Hiện nay, tại các trường học luôn có quy định về việc phụ huynh và học sinh ký bản cam kết về việc đảm bảo an toàn giao thông. Dưới đây là bài phân tích về bản cam kết của phụ huynh và học sinh về an toàn giao thông.
1. Bản cam kết của phụ huynh và học sinh về an toàn giao thông dùng để làm gì?
Giao thông đường bộ là một trong lĩnh vực quen thuộc, gắn liền với thực tiễn đời sống của mỗi người dân. Hiện nay, khi nền kinh tế xã hội ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ, hệ thống giao thông đường bộ tài nước ta cũng dần biến chuyển linh hoạt, có yếu tố phức tạp hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tham gia giao thông của mỗi cá nhân.
Tham gia giao thông không chỉ dành cho người lớn (người trưởng thành) mà là hoạt động dành cho mọi lứa tuổi, bao gồm cả học sinh.
Học sinh đi học cũng di chuyển trên đường: Đi bộ, điều khiển phương tiện giao thông. Vậy nên, có thể khẳng định, đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông giao thông chung của mỗi địa phương.
Học sinh (khi chưa đủ 18 tuổi), chỉ có thể điều khiển các phương tiện giao thông chủ yếu như: xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện. Vậy nên, công tác quản lý hoạt động tham gia giao thông của các đối tượng này cũng gặp nhiều khó khăn. Do chưa đủ tuổi (chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự), chưa có bằng lái, nên hoạt động tham gia giao thông của các chủ thể này thực sự khó kiểm soát. Hay nói cách khác, mọi rủi ro khi tham gia giao thông của chủ thể này đều phải có sự bảo hộ, can thiệp và đại diện theo pháp luật của phụ huynh. Chính vì vậy, tại các cơ sở trường học, nhà trường thường liên kết với cơ quan chức năng có thẩm quyền để yêu cầu phụ huynh và học sinh ký vào bản cam kết của phụ huynh và học sinh về an toàn giao thông.
Bản kết của phụ huynh và học sinh về an toàn giao thông là sự thống nhất về tư tưởng, quan điểm của phụ huynh và học sinh trong lĩnh vực giao thông; sự cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Nhà trường sẽ dựa vào bản cam kết này để quản lý công tác tham gia giao thông của học sinh, đưa ra phương hướng xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra.
2. Mẫu bản cam kết của phụ huynh và học sinh về an toàn giao thông:
2.1. Mẫu bản cam kết an toàn giao thông của học sinh:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG…….. |
.….Ngày…….,tháng….., năm….. |
BẢN CAM KẾT
(V/v thực hiện Pháp luật về trật tự an toàn giao thông)
Kính gửi: – Sở giáo dục và đào tạo…….
– Công an huyện………….
– Ban giám hiệu trường………..
– Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp…….
Em tên là…… Học sinh lớp………
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD & ĐT ……… và Công an huyện ………. về tăng cường công tác đảm bảo ATGT, em xin cam kết thực hiện tốt Pháp luật về trật tự an toàn giao thông với các nội dung:
I. Tiêu chí chung:
1. Mỗi người tham gia giao thông phải bình tĩnh, lịch sự trong ứng xử.
2. Tự giác, gương mẫu, nghiêm túc chấp hành Luật giao thông; chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát giao thông.
II. Đối với người đi bộ:
1. Luôn đi sát mép đường bên phải hoặc lề đường, hè phố.
2. Khi đi ngang qua nơi giao nhau phải chấp hành tín hiệu đèn chỉ dẫn, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; không đi ngang qua đường cắt ngang dòng xe chạy, vượt giải phân cách gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông.
3. Không mang vác vật cồng kềnh gây cản trở hoạt động giao thông; không đu bám phương tiện đang chạy trên đường.
4. Không tụ tập đông người trên lòng đường, lề đường, làm cản trở gây mất trật tự an toàn giao thông.
III. Đối với người điều khiển phương tiện:
1. Đi đúng chiều đường, làn đường theo quy định; không dàn hàng ngang từ 2 xe trở lên.
2. Thực hiện đội mũ bảo hiểm và cài quai theo đúng quy cách đối với người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện.
3. Không điều khiển xe máy trên 50 phân khối khi chưa có giấy phép lái xe (theo qui định của Luật giao thông); không gửi xe ngoài trường.
4. Không điều khiển phương tiện giao thông khi đó uống rượu, bia hoặc khi cơ thể mệt mỏi và có những chất kích thích khác.
5. Đi đúng tốc độ, không phóng nhanh, vượt ẩu, chèn ép, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép.
6. Tại nơi giao nhau, chấp hành tín hiệu đèn giao thông, giảm tốc độ và nhường đường theo quy định.
7. Khi tránh, vượt, chuyển hướng, lùi xe, dừng đỗ xe phải thực hiện theo đúng quy định an toàn giao thông.
8. Không chở quá số người, quá trọng tải quy định; không chở hàng hóa cồng kềnh gây cản trở giao thông.
9. Không sử dụng ô dù khi điều khiển phương tiện giao thông.
10. Có trách nhiệm cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
…….., Ngày……., tháng…….., năm………. |
||
Xác nhận của phụ huynh |
Xác nhận của GVCN |
Người cam kết |
2.2. Mẫu bản cam kết an toàn giao thông của phụ huynh học sinh:
PHÒNG GD&ĐT ……. TRƯỜNG …… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….., ngày … tháng … năm ……… |
BẢN CAM KẾT
(V/v thực hiện An toàn giao thông năm học………)
Họ và tên học sinh: ………Lớp:……Trường …….
Họ và tên cha/ mẹ học sinh:……
Thực hiện kế hoạch số: …….PGD&ĐT ……….. ngày …./…./……. về việc tăng cường triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông năm học …….Trường ………tổ chức cho các em học sinh và cha mẹ học sinh ký cam kết thực hiện ATGT gồm những nội dung sau:
1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, pháp luật, luật lệ ATGT của nhà nước.
2. Xây dựng cổng trường “An toàn giao thông và Văn hoá giao thông”.
3. Không đi bộ, đi xe đạp dàn hàng ngang trên đường, không buông một tay hoặc cả hai tay khi đi xe đạp, không đi xe đạp bằng một bánh, không lạng lách, đánh võng, dàn hàng ngang khi đi xe đạp. Không chở quá số người theo quy định.
4. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông.
5. Không tham gia, không cổ vũ đua xe trái phép. Không giao xe máy cho các em học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe.
6. Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường quy định, luôn có thói quen chấp hành, thực hiện đúng luật lệ giao thông đường bộ.
7. Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng. Tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác.
8. Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành quy định xử phạt hành chính khi vi phạm về giao thông.
9. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có giấy phép, chứng chỉ phù hợp. Phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
10. Không thực hiện các hành vi có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông.
11. Vận động gia đình, mọi người xung quanh chấp hành tốt luật an toàn giao thông.
12. Chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà trường về ATGT.
– Không được sử dụng phương tiện là xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi.
– Phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện tới trường. Không lượn lách, đánh võng, chở quá số người theo quy định pháp luật.
– Phải đăng ký với nhà trường về phương tiện được sử dụng đến trường.
– Nhà trường sẽ xử lý kỷ luật và xử phạt đối với những học sinh vi phạm ATGT.
Trên đây là bản cam kết giữa học sinh và cha mẹ học sinh với nhà trường về việc thực hiện An toàn giao thông.
Học sinh (Ký, họ và tên) |
Cha mẹ học sinh (Ký, họ và tên) |
HIỆU TRƯỞNG (Ký, họ và tên) |
3. Phụ huynh và học sinh có bắt buộc phải ký vào bản cam kết an toàn giao thông hay không?
Bản cam kết an toàn giao thông được lập ra để phụ huynh và học sinh thống nhất, cam kết nâng cao ý thức cá nhân trong việc tham gia giao thông. Vậy phụ huynh và học sinh có bắt buộc phải ký vào bản cam kết an toàn giao thông hay không?
Thực tế, pháp luật không đưa ra quy định về việc phụ huynh và học sinh bắt buộc phải ký cam kết an toàn giao thông. Song, trong thực tiễn, đây là hoạt động mà các cơ sở giáo dục, trường học đưa vào nội quy chung, yêu cầu học sinh và phụ huynh học sinh phải tuân thủ thực hiện.
Khi ký cam kết an toàn giao thông, phụ huynh và học sinh sẽ cam kết về ý thức tuân thủ, chấp hành giao thông. Điều này giúp nâng cao chất lượng an toàn giao thông, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro xảy đến liên quan đến hoạt động này.
Vậy nên, tại các cơ sở trường học, nhà trường, học sinh và phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc nâng cao ý thức tham gia giao thông; cam kết thực hiện việc ký kết an toàn giao thông. Điều này giúp bảo vệ an toàn cho học sinh, phụ huynh trong quá trình tham gia giao thông.