Trong thời đại công nghệ phát triển tiên tiến như hiện nay, còn rất ít những trò chơi dân gian truyền thống của người Việt được gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay. Nếu bạn là một người thích hoài cổ, yêu thích những trò chơi dân gian mang đậm phong cách đường quê thì không thể nào bỏ qua bài chòi Hội An. Hãy cùng tìm hiểu cùng với Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 20 Biệt thự villa Hội An giá rẻ gần phố cổ view biển đẹp đáng nghỉ dưỡng
Top 20 Resort Hội An giá rẻ có hồ bơi cao cấp view biển đẹp từ 3-4-5 sao
Top các khách sạn Hội An giá rẻ, gần phố cổ đẳng cấp 3 – 4 – 5 sao
Top 30 Homestay Hội An gần phố cổ giá rẻ có hồ bơi view biển đẹp tốt nhất
Đôi nét về bài chòi Hội An
Bài chòi là một loại hình sân khấu ca kịch, có tiền thân là một loại hình nghệ thuật và trò chơi dân gian rất được phổ biến ở miền Trung nước ta. Vào ngày 7 tháng 12 năm 2017, nghệ thuật bài chòi Trung Bộ của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Nói về nguồn gốc của hình thức nghệ thuật này thì ta phải ngược dòng quá khứ, quay về những năm cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII. Vào thời ấy, mùa màng và cuộc sống của người dân vùng Trung Bộ bị thú dữ phá hoại và quấy nhiễu nghiêm trọng. Thấy không thể nào để tình trạng này tiếp tục được nữa, nhân dân đã dựng lên một cái chòi rất cao ở bìa rừng, và mỗi đêm lại cử một thanh niên ra chòi để canh giữ.
Người đó ở trên chòi cao quan sát bốn phía, nếu thất thú dữ đến để phá hoại thì sẽ hô to và đánh trống thật vang để đuổi chúng đi. Trong lúc canh chòi, để tránh buồn chán, nhân dân ta liền nghĩ ra một trò chơi: vừa chơi bài vừa cùng nhau hô những câu hát, câu hò. Hình thức vừa đánh bài vừa hò như vậy được gọi là hô bài chòi. Hô bài chòi phát triển và dần dần trở thành hình thức nghệ thuật bài chòi sau này.
Bài chòi vốn dĩ chỉ là một nét truyền thống sống trong ký ức của những người lớn tuổi ở những tỉnh miền Trung. Nhưng vào năm 1999, người dân Hội An đã làm sống lại trò chơi dân gian này. Từ năm 1999 đến nay, bài chòi Hội An chính thức được xuất hiện trong các đêm rằm phố cổ Hội An hàng năm.
Bài chòi Hội An đã thu hút hàng trăm khách du lịch trên mọi miền đất nước và các du khách trên khắp thế giới đến thưởng thức và tham gia. Hiện nay, bài chòi đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa lễ hội của người dân Hội An nói riêng và người dân miền Trung nói chung. Hơn nữa, đặc biệt đối với người nước ngoài, đây còn được coi là một dấu ấn, một ấn tượng khó phai của họ khi đến du lịch ở Hội An – thành phố cổ mộng mơ và trang kính.
Xem thêm: Top 20 món ngon Hội An nhất định phải thử cùng địa chỉ uy tín
Cách tổ chức bài chòi Hội An
Bài chòi Hội An gồm có hai phần rất rõ ràng, đó là trò chơi bài chòi và hát bài chòi.
Trò chơi bài chòi
Trước đây bài chòi chỉ được tổ chức vào những dịp đặc biệt như lễ tết hay hội làng nhưng ngày nay ở Hội An nó đã được tổ chức hàng ngày. Mà bài chòi phải chơi vào buổi tối thì mới vui. Vì vậy, cứ đến chập tối, ở một bãi đất trống nào đó ở sông Hoài mộng mơ, một đoàn người tụ tập lại với nhau và trò chơi bài chòi cũng được bắt đầu.
Đối tượng chơi bài chòi
Bài chòi là một trò chơi hết sức đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Dù bạn là người địa phương, người tỉnh khác hay thậm chí bạn là người nước ngoài, không quan trọng bạn là người nào, từ đâu đến, chỉ cần có ý muốn chơi thì đều có thể tham gia vào trò chơi này.
Đặc biệt, nếu bạn là người từ tỉnh khác đến hoặc người nước ngoài thì trước tiên hãy để hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho bạn nguồn gốc, ý nghĩa và giải thích luật chơi trước cho bạn. Bởi bất kỳ trò chơi dân gian nào, không chỉ là bài chòi Hội An, chỉ khi hiểu hết về nó, bạn mới có thể hưởng thụ nó một cách trọn vẹn.
Xem thêm: Cao lầu Hội An – Nét chấm phá độc đáo của ẩm thực phố cổ
Người hô bài chòi
Khi chơi bài chòi, điều bạn cần chú ý nhất chính là người hô bài chòi. Những người hô bài chòi được gọi là anh/chị Hiệu. Họ là người sẽ bắt đầu trò chơi, đơn giản và dễ hiểu thì có thẻ coi họ là người quản trò.
Đặc điểm của bộ bài chơi bài chòi Hội An
Điều cần chú ý thứ hai chính là bộ bài chơi bài chòi Hội An. Bộ bài này cũng không quá lạ lẫm đối với những ai đã đánh qua Tam cúc. Vì nhiều người cho rằng đây chẳng khác nào bộ bài đánh Tam cúc được cải tiến cả. Bộ bài người ta hay sử dụng để chơi bài chòi chính là bộ bài Tam cúc có 27 cặp gồm những cái tên rất dân dã và cũng rất dễ nhớ như nhất trò, nhì nghèo, tam quăng, tứ cảng,…. Những lá bài kiểu này được vẽ trên giấy, sau đó sẽ dán lên thẻ bằng tre, mà mỗi thẻ sẽ gồm ba quân khác nhau.
Bộ bài chơi bài chòi Hội An gồm có 3 pho là pho sách, pho vạn, pho văn, mỗi pho lại gồm 10 lá và các lá cửu điều đen, lá tứ cẳng đen, lá ông ầm đen)
Cách chơi bài chòi Hội An
Trước tiên, người ta sẽ dựng một chòi cái ở chính giữa khu đất, xung quanh sẽ là 10 chòi con. Anh/chị Hiệu sẽ ngồi ở chòi cái, còn người chơi sẽ ngồi ở các chòi con. Nhưng bình thường ở Hội An, do có sự hạn chế về diện tích mà người ta chỉ dựng bốn đến năm cái chòi con. Còn tại địa phương khác ở miền Trung, thay vì dựng chòi, người ta chỉ đơn giản trải chiếu, dựng cột, treo ống bài lên rồi ngồi chơi bài.
Trò chơi được bắt đầu bằng một tiếng trống giòn giã. Anh/chị Hiệu sẽ bắt đầu trò chơi bằng những làn điệu dân ca Nam Bộ ngọt ngào hoặc những lời xướng mở hàng để thu hút tất cả người chơi. Sau khi mở màn, anh/chị Hiệu sẽ hát lên những lời ca giới thiệu về các quân bài. Người chơi trước tiên sẽ lấy ba con bài và cầm trong tay. Tiếp đó anh/chị Hiệu sẽ bước ra khỏi chòi xóc ống tre chưa thẻ và rút ra một quân bài, rồi hô vang tên quân bài đó.
Chơi con nào có con bài đó sẽ hô to một tiếng “có đây” hoặc gõ 3 tiếng lên mõ. Người chơi đó sẽ được trao một cây cờ đuôi nheo. Trò chơi sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi có người chơi nhận được 3 cây cờ. Người đó sẽ hô “tới” rồi gõ một hồi mõ dài. Cùng lúc đó bên chòi cái, trống cán và trống tum cũng vang lên báo hiệu đã tìm ra người chiến thắng. Một chiếc đèn lòng Hội An tinh xảo chính là phần quà dành cho người chiến thắng.
Xem thêm: Cơm gà Hội An – Món ăn không thể bỏ lỡ khi đến phố cổ
Hát bài chòi Hội An
Bên cạnh trò chơi bài chòi, lời hát bài chòi cũng giữ một vị trí vô cùng quan trọng.
Người hát bài chòi Hội An
Người hát bài chòi chính là các anh Hiệu, chị Hiệu. Không chỉ dẫn dắt trò chơi, anh Hiệu, chị Hiệu còn đảm nhận nhiệm vụ hát dân ca bài chòi Hội An. Những người đảm nhận vị trí này phải là người có giọng hát đẹp, có sự duyên dáng và dí dỏm. Không chỉ ca lên những bài dân ca Nam Bộ ngọt ngào mà họ còn phải điều hòa bầu không khí sao cho mọi người chơi đều được vui vẻ và thoải mái. Không sai khi nói họ chính là những người “giữ lửa” cho bài chòi Hội An.
Đặc điểm lời hát của bài chòi
Về đặc điểm thì lời bài hát của bài chòi gồm có các điệu cơ bản như hồ quảng, xuân nữ, xàng xê, cổ bản. Lời bài hát là sự kết hợp hài hòa giữa làn điệu dân ca Nam Bộ ngọt ngào, sâu lắng với lối hát của hình thức nghệ thuật tuồng, chèo. Cũng chính từ bài chòi, người ta đã sáng tác nên những điệu lý, câu hò làm say đắm lòng người, tiêu biểu như vè Quảng, hòa Khoan,…
Xem thêm: Top 13 quán hoành thánh Hội An nức tiếng du khách không nên bỏ lỡ
Giá trị văn hóa của bài chòi Hội An và giải pháp bảo tồn
Giá trị văn hóa của bài chòi Hội An
Bài chòi Hội An không đơn giản là một trò chơi dân gian hay là một hình thức nghệ thuật mà nó chính là một nét đẹp văn hóa của người dân Nam Bộ nói riêng, của người dân Việt Nam nói chung. Nó chứa đựng những giá trị nghệ thuật cốt lõi lâu đời của cha ông ta từ trước, chứa đựng những tinh hoa văn hóa của người dân lao động chân chất giản dị từ xa xưa.
Không chỉ mang dấu ấn của nền văn hóa dân tộc mà còn mang dấu ấn của văn hóa địa phương. Tất cả những điều đó đã tạo nên giá trị văn hóa của bài chòi Hội An. Cũng chính vì những giá trị to lớn ấy, mà chính quyền địa phương Hội An, hay chính quyền tỉnh Quảng Nam đều cố gắng để giữ gìn và phát huy bài chòi.
Giải pháp để bảo tồn bài chòi Hội An
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cụ thể cho chính quyền địa phương
- Chính quyền địa phương cần tổ chức những đoàn đội chuyên nghiệp để tiếp tục tổ chức và bảo tồn những giá trị cốt lõi của bài chòi.
- Cần sáng tạo ra nhiều hình thức hơn nữa để có thể quảng bá hình thức nghệ thuật bài chòi không chỉ trong nước, trong khu vực mà phải vươn đến thế giới.
Thời gian, địa điểm diễn ra bài chòi Hội An
Địa điểm: vườn tượng An Hội, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam
Thời gian: 19h các ngày trong tuần
Giá thẻ bài: 20.000 VNĐ/thẻ bài
Vậy là Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã cùng các bạn tìm hiểu một lượt về trò chơi dân gian, hình thức nghệ thuật bài chòi Hội An rồi đó! Nếu bạn yêu thích bài chòi thì hãy nhanh chân xách vali lên rồi đi ngay tới Hội An thôi nào!
Nếu bạn đang du lịch Hội An và muốn tìm cho mình một địa điểm lưu trú ưng ý, đừng quên liên hệ với Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn qua số hotline: 094.3333.333 hoặc xem thêm tại: villa Hội An, resort Hội An, khách sạn Hội An, homestay Hội An.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng chi tiết từ A -Z
Kinh nghiệm du lịch Phan Thiết chi tiết từ A – Z mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Huế tự túc tiết kiệm nhất