Bảo hiểm y tế: như thế nào gọi là vượt tuyến, trái tuyến?

Bảo hiểm y tế: như thế nào gọi là vượt tuyến, trái tuyến?

Tại sao lại có cụm từ trái tuyến, vượt tuyến khi sử dụng bảo hiểm y tế. Vậy nó là gì và có ảnh hưởng gì đến quyền lợi khi sử dụng BHYT không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm được rất nhiều người sử dụng hiện nay. Khi đi đến các cơ sở khám chữa bệnh, nhiều người vẫn thường nghe các cụm từ như: trái tuyến, vượt tuyến. Vậy nó là gì? Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về 2 cụm từ này nhé!

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm bắt buộc áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT do cơ quan nhà nước ban hành thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Bảo hiểm y tế: như thế nào gọi là vượt tuyến, trái tuyến?

Người dân khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được bảo vệ nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bằng cách được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ và không vì mục đích lợi nhuận.

Trái tuyến là gì?

Theo Luật BHYT sửa đổi năm 2014, trái tuyến là việc người dân sử dụng thẻ BHYT để khám chữa bệnh ở nơi không đúng với địa điểm đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Tuy nhiên, cơ sở khám chữa bệnh đó vẫn thuộc cùng cấp (xã, huyện, tỉnh) với nơi khám chữa bệnh ban đầu.

Bảo hiểm y tế trái tuyến

Theo Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014, những người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến nhưng trong cùng địa bàn tỉnh thì vẫn được hưởng những quyền lợi như khi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Ví dụ: Anh A đăng ký BHYT tại bệnh viện B thuộc tuyến huyện nhưng khi đi khám chữa bệnh lại đến bệnh viện C cũng thuộc tuyến huyện nhưng trong cùng tỉnh đó thì vẫn được hưởng các quyền lợi như khi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Vượt tuyến là gì?

Gần giống như trái tuyến, vượt tuyến là trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh ở nơi không đúng với nơi đăng ký ban đầu và cơ sở khám chữa bệnh đó thuộc tuyến trên cơ sở khám ban đầu.

Ví dụ: Anh A đăng ký BHYT tại bệnh viện B thuộc tuyến huyện nhưng khi đi khám chữa bệnh lại đến bệnh viện C thuộc tuyến tỉnh nên gọi là vượt tuyến.

Nếu như với trường hợp trái tuyến, người tham gia được hưởng quyền lợi như đúng tuyến thì ở trường hợp vượt tuyến người tham gia sẽ được hưởng mức quyền lợi khác biệt so với khám chữa bệnh đúng tuyến.

Bảo hiểm y tế vượt tuyến

Đối với điều trị nội trú chi phí mà BHYT sẽ thanh toán cho người sử dụng theo các mức như sau:

Bệnh viện trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú (nghĩa là 40% chi phí mà BHYT thanh toán khi điều trị đúng tuyến).

Bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú (60% chi phí mà BHYT thanh toán khi điều trị đúng tuyến) từ ngày 01/07/2009 đến ngày 31/12/2020. Từ ngày 01/01/2021, 100% chi phí mà BHYT thanh toán khi điều trị nội trú trong phạm vi cả nước.

Đối với điều trị ngoại trú: Bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh thì người tham gia sẽ không được BHYT thanh toán.

Bài viết vừa chia sẻ một số thông tin cần thiết về bảo hiểm y tế và những trường hợp trái tuyến, vượt tuyến trong quá trình sử dụng BHYT. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích hay chia sẻ cho gia đình và bạn bè nhé!

Xem thêm >> Bảo hiểm y tế là gì? Quyền lợi BHYT? Tại sao nên mua BHYT?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *