, có bầu 8 tuần. Đi khám được chẩn đoán đa nang buồn trứng, có 2 nang to và đang phát triển. Điều này có ảnh hưởng đến em bé không? Cách xử lý như thế nào?
Trong quá trình mang thai, buồng trứng sẽ hình thành nang để sinh ra hormone hỗ trợ quá trình thai nghén. Cho nên, trước khi kết luận đây là nang bình thường hay bất thường, bạn đi khám, làm các xét nghiệm, loại trừ bệnh lý và nhận tư vấn chính xác hơn.
Tôi đang mang bầu 8 tuần, hay bị chảy máu chân răng thì có phải bị bệnh gì không?
Hiện tượng chảy máu chân răng là triệu chứng của nhiều nhóm bệnh. Chảy máu chân răng có thể là báo hiệu một bệnh lý bất thường như ung thư máu, thiếu máu hoặc một số bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm lợi, viêm quanh răng, chân răng nhiều cao răng… Vì vậy, bạn nên đi khám để được đánh giá đúng nguyên nhân.
Bên cạnh việc khám thai định kỳ, sản phụ cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp, từ đó có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, hạn chế các rủi ro về sức khỏe trong suốt thai kỳ.
- Làm thế nào để đẩy lùi chứng mất ngủ trong thời kỳ đầu mang thai?
- Phụ nữ muốn sinh sau tuổi 35 cần lưu ý những điều gì để mẹ tròn con vuông
- Những điều thai phụ nên lưu ý để có một thai kỳ viên mãn!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bác sĩ Sản Khoa Vinmec tư vấn: Những bệnh lý phổ biến trong thai kỳ và cách phòng tránh của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.