Bạn đang xem bài viếtBài cúng Tất niên ngoài trời – Văn khấn cổ truyền Việt Nam tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Bài văn khấn tất niên ngoài trời thường sẽ được sử dụng vào đêm giao thừa đúng lúc kết thúc năm mới. Thông thường thì ngoài mâm cúng giao thừa trong nhà thủ tục cũng giao thừa ngoài trời được các gia đình cúng ở trước cửa nhà.
Lê cũng tất niên ngoài trời sẽ có những lễ vật khác nhau tùy vào phong tục, tập quán vùng miền. Nếu như mâm cúng tất niên ngoài trời của miền Bắc thường sẽ có canh măng, miền Trung có giò lùa thì món thịt kho hột vịt không thể thiếu của miền Nam. Về cơ bản mâm cơm cũng tất niên ngoài trời sẽ làm đơn giản hơn cúng tất niên trong nhà và có bài văn khấn khác nhau. Mời các bạn theo dõi chi tiết ở phần dưới đây do truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp.
Bài cúng Tất niên ngoài trời đầy đủ
- Cúng Tất niên 2022 ngày nào tốt?
- Cách sắm lễ cúng Tất niên cuối năm 2022
- Bài cúng Tất niên ngoài trời
- Mâm cơm cúng Tết Quý Mão 2023 của 3 miền Bắc – Trung – Nam
- Miền Bắc
- Miền Trung
- Miền Nam
Cúng Tất niên 2022 ngày nào tốt?
Lễ Tất niên tại gia được tiến hành vào chiều 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ.
Lễ tất niên 2021 có thể được cúng từ ngày 24 tháng chạp đến 29 tháng chạp do năm nay tháng 12 âm lịch chỉ có 29 ngày. Trong đó, các ngày hoàng đạo tháng 12 là ngày 24, 26 và 29. Tùy vào điều thực tế gia chủ có thể lựa chọn ngày phù hợp để cúng tất niên 2021.
Cách sắm lễ cúng Tất niên cuối năm 2022
Lễ Tất niên thường được các gia đình chuẩn bị trang trọng vào chiều 30 Tết, sau khi đã vệ sinh nhà cửa, trang hoàng, bày biện ban thờ đầy đủ, con cháu xôm tụ về đông vui.
Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất, tùy theo điều kiện và tâm ý của gia chủ mà chuẩn bị.
Song thông thường cúng Tất niên cần sắm lễ như sau:
- Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
- Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Bài cúng Tất niên ngoài trời
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .
Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm ……….
Tín chủ chúng con là: …………………………………………………………………
Ngụ tại: ………………………………………………………………………………….
Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Nay là ngày…. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.
Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám …
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Mâm cơm cúng Tết Quý Mão 2023 của 3 miền Bắc – Trung – Nam
Mâm cỗ đêm giao thừa miền Bắc
Mâm cơm cúng đêm giao thừa của người miền Bắc thường là những mâm cỗ truyền thống. Bao gồm 4 bát và 4 đĩa. Nếu tiệc đông người hoặc gia đình có điều kiện thì cỗ có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa gồm các món:
- Bát canh móng giò hầm măng
- Bát canh bóng nấu thập cẩm
- Bát miến nấu lòng gà
- Đĩa thịt gà luộc
- Đĩa giò luộc
- Đĩa nem chua
- Đĩa giò xào
- Đĩa nộm
- Đĩa hành muối
- Đĩa bánh Chưng xanh
Mâm cỗ đêm giao thừa miền Trung
Mâm cỗ cúng Tết giao thừa miền Trung sẽ bao gồm cả bánh Chưng, bánh Tét và các món sau:
- Đĩa dưa món
- Đĩa giò lụa
- Đĩa thịt đông
- Đĩa gà bóp rau răm
- Đĩa chả
- Đĩa thịt heo luộc
- Dưa giá
- Bát canh măng khô
- Bát miến thập cẩm
- Đĩa cá chiên
- Đĩa ram…
Mâm cỗ đêm giao thừa miền Nam
Do tiết trời nắng nóng, người miền Nam thường chuộng các món ăn nguội. Cụ thể, mâm cỗ cúng Tết giao thừa người miền Nam sẽ gồm:
- Canh măng tươi
- Canh khổ qua nhồi thịt
- Gỏi tôm thịt
- Chả giò
- Dưa món
- Củ kiệu
- Bánh tét
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài cúng Tất niên ngoài trời – Văn khấn cổ truyền Việt Nam tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.