Baking soda có ăn được không? Ăn thế nào đúng cách?

Baking soda có ăn được không? Ăn thế nào đúng cách?
Bạn đang xem: Baking soda có ăn được không? Ăn thế nào đúng cách? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Baking soda được biết đến là một loại muối “đa năng” trong nhiều lĩnh vực như tẩy rửa, làm đẹp, sản xuất dược phẩm… Tuy nhiên, muối baking soda có ăn được không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc này thì hãy để Harper’s Bazaar Vietnam giải đáp cho nhé!

Baking soda là gì, có ăn được không?

Baking soda là gì, có ăn được không?

Ảnh: The Spruce

Baking soda (muối nở) là tên gọi chung của natri bicacbonat, một thành phần xuất hiện từ cách đây 4 triệu năm, khi các hồ muối trên khắp thế giới bốc hơi và hình thành cặn trona. Trona là đá được chế biến thành tro soda (natri cacbonat), một khoáng chất tự nhiên. Tro soda sau đó được xử lý và tạo ra baking soda.

Thành phần duy nhất trong baking soda là natri bicacbonat. Vì có tính kiềm nên khi trộn baking soda với một loại axit, nó sẽ làm thay đổi độ pH. Do đó, baking soda thường được dùng để làm dịu cơn đau bụng. Ngoài ra, loại muối này là một thành phần phổ biến trong làm bánh, làm sạch và khử mùi. Vậy liệu bột baking soda có ăn được không?

Baking soda có ăn được không?

Baking soda có ăn được không

Ảnh: Utah public radio

Baking soda là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực, nhất là làm bánh. Chúng tương tác với axit để tạo ra khí carbon dioxide làm cho món bánh nở to, xốp mềm. Bạn hoàn toàn có thể uống baking soda với số lượng nhỏ như là một phần của phương pháp điều trị các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, không nên lạm dụng uống loại bột này vì nó sẽ gây khó chịu cho dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nhiễm kiềm.

Vậy bạn có thể ăn uống bao nhiêu baking soda một ngày? Còn tùy thuộc vào tuổi tác, cân nặng, tình trạng sức khoẻ và các yếu tố khác. Tuy nhiên, một nguyên tắc chung là không nên uống quá 1/2 thìa cà phê mỗi ngày và không uống quá 2 tuần.

>>> Đọc thêm: 9 CÁCH LÀM TRẮNG RĂNG BẰNG CÀ CHUA CHO HÀM RĂNG TRẮNG SÁNG

Baking soda có tác dụng gì?

Baking soda có tác dụng gì

Lợi ích sức khỏe của baking soda bao gồm:

1. Làm dịu chứng khó tiêu

Baking soda giúp trung hòa axit và cải thiện cân bằng độ pH trong cơ thể. Chúng thường được dùng để làm dịu chứng trào ngược axit hoặc ợ chua. Khi bạn ăn thực phẩm có nhiều tính axit, hãy uống một ít baking soda pha cùng với nước để trung hòa axit và đưa độ pH của dạ dày về lại mức bình thường.

2. Chống nấm và kháng khuẩn

Baking soda đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bao gồm cả Streptococcus mutans, một loại vi khuẩn có liên quan đến sâu răng. Nó cũng có hiệu quả chống lại các nhóm nấm khác nhau bao gồm nấm men, nấm da và nấm mốc gây nhiễm trùng da và móng tay ở người.

3. Tăng cường sức khỏe thận

Baking soda có ăn được không? Một nghiên cứu cho thấy việc ăn bánh nướng (có dùng baking soda làm muối nở) giúp tăng cường sức khỏe của thận. Cụ thể, 134 bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính và nồng độ bicacbonat trong máu thấp được bổ sung bicarbonate dung nạp tốt và bệnh ít tiến triển nhanh hơn.

4. Giảm nhiễm trùng đường tiết niệu

Baking soda có thể cải thiện triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu mà hầu như không có tác dụng phụ nào đáng kể.

>>> Đọc thêm: 12 MẶT NẠ TRỊ MỤN ĐẦU ĐEN TỰ LÀM TẠI NHÀ, ĐÁNH BAY MỤN

5. Giảm đau cơ và mệt mỏi

Giảm đau cơ và mệt mỏi

Một nghiên cứu lâm sàng về 8 đối tượng nam khỏe mạnh cho thấy tiêu thụ baking soda trước khi đạp xe ngắt quãng đã cải thiện hiệu suất chạy nước rút của họ. Baking soda góp phần làm giảm nồng độ axit cao trong cơ thể. Từ đó giúp cho cơ ít bị tổn thương và có kết quả tập luyện tốt hơn.

6. Giảm bớt tác dụng phụ của hóa trị

Khi điều trị ung thư bằng hóa trị, những thay đổi không mong muốn sẽ xảy ra ở miệng và cổ họng của người bệnh. Súc miệng bằng baking soda với nước ấm hàng ngày có thể cải thiện những tác dụng phụ này.

7. Điều trị vết côn trùng cắn

Bôi baking soda lên da giúp làm dịu vết đỏ, ngứa và châm chích do côn trùng cắn. Bạn chỉ cần pha muối nở và nước theo tỷ lệ 1:3 rồi bôi lên da.

8. Muối baking soda có ăn được không? Cải thiện sức khỏe răng miệng

Baking soda tăng khả năng loại bỏ mảng bám trên răng, làm trắng răng và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Bạn chỉ cần bôi 1 ít baking soda lên kem đánh răng để chải hàng ngày. Lưu ý, loại bột này cũng có đặc tính mài mòn nên cũng sẽ làm mòn men răng nếu dùng quá nhiều.

>>> Đọc thêm: 12 CÁCH ĐIỀU TRỊ CHỨNG HÔI MIỆNG SAU 1 ĐÊM TẠI NHÀ

Baking soda có ăn được không? Lợi ích trong nấu ăn

Baking soda có ăn được không? Lợi ích trong nấu ăn

Ảnh: Myrecipes

1. Giúp bánh nở

Bicarbonate của soda là một chất tạo men được sử dụng trong nướng bánh để giúp món bánh nở xốp hơn, bằng cách tạo ra bọt khí carbon dioxide bên trong bột. Baking soda có thể được sử dụng để làm bánh ngọt, bánh quy, bánh mì và các loại bánh nướng khác.

2. Bột baking soda có ăn được không? Làm gà chiên giòn

Bạn chỉ cần thoa một ít baking soda lên da gà trong quá trình ướp gia vị cũng có thể làm cho da gà giòn hơn khi chiên.

3. Rửa sạch rau củ

Baking soda thường được sử dụng như một chất tẩy rửa tự nhiên và nó cũng có tác dụng làm sạch rau củ. Ngoài ra, thêm một chút baking soda vào nước ngâm đậu cũng làm mềm đậu và nấu nhanh hơn.

4. Baking soda là gì, có ăn được không? Làm mềm thịt

Khi bạn ướp thịt với baking soda, thịt sẽ có tính kiềm và mềm hơn vì môi trường kiềm làm biến đổi protein. Quá trình kiềm hóa ngăn cản các protein liên kết với nhau khi tiếp xúc với nhiệt. Điều này đảm bảo thịt luôn mềm trong suốt quá trình nấu.

5. Cân bằng độ chua trong nước chấm

Nếu bạn thêm đường hoặc chất béo vào nước sốt bị chua, chúng có thể làm giảm tác dụng của axit nhưng cũng làm thay đổi hương vị và kết cấu của món ăn. Trong khi đó, baking soda không làm ảnh hưởng đến hương vị nước sốt nhưng vẫn làm giảm độ chua. Hãy cho baking soda vào nước sốt từ từ và luôn nếm thử. Bởi vì lạm dụng nhiều loại muối này sẽ làm món nước sốt có vị đắng.

>>> Đọc thêm: MẸO GIỮ RĂNG TRẮNG TỰ NHIÊN, GIỮ HƠI THỞ THƠM THO VỚI BỘT BAKING SODA

Tác dụng của baking soda trong làm sạch

Tác dụng của baking soda trong làm sạch

Ảnh: Chemical safety facts

1. Giữ cho phòng tắm luôn sạch bóng

Ngoài vấn đề baking soda có ăn được không, bạn còn có thể dùng chúng để vệ sinh khu vực phòng tắm. Hãy hòa một ít baking soda vào xô nước ấm và dùng để lau sàn. Thêm mẹo lau dọn là hãy rắc muối nở lên bồn tắm, bồn rửa mặt… trước khi lau sạch bằng khăn ẩm.

2. Loại bỏ dầu mỡ và bụi bẩn trong nhà bếp

Khi trộn với giấm, baking soda trở thành chất tẩy rửa tuyệt vời để làm sạch lò vi sóng, lò nướng, các khu vực bếp bị bẩn do vết bắn dầu mỡ…

3. Khử mùi quanh nhà

Bạn đã biết baking soda là gì, có ăn được không? Ngoài các công dụng trong ẩm thực, baking soda cũng khử mùi hôi quanh nhà hiệu quả. Bạn có thể rắc một ít bột nở dưới đáy thùng rác để ngăn mùi khó chịu; Rắc lên thảm trong phòng và để qua đêm để hút mùi; Mở hộp baking soda đặt bên trong tủ lạnh để hút mùi thực phẩm…

>>> Đọc thêm: THẢI CHÌ DA MẶT CÓ TÁC DỤNG GÌ? 8 CÁCH THẢI CHÌ DA MẶT TẠI NHÀ

4. Khử mùi giày dép

Khử mùi giày dép

Rắc baking soda vào bên trong giày (và cả bên dưới miếng lót giày). Cho giày vào túi giấy lớn và để qua đêm. Khi mang giày, bạn chỉ cần đổ baking soda ra ngoài.

5. Khử mùi hôi cho tay

Sau khi cắt cá hoặc xử lý các vật dụng có mùi, hãy lau sạch tay bằng baking soda và chà dưới vòi nước ấm đang chảy trong vài giây.

6. Thông tắc cống

Đổ một cốc baking soda vào lỗ thoát nước bị tắc và sau đó thêm một cốc giấm nóng. Sau vài phút, xả cống bằng một lít nước sôi.

7. Làm sạch ly, tách

Rắc baking soda vào bên trong cốc hoặc hộp đựng cà phê, trà… Sau đó chà nhẹ bằng vải ẩm để loại bỏ vết bẩn rồi rửa kỹ đồ dùng.

>>> Đọc thêm: THỰC HƯ BAKING SODA GIẢM CÂN VÀ 5 TÁC DỤNG PHỤ CẦN BIẾT

Bột baking soda có ăn được không? Tác dụng của baking soda trong làm đẹp

Bột baking soda có ăn được không? Tác dụng của baking soda trong làm đẹp

1. Làm mềm da

Thêm nửa cốc baking soda vào nước tắm của bạn. Nó sẽ trung hòa axit, rửa sạch mồ hôi và dầu, mang lại làn da mịn màng như em bé. Ngoài ra, baking soda còn có công dụng làm dịu vết cháy nắng nữa đấy.

2. Làm sạch tóc

Muối baking soda có ăn được không? Không chỉ ăn được, baking soda còn có thể loại bỏ cặn tích tụ từ thuốc xịt, gel, dầu xả và các sản phẩm khác. Bạn chỉ cần trộn 1 thìa cà phê muối nở vào dầu gội. Sau khi gội đầu, bạn sẽ cảm nhận mái tóc mềm mại, sạch hơn và bồng bềnh hơn.

>>> Đọc thêm: 5 CÔNG THỨC TRỊ THÂM NÁCH BẰNG BAKING SODA ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ

3. Tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết

Ảnh: One hot oven

Baking soda có tính mài mòn nhẹ. Bạn có thể sử dụng baking soda như một chất tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho mặt, tay, chân hoặc cả cơ thể. Với phần mặt, đầu tiên, rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và rửa sạch với nước. Sau đó, tạo hỗn hợp gồm 3 phần baking soda với 1 phần nước. Chà kỹ theo vòng tròn để làm sạch sâu. Sau đó rửa sạch với nước.

4. Khử mùi cơ thể

Baking soda là một thành phần phổ biến trong chất khử mùi tự nhiên, do khả năng hấp thụ mùi mạnh. Nó cũng là một chất trung hòa độ pH và kháng khuẩn, có tác dụng khử mùi mồ hôi và vi khuẩn dưới nách.

5. Điều trị mụn và se khít lỗ chân lông

Baking soda có đặc tính kháng khuẩn, ngăn ngừa mụn trứng cá. Bạn có thể sử dụng baking soda để trị sẹo và đốm mụn. Nó còn giúp làm sạch và se khít lỗ chân lông hiệu quả.

>>> Đọc thêm: 6 CÁCH TRỊ THÂM ĐẦU GỐI BẰNG BAKING SODA CỰC HIỆU QUẢ

Bột baking soda có ăn được không? Có tác dụng phụ không?

Bột baking soda có ăn được không? Có tác dụng phụ không?

Ảnh: Healthline

Bên cạnh những lợi ích thì baking soda cũng có một số hạn chế nhất định, nhất là nếu tiêu thụ quá nhiều. Tác dụng phụ của muối baking soda có ăn được không chính là:

• Baking soda có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt nếu ăn khi bụng đói hoặc ăn với lượng lớn. Nó cũng có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

• Baking soda gây nhiễm kiềm, là tình trạng mà độ pH trong máu trở nên quá cao. Từ đó dẫn đến nguy cơ co thắt cơ, co giật hoặc hôn mê.

• Baking soda có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin, thuốc kháng axit hoặc thuốc lợi tiểu. Bạn không nên dùng baking soda trong vòng 2 giờ sau khi dùng các loại thuốc này. Nó cũng ảnh hưởng đến nồng độ natri, kali, canxi và magiê trong cơ thể.

• Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi tiêu thụ một lượng lớn, baking soda có thể dẫn đến bệnh não xuất huyết. Đó là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây sốc, làm loãng máu và các vấn đề về gan, thậ, đồng thời thay đổi chức năng và cấu trúc của não bộ.

Tóm lại, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng baking soda như một phương pháp điều trị các vấn đề sức khỏe. Còn đối với những người trưởng thành khỏe mạnh, sử dụng baking soda với lượng điều độ hầu như không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm nào.

>>> Đọc thêm: CẢNH BÁO 7 TÁC HẠI CỦA BAKING SODA KHI SỬ DỤNG SAI CÁCH

Lưu ý khi dùng baking soda

Lưu ý khi dùng baking soda

• Muối baking soda ăn được, thường được coi là an toàn và không độc hại. Tuy nhiên, bạn không nên vượt quá liều khuyến cáo như đã nêu trên.

• Phụ nữ, trẻ em, người nghiện rượu, người bị phù nề, bệnh gan, bệnh thận hoặc huyết áp cao không nên uống baking soda. Người trên 60 tuổi chỉ nên uống 1,5 muỗng cà phê muối nở mỗi ngày. Nếu dùng nhiều có thể dẫn đến đau tim.

• Tránh để baking soda ở những nơi có nhiệt độ cao, nóng và nên để những nơi thoáng mát, tránh xa ánh nắng mặt trời.

Baking soda có ăn được không? Trên thực tế, baking soda được dùng phổ biến làm phụ gia cho các món ăn. Nhưng tốt nhất bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ và pha loãng với nước, không nên dùng trực tiếp. Ngoài ra, hãy dùng baking soda có kiểm soát để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.

>>> Đọc thêm: MẸO TẨY QUẦN ÁO BẰNG BAKING SODA CỰC KỲ ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn