Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết nhất 2023

Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết nhất 2023
Bạn đang xem: Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết nhất 2023 tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Đối với những bạn đang có dự định ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh chắc hẳn còn rất nhiều vấn đề thắc mắc. Trong đó, phần mô tả công việc nhân viên kinh doanh nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Do đó trong bài viết này, Mua bán sẽ giúp các bạn giải đáp những phần liên quan đến mô tả công việc nhân viên kinh doanh nhé. 

Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là gì?

1. Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh hay còn có tên gọi khác là Sale Staff, là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh của công ty, xí nghiệp. Nhiệm vụ của một người nhân viên kinh doanh là đảm nhận mọi công việc từ quản lý, giới thiệu sản phẩm, xây dựng chiến lược, kế hoạch bán hàng và môi giới với mục tiêu tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp, đem lại hợp đồng và doanh thu cho công ty.

Bên cạnh đó, Sales staff còn đảm nhận luôn công việc chăm sóc khách hàng đang sử dụng và sau khi dùng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Người làm nhân viên kinh doanh sẽ thuộc bộ phận Sales – Marketing, họ chịu sự quản lý từ Trưởng phòng kinh doanh tiếp thị. … 

Nhân viên kinh doanh đóng vai trò bán hàng cho doanh nghiệp
Nhân viên kinh doanh đóng vai trò bán hàng cho doanh nghiệp

2. Mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Dưới đây là thông tin chi tiết mô tả công việc nhân viên kinh doanh cho những ứng viên sáng giá:

2.1. Tìm kiếm, khai thác và thu thập nguồn khách hàng tiềm năng

Thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả nguồn dữ liệu của công ty, tìm kiếm qua mạng xã hội, diễn đàn, bạn bè, người thân.

Nhân viên kinh doanh cần chủ động liên hệ và kết nối với khách hàng tiềm năng, xây dựng mạng lưới mối quan hệ để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ.

Gia tăng lòng trung thành và thiện cảm của khách hàng để nâng cao hiệu suất bán hàng.

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ những kênh thông tin khác nhau
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ những kênh thông tin khác nhau

2.2. Nghiên cứu đối thủ và thị trường

Nhân viên kinh doanh xem xét các yếu tố tác động lên thị trường như xu hướng, nhu cầu, hành vi mua hàng… của người tiêu dùng. 

Theo dõi những hoạt động, chiến lược của phía đối thủ cạnh tranh để không làm giảm doanh số của công ty.

2.3. Lên kế hoạch kinh doanh

Lên kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm/dịch vụ cho công ty như sản xuất, quảng bá, truyền thông…

Để tạo sự thành công của sản phẩm, nhân viên kinh doanh cần có chiến lược cụ thể, chính xác và chặt chẽ trước khi tung ra thị trường.

Có kế hoạch kinh doanh chi tiết để quảng cáo sản phẩm công ty
Có kế hoạch kinh doanh chi tiết để quảng cáo sản phẩm công ty

2.4. Giới thiệu, tư vấn sản phẩm

Nhân viên kinh doanh đóng vai trò giới thiệu, tư vấn và giải thích sản phẩm để khách hàng hiểu rõ chức năng. Phần giới thiệu, tư vấn sản phẩm sẽ liên quan đến những công việc như gửi sản phẩm, đề ra giải pháp giúp người tiêu dùng nhận diện nhu cầu và lựa chọn được sản phẩm phù hợp. 

Đây là nội dung quan trọng trong bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh mà một Sales staff nào cũng phải làm.

2.5. Giải quyết từ chối và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm 

Đây được xem là bước quan trọng nhất giúp công ty có đạt doanh số hay không. Vì thế cần rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để thuyết phục khách hàng chốt đơn. Khi khách hàng muốn từ chối mua sản phẩm, hãy khéo léo lồng ghép những thông điệp hoặc ưu đãi khi dùng dịch vụ công ty.

Nhân viên kinh doanh nên có phương án hỗ trợ khi khách hàng từ chối mua sản phẩm
Nhân viên kinh doanh nên có phương án hỗ trợ khi khách hàng từ chối mua sản phẩm

2.6. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng cho Khách hàng

Gia tăng tiến độ ký kết hợp đồng với khách hàng càng nhanh càng tốt, hạn chế trường hợp phía đối thủ cạnh tranh tìm cơ hội hay người tiêu dùng thay đổi ý định.

Nhân viên kinh doanh phải đảm bảo chất lượng dịch vụ, mang đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng và phối hợp cùng những bộ phận liên quan để khắc phục vấn đề phát sinh nhanh chóng.

2.7. Chăm sóc khách hàng

Nhân viên kinh doanh cần chủ động liên hệ với người tiêu dùng đang dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Mặc dù khách hàng đã đồng ý ký kết hợp đồng nhưng bộ phận kinh doanh vẫn phải theo dõi tiến độ hợp đồng, nhằm hỗ trợ kịp thời và giải đáp thắc mắc, yêu cầu hay phàn nàn từ người dùng. Đồng thời, chủ động gửi thông tin khuyến mãi, ưu đãi… cho khách hàng.

2.8. Báo cáo kết quả kinh doanh

Tiến hành viết báo cáo kết quả kinh doanh để cấp trên nắm bắt thông tin cũng như tình hình kinh doanh của đội nhóm. Từ đó cấp trên sẽ đánh giá và đề ra hướng đi, kế hoạch kinh doanh, chính sách trong thời gian sắp tới. 

Đồng thời dựa vào bảng báo cáo, cấp trên sẽ đánh giá năng lực, thăng cấp chức vụ cho nhân viên kinh doanh đạt thành tích tốt.

2.9. Thực hiện các công việc khác

Bên cạnh đó nhân viên kinh doanh còn đảm nhiệm những công việc khác như: Theo dõi quá trình thanh lý, kết thúc hợp đồng, hỗ trợ phía kế toán đốc thúc công nợ, phối hợp cùng bộ phận Marketing để lên kế hoạch, triển khai chương trình khuyến mãi, ưu đãi vào các dịp Tết, lễ và tri ân khách hàng. Khi có sản phẩm hay dịch vụ mới, nhân viên kinh doanh sẽ đi giới thiệu để thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng mới.

=> Trên đây là 9 yếu tố trong bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh mà bạn cần nắm để hiểu hơn về công việc này.

mo ta cong viec nhan vien kinh doanh 7
Trong mô tả công việc nhân viên kinh doanh còn có hỗ trợ thêm các bộ phận khác

Tham khảo: 

3. Mức lương nhân viên kinh doanh

Dựa vào tình hình kinh tế tại Việt Nam cùng các số liệu thống kê từ những trang nghiên cứu thị trường cho thấy, thu nhập của nhân viên kinh doanh dao tùy vào yêu cầu công việc, đặc thù sản phẩm và dịch vụ, quy mô của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Mức lương của vị trí nhân viên kinh doanh dưới 1 năm kinh nghiệm trung bình là 9.500.000 Triệu VNĐ
  • Mức lương vị trí nhân viên kinh doanh từ 1-4 năm kinh nghiệm trung bình là 10.200.000 Triệu VNĐ
  • Mức lương vị trí nhân viên kinh doanh từ 5-9 năm kinh nghiệm 13.300.000 Triệu VNĐ

(Nguồn: vietnamsalary)

Lương cơ bản cho những nhân viên kinh doanh không quá cao, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng KPI doanh số đối với vị trí này, nếu đạt được mức KPI đặt ra thì nhân viên được hưởng 100% lương cơ bản. Trường hợp, nhân viên xuất sắc vượt qua KPI đề ra sẽ hưởng 100% lương căn bản và thưởng thêm % doanh thu vượt định mức. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh còn được phụ cấp tiền điện thoại, gặp gỡ đối tác, xăng xe…

mo ta cong viec nhan vien kinh doanh 8
Mức lương nhân viên bán hàng rơi vào 8 – 15 triệu mỗi tháng

Xem thêm về một số việc làm kinh doanh nếu bạn đang tìm kiếm:

4. Quyền lợi của nhân viên kinh doanh

Sau khi đã biết về phần mô tả công việc nhân viên kinh doanh, Mua bán sẽ giới thiệu thêm về mục quyền lợi cho các bạn đang có dự định ứng tuyển vào vị trí này như sau:

  • Có mức thu nhập hấp dẫn gồm mức lương cơ bản + hoa hồng + % thưởng doanh số KPI.
  • Được hưởng các chế độ đầy đủ như BXH, BHYT và BHTN theo đúng Luật lao động hiện hành.
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, có các chuyên gia đào tạo và huấn luyện chuyên môn.
  • Có cơ hội thăng tiến nhanh chóng lên các cấp cao.
  • Được tham gia nhiều hoạt động chung của công ty như du lịch, sự kiện, teambuilding…

Tham khảo: Marketing Specialist là gì? 7 kỹ năng cần có để trở thành một Marketing Specialist

5. Các kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh

Để hoàn thành tốt phần mục mô tả công việc nhân viên kinh doanh, những ứng viên sẽ cần có những kỹ năng, kinh nghiệm khác nhau để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Sau đây là những kỹ năng cần thiết cho nhân viên bán hàng gồm:

Những kỹ năng cần thiết trong mô tả công việc nhân viên kinh doanh là gì?
Những kỹ năng cần thiết trong mô tả công việc nhân viên kinh doanh là gì?

Xem thêm: Kỹ Năng Là Gì? 3 Kỹ Năng Quan Trọng Bạn Cần Phải Biết

6. KPI/ chỉ tiêu công việc của nhân viên kinh doanh

Những chỉ tiêu thường được đặt ra cho nhân viên kinh doanh hoàn thành, gồm có: KPI từ phòng ban, số lượng khách hàng, số lượng hợp đồng hoàn thành, tỷ lệ chuyển đổi từ dữ liệu thành đối tượng khách hàng, giá trị trung bình của mỗi hợp đồng, mức độ hài lòng người tiêu dùng, thời gian liên hệ đến khi chốt được hợp đồng, số lượng tuyển dụng xây dựng của đội ngũ.

7. Cơ hội thăng tiến của nhân viên kinh doanh

Để tạo ra cơ hội thăng tiến tại vị trí nhân viên kinh doanh còn phụ thuộc vào nhiều tố như kết quả kinh doanh, kinh nghiệm làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên, kết hợp cùng khả năng lãnh đạo.

Khi bạn đã nhắm vào cơ hội thăng chức lên những vị trí cao hơn gồm trưởng nhóm, quản lý khu vực, giám đốc kinh doanh, bạn cần phải chứng tỏ năng lực bản thân và những đóng góp của bản thân vào công ty. Đồng thời, có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp của mình.

Lộ trình thăng tiến sẽ đi theo trình tự như sau:

  • Nhân viên kinh doanh từ 1-3 năm kinh nghiệm
  • Chuyên viên kinh doanh 3-5 năm kinh nghiệm
  • Trưởng bộ phận kinh doanh 5-8 năm kinh nghiệm
  • Trưởng phòng kinh doanh 8 năm trở lên
  • Giám đốc kinh doanh ít nhất 10 năm kinh nghiệm
mo ta cong viec nhan vien kinh doanh 10
Cơ hội thăng tiến phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Như vậy, Mua Bán đã tổng hợp những thông tin cần thiết cho bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh cũng như mức lương, quyền lợi, kỹ năng cần thiết, KPI cho các ứng viên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những bạn đang có nhu cầu ứng tuyển vị trí này. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về các lĩnh vực khác như: mua bán nhà đất, tìm việc làm… thì có thể truy cập vào website: Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Xem thêm bài viết: