Bật mí chuẩn cân nặng trẻ sơ sinh theo WHO

Bạn đang xem bài viết: Bật mí chuẩn cân nặng trẻ sơ sinh theo WHO tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cân nặng trẻ sơ sinh là một trong những khía cạnh khiến nhiều bà mẹ đau đầu. Theo từng giai đoạn phát triển, cân nặng của em bé sẽ có sự thay đổi đáng kể. Trong bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giới thiệu với các mẹ tiêu chuẩn cân nặng theo WHO ở trẻ sơ sinh.

1Tiêu chuẩn của WHO về cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng tuổi

Tiêu chuẩn cân nặng trẻ sơ sinh đủ tháng ở mức trung bình là 3.4 kg. Trong một số trường hợp ngoại lệ, trẻ sơ sinh có thể có cân nặng thấp hơn hay vượt lên trên mức này.

Mời mẹ cùng tham khảo bảng cân nặng trẻ sơ sinh dành cho bé trai và bé gái được đưa ra bởi tổ chức WHO.

Cân nặng trẻ sơ sinh

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn WHO. Nguồn: Internet

2Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng trẻ sơ sinh

Cân nặng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ một vài yếu tố điển hình ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ:

  • Do di truyền: Nếu cha mẹ ruột của bé có cơ địa vốn đã nhẹ cân, thấp bé thì em bé có thể sẽ thừa hưởng đặc điểm này khi chào đời.
  • Thời gian mang thai: Những em bé sinh thiếu tháng sẽ nhẹ cân hơn các bé sinh đủ hoặc quá thời gian dự sinh.
  • Dinh dưỡng khi mang thai: Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Nếu bà mẹ ăn uống thiếu chất thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và cân nặng của bé.
  • Thói quen sinh hoạt khi mang thai: Những thói quen không tốt của bà mẹ khi mang thai như uống rượu bia, hút thuốc sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng của trẻ sơ sinh.
  • Giới tính của bé: Sự khác nhau về giới tính của bé cũng dẫn đến sự khác nhau về cân nặng khi chào đời. Thông thường các bé trai sẽ có cân nặng lớn hơn các bé gái.
  • Tình trạng sức khỏe của mẹ khi mang thai: Bà mẹ gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe trong quá trình mang thai như tiểu đường thai kỳ, tim mạch, cao huyết áp và béo phì cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của em bé.
  • Số lượng trẻ trong bụng mẹ: Khi sinh đôi, sinh ba hoặc hơn, do lượng không gian trong bụng mẹ lúc này phải chia sẻ cho nhiều anh chị, mỗi bé có thể sẽ có cân nặng ít hơn so với bà mẹ chỉ sinh một bé mỗi lần mang thai.
  • Sức khỏe của bé: Sức khỏe của trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Nếu bé có sức khỏe không tốt, cân nặng của bé sẽ bị giảm đi so với tiêu chuẩn thông thường.
Cân nặng trẻ sơ sinh

Cân nặng trẻ sơ sinh ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền.Nguồn: Canva

Có thể bạn quan tâm: Ba mẹ nên biết giai đoạn vàng để tăng chiều cao cho bé

3Những vấn đề liên quan đến cân nặng trẻ sơ sinh

Có hai vấn đề chính khiến mẹ lo lắng liên quan đến cân nặng trẻ sơ sinh là trẻ bị nhẹ cân hoặc thừa cân. Dưới đây là một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi cân nặng của trẻ sơ sinh trong từng trường hợp.

Trẻ sơ sinh nhẹ cân

Trong quá trình theo dõi cân nặng định kỳ của trẻ, mẹ thấy cân nặng của bé có nhiều chênh lệch so với bảng tiêu chuẩn cân nặng. Đây có thể là một tín hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe của bé. Một vài nguyên nhân tiêu biểu của việc trẻ bị nhẹ cân gồm có:

  • Bé bị dị tật bẩm sinh.
  • Bé được mẹ cho bú không đúng cách.
  • Bé nôn trớ nhiều lần dẫn đến mất sức, nhẹ cân.
  • Bé không may tiếp xúc với nhiễm trùng trước khi sinh.
  • Bé bị mắc bệnh lý bẩm sinh ví dụ như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh tim bẩm sinh.
  • Bé không nhận được đủ lượng thức ăn hàng ngày hoặc lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
Cân nặng trẻ sơ sinh

Nhẹ cân và thừa cân là hai vấn đề chính về cân nặng của trẻ sơ sinh. Nguồn: Canva

Trẻ sơ sinh thừa cân

Không chỉ nhẹ cân mới là vấn đề cần bận tâm mà thừa cân cũng là điều mẹ cần lưu ý. Nguyên nhân khiến bé có cân nặng hơn mức bình thường là do:

  • Mẹ bị tiểu đường thai kỳ: Hiện tượng thai tăng trưởng quá mức là hậu quả của tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Lượng glucose này đã kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, kích thích thai nhi phát triển.
  • Mẹ tăng cân nhiều trong thai kỳ: Em bé có cân nặng hơn mức trung bình nếu người mẹ tăng nhiều cân trong quá trình mang thai. Vì vậy, bà mẹ cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng khi đang mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Theo khuyến nghị của các bác sĩ, mức cân nặng mà bà mẹ có thể tăng nên dao động từ 11,3-20,5kg trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh tăng cân trong 6 đến 12 tháng đầu đời thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Trong 6 tháng đầu tiên, các bé bú sữa mẹ thường tăng cân nhanh hơn và sau đó sẽ chậm lại.

4Cha mẹ nên làm gì nếu lo lắng về cân nặng của trẻ?

Nếu mẹ lo lắng về cân nặng trẻ sơ sinh, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn gợi ý một số biện pháp có thể làm để giải quyết vấn đề này.

Hỏi ý kiến của bác sĩ

Hướng giải quyết tốt nhất trong trường hợp bé không đạt mức cân nặng theo tiêu chuẩn khuyến nghị là trao đổi với bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ đưa ra các nguyên nhân và hướng giải quyết thích hợp với thể trạng của từng bé.

Kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của mẹ

Chế độ dinh dưỡng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có cân nặng bất thường. Nếu mẹ đang cho bé bú, hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ ít hơn so với mức bé cần sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Trong trường hợp này, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn hợp lý theo khuyến nghị của bác sĩ.

Kiểm tra lại cách cho bé bú

Kỹ thuật cho bú sai cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bú ít hơn bình thường. Mẹ nên thử nghiệm các tư thế cho bú khác nhau để tìm ra tư thế phù hợp nhất cho con mình. Mẹ cũng có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kỹ thuật cho bé bú chuẩn nhất.

Theo dõi tình trạng trào ngược ở bé

Trào ngược cũng là một biểu hiện cho thấy bé hấp thu không tốt dẫn đến cân nặng của bé thấp hơn tiêu chuẩn được khuyến nghị bởi WHO. Khi gặp tình trạng này mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn để bé tiêu hóa tốt hơn.

Xem thêm:

  • Lịch sinh hoạt cho bé 10 tháng tuổi khoa học giúp bé tăng cân khỏe mạnh
  • Nguyên nhân trẻ chậm biết đi – Ba mẹ cần lưu ý
  • Tăng chiều cao cho bé thấp còi. Ba mẹ tham khảo lời khuyên từ chuyên gia

5Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho các mẹ thông tin các hữu ích về cân nặng trẻ sơ sinh và các vấn đề liên quan đến cân nặng thường gặp ở bé. Lưu ý, các bài viết của AVAkids chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bật mí chuẩn cân nặng trẻ sơ sinh theo WHO của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *