Bật mí câu hỏi “Mẹ bầu có nên massage hay không?”

Bạn đang xem bài viết: Bật mí câu hỏi “Mẹ bầu có nên massage hay không?” tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phụ nữ khi mang thai thường bị đau nhức cơ thể. Vì sự phát triển của bào thai làm căng phần lưng dưới, làm giãn các dây chằng và gây áp lực lên khung chậu. Vì thế, nhiều mẹ bầu đã tìm đến phương pháp massage để giảm đau, tuy nhiên, liệu phương pháp này có thực sự an toàn? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Phụ nữ mang thai có nên massage hay không? Nguồn từ pandaspa

Phụ nữ mang thai có nên massage hay không? Nguồn từ pandaspa

1Phụ nữ mang thai có được massage hay không?

Theo Michael Green, bác sĩ sản khoa tại Winona của một trung tâm chăm sóc sức khỏe chống lão hóa do phụ nữ thành lập cho biết: “Massage là một phương pháp an toàn để các mẹ bầu kiểm soát mức độ đau nhức của cơ thể”.

Tuy nhiên, massage không phải là một thói quen bình thường mà các mẹ bầu có thể làm hằng ngày, mà điều này cần sự tư vấn và cho phép của bác sĩ nhi khoa. “Để mang lại liệu trình massage tốt nhất, mẹ bầu hãy tìm chuyên viên về massage cho trẻ sơ sinh” bác sĩ Green chia sẻ.

Liệu massage có an toàn cho em bé không?

Massage có thể mang đến những lợi ích cho thai nhi. Nghiên cứu “Phụ nữ mang thai được hưởng lợi ích gì từ massage” của trường T, Hernandez-Reif M, Hart S, et al chỉ ra rằng massage giúp làm giảm lo lắng và trầm cảm ở phụ nữ mang thai từ đó giúp giảm nguy cơ sinh con non hoặc nhẹ cân.

Liệu massage có an toàn cho bé không? Nguồn từ raisingchildren

Liệu massage có an toàn cho bé không? Nguồn từ raisingchildren

Xem thêm  Tập Pilates là gì? Có thể tập Pilates tại nhà được không

Hơn nữa, massage còn giúp mẹ bầu kiểm soát chứng trầm cảm và lượng cortisol tạo ra, giúp cho em bé có môi trường phát triển tốt và lành mạnh.

2Lợi ích của massage với phụ nữ mang thai

Massage cho mẹ bầu có thực sự tốt? Dưới đây là những lợi ích mà massage mang lại cho phụ nữ mang thai.

Giảm đau

Trong lĩnh vực Tổng quan nghiên cứu các liệu pháp xoa bóp, massage được chứng minh là có tác dụng giảm đau. Đặc biệt là làm giảm đau lưng, đau chân và đau đầu cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Cải thiện giấc ngủ

Massage giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ. Nguồn từ cdnparenting

Massage giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ. Nguồn từ cdnparenting

Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình mang thai, giúp mẹ và bé khoẻ, phát triển tốt. Tuy nhiên, vào giai đoạn mang thai, các mẹ thường rất khó đi vào giấc ngủ và massage được xem là một liệu pháp cải thiện. Theo tài liệu “Massage an toàn và mang thai: phân tích chuyên đề định tính” trong tạp chí Quốc tế về massage trị liệu và chăm sóc cơ thể đưa ra rằng “ Massage giúp cho mẹ bầu đi vào giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn”.

Giảm trầm cảm và lo âu

Tiến sĩ Hurby, bác sĩ phẫu thuật tổng quát tại Niceville cho biết “Massage là một phương pháp làm giảm trầm cảm và lo âu trong thời kỳ mang thai của phụ nữ”. Giúp đảm bảo cho mẹ bầu có một sức khỏe tinh thần tốt và thai nhi phát triển lành mạnh.

Cải thiện kết quả sinh con

Các nghiên cứu được đánh giá của chuyên gia về Sản phụ khoa cho thấy mối quan hệ giữa massage và kết quả sinh con. Liệu pháp massage giúp làm giảm mức cortisol, từ đó giúp thúc đẩy và cải thiện kết quả sinh con.

Massage và kết quả sinh con có mối liên hệ với nhau. Nguồn từ henryford

Massage và kết quả sinh con có mối liên hệ với nhau. Nguồn từ henryford

Xem thêm  Review Quán nướng Buffet Xàm Đà Lạt NGON không thể bỏ qua

Những đứa trẻ được sinh ra từ những người mẹ đã thực hiện liệu pháp massage từ sớm, sẽ hạn chế nguy cơ sinh nhẹ cân, ít quấy khóc cũng như khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Giảm tình trạng trầm cảm sau sinh

Theo đánh giá của các chuyên gia sản phụ khoa, massage làm giảm cortisol trong thai kỳ và trong suốt thời kỳ hậu sản. Từ đó giúp các mẹ bầu giảm thiểu tình trạng trầm cảm sau sinh.

Bài viết liên quan: Mẹo hay đẩy lùi chứng mất ngủ khi mang thai cho mẹ bầu.

3Massage cho phụ nữ mang thai như thế nào?

Massage là một liệu pháp giúp cải thiện sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần phải tuân thủ một số biện pháp sau.

Những lưu ý khi massage cho phụ nữ mang thai. Nguồn từ ganeshhealing

Những lưu ý khi massage cho phụ nữ mang thai. Nguồn từ ganeshhealing

Tránh ép bụng

Theo các bác sĩ của Đại học sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyên mẹ bầu nên nằm nghiêng trong khi massage để tránh chèn ép lên tử cung và em bé. Bảo vệ các bộ phận của em bé trong bào thai là một trong những điều quan trọng cần lưu ý khi massage.

Trong quá trình mang thai, các mẹ cần tránh nằm sấp khi massage trừ trường hợp bào thai còn nhỏ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dùng gối hình bánh donut hoặc bàn massage để hỗ trợ trong quá trình massage.

Không những tránh nằm sấp mà các mẹ còn hạn chế nằm ngửa khi massage đặc biệt là trong giai đoạn từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 42. Khi các mẹ nằm ngửa, điều này có thể gây áp lực lên tĩnh mạch chủ giúp đưa máu cho thai nhi.

Bài viết liên quan: Cách giảm đau lưng khi mang thai

4Lời khuyên từ các chuyên gia

Mẹ bầu cần nhờ bác sĩ tư vấn về liệu pháp massage phù hợp. Nguồn từ massagemag

Mẹ bầu cần nhờ bác sĩ tư vấn về liệu pháp massage phù hợp. Nguồn từ massagemag

Xem thêm  Cách tăng sinh collagen trên da chỉ với 4 bước skincare đơn giản

Mỗi giai đoạn mang thai khác nhau sẽ có một liệu trình massage khác nhau. Đó chính là lý do mà mẹ bầu cần thường xuyên đặt lịch kiểm tra và nhận tư vấn từ các chuyên gia trị liệu về massage.

Để các chuyên gia có thể cung cấp cho mẹ bầu một liệu trình massage tốt nhất, điều chỉnh áp lực và kỹ thuật sử dụng cho phù hợp. Điều đầu tiên các mẹ cần cung cấp đầy đủ thông tin về thai kỳ và tình hình sức khoẻ của mình để chuyên gia nắm rõ.

Xem thêm:

  • Những phương pháp tránh thai sau sinh tốt nhất cho mẹ.
  • Cách khắc phục rụng tóc sau sinh hiệu quả.
  • Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú cần tránh những loại thực phẩm nào?

Mẹ bầu khỏe mạnh sẽ giúp thai nhi phát triển, vì thế liệu pháp massage hết sức hữu ích trong thời kỳ mang thai. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng thông qua bài viết này, các mẹ đã tìm được cho mình những nguồn thông tin phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé.

Thanh Lam tổng hợp từ Verywell Family

1. Goldsmith LT, Weiss G.Relaxin in human pregnancy. Annals of the New York Academy of Sciences.

2. Can I Get a Massage White Pregnant? American College of Obstetricians and Gynecologists.

3. Cronin RS, Li M, Thompson JMD, et al. An individual participant going – to – sleep position, interactions with fetal vulnerability, and the risk of late stillbirth. EClinicalMedicine.

4. Field T. Pregnancy and labor massage. Expert Review of Obstetrics & Gynecology

5. Fogarty S, Barnett R , Hay P. Safety and pregnancy massage: a qualitative thematic analysis. Int J Ther Massage Bodywork. 2020:13(1):4 -12.

6. Field T. Massage therapy research review. Complementary Therapies in Clinical Practice. 2016;24:19-31. doi: 10.1016/j.ctcp.2016.04.005

7. Hollenbach D , Broker R , Herlehy S , Stuber K.Non-pharmacological interventions for sleep quality and insomnia during pregnancy:A systematic review.J Can Chiropr Assox.2013;57(3):260-70.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bật mí câu hỏi “Mẹ bầu có nên massage hay không?” của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *