Bạn đang xem bài viết: Bầu ăn cháo nhiều có tốt không? Các loại cháo tốt cho bà bầu tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Ngoài cơm thì cháo cũng là món ăn chính trong thực đơn mỗi ngày của người Việt Nam, kể cả bà bầu. Dù biết rằng cháo dễ ăn và bổ dưỡng nhưng nhiều người vẫn thắc mắc bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không. Bài viết dưới đây truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn gửi đến bạn câu trả lời cho thắc mắc trên nhé!
1Tác dụng của cháo đối với bà bầu
Cháo là một món ăn với nguyên liệu chính là gạo, cháo được nấu bằng cách cho gạo vào nước rồi đun sôi, có thể cho thêm các loại rau củ quả, thịt và hải sản vào nấu cùng để tăng thêm hương vị và chất dinh dưỡng. Ngoài cơm thì cháo có thể nói món ăn chính với hầu hết người Việt, từ người lớn đến trẻ nhỏ và cho cả mẹ bầu.
Cháo trắng thường không có mùi vị, ít chất dinh dưỡng và khó ăn, nên mẹ bầu thường cho thêm nhiều nguyên liệu khác tạo hương vị thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Điển hình như có thể cho thêm rau, củ, quả, thịt, xương, hải sản,… và các gia vị hành lá, tỏi, gừng hoặc hành củ tùy vào cách nấu của mỗi người.
Đối với bà bầu, cháo là món dễ ăn, dễ tiêu hóa và có nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung trong thực đơn hàng ngày món cháo cá chép hay cháo chim bồ câu vì 2 món này là những món cháo bổ nhất cho bà bầu.
2Bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không?
Cháo là thức ăn dạng bán lỏng, rất phù hợp với người bệnh, người già, trẻ nhỏ và cả bà bầu. Tuy nhiên việc cho bà bầu ăn nhiều cháo trong thời gian dài (trong cả 3 bữa/ngày) sẽ rất có hại cho dạ dày. Bởi vì cháo được tiêu hóa nhanh thì sẽ rút ngắn thời gian làm rỗng dạ dày khiến mau đói.
Ngoài ra, khi bà bầu ăn cháo thường xuyên sẽ hạn chế động tác nhai và tiết nước bọt đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy yếu nhu động dạ dày và chức năng tiêu hóa tự nhiên. Vì vậy, việc bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không phụ thuộc vào tần suất ăn cháo của mỗi người.
3Những ảnh hưởng khi bà bầu ăn cháo quá nhiều
3.1 Tăng cân
Cháo được nấu từ gạo mà gạo là thực phẩm giàu tinh bột nhưng rất ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khi ăn cháo sẽ lập tức chuyển hóa thành glucose để tái tạo năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, nếu ăn cháo quá nhiều trong thời gian dài (đặc biệt là cháo trắng) sẽ khiến bà bầu tăng cân nhanh chóng.
Ngoài ra lượng glucose không sử dụng hết sẽ tích lũy dưới dạng mô mỡ và kích thích bài tiết hormone gây cảm giác đói. Do đó, bà bầu ăn cháo sẽ nhanh đói khiến ăn nhiều hơn dẫn đến tình trạng thừa cân.
3.2 Tăng nguy cơ tiểu đường
Lượng đường dư thừa trong cơ thể không chỉ làm tăng cân mà còn gây ra bệnh tiểu đường do tích lũy đường tại gan ảnh hưởng đến các tế bào beta của tuyến tụy (đảm nhiệm vai trò sản xuất insulin). Hơn thế nữa, lượng đường này có thể tấn công làm suy yếu hệ miễn dịch của bà bầu khiến dễ mắc phải các bệnh như cúm, cảm lạnh thông thường.
3.3 Gây ra bệnh tim mạch
Lượng đường dư thừa từ việc ăn cháo quá nhiều là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch khi mang thai. Bởi vì đường sẽ tác động đến mạch máu làm tăng nhịp tim, huyết áp, từ đó khiến bà bầu tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ trong thời gian thai kỳ.
4Những lưu ý khi mẹ bầu ăn cháo
Bà bầu có thể ăn các món cháo để dễ ăn và dễ tiêu hóa nhưng cần lưu ý có 2 nhóm bà bầu sau đây nên cân nhắc việc sử dụng cháo trong thời gian mang thai:
- Nếu dạ dày của mẹ bầu không tốt hoặc đang mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, viêm thực quản thì không nên ăn nhiều cháo. Bởi vì cháo có nhiều nước sẽ khiến tình trạng này thêm trầm trọng hơn.
- Cháo là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên mẹ bầu đang gặp vấn đề về trao đổi chất như bệnh đái tháo đường thai kỳ thì không nên dùng cháo liên tục. Vì làm như vậy sẽ khiến đường huyết tăng vọt và khó kiểm soát.
5Bà bầu ăn cháo gói được không?
Cháo gói hay còn gọi là cháo ăn liền được làm từ gạo, không chiên qua dầu, có tính mát và dinh dưỡng nên bà bầu có thể ăn được. Tuy nhiên, không được lạm dụng hoặc thay cho các món ăn chính, bởi vì trong sản phẩm ăn liền thường chứa nhiều gia vị như bột ngọt, muối, hạt nêm,… đã được sấy khô làm món cháo không còn đầy đủ dưỡng chất và không tốt cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
6Những món cháo bổ dưỡng bà bầu nên ăn
- Cháo cá chép: Cháo cá chép là một trong những món cháo bổ dưỡng nhất cho bà bầu với các dưỡng chất như protid, khoáng chất, lipid, vitamin, collagen,… Thịt cá chép ngọt, có tính bình, giúp lợi thủy tiêu thũng, trị chứng phù nề chân, đồng thời rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
- Cháo bí đỏ: Cháo bí đỏ chứa ít cholesterol giúp bà bầu an thai rất tốt. Ngoài ra, bí đỏ cực giàu vitamin như vitamin A, vitamin E, C, B6 và các khoáng chất thiết yếu như magie, kali, phốt pho, mangan,… hỗ trợ sức khỏe bà bầu.
Cháo tươi SG Food Baby vị thịt thăn bằm, bí đỏ gói 240g
- Cháo đậu đen gạo nếp: Món cháo này rất phù hợp bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày cho mẹ bầu ăn để an thai. Nguyên nhân là do đậu đen tính ấm, vị ngọt, giúp trừ thấp giải độc, bổ máu, bổ thận và bồi bổ cơ thể cực tốt. Hơn nữa đậu đen loại bỏ chứng thủy thũng, giải độc cơ thể, trị tê thấp, giúp an thai tốt.
- Cháo gà ác nấu với đậu xanh: Thịt gà ác có vị ngọt, hơi ấm, bổ can thận, bổ huyết khí, thanh nhiệt rất tốt cho bà bầu. Đặc biệt thịt gà ác nấu cháo ăn ngon, bổ hơn gà thường và an thai cực tốt.
Cháo ăn liền Achaki vị gà ác, đậu xanh gói 105g
- Cháo đậu đỏ thịt bò: Ăn cháo đậu đỏ thịt bò vừa giúp mẹ bầu dưỡng thai vừa giúp da dẻ hồng hào. Bởi vì thịt bò rất giàu chất đạm và sắt, còn đậu đỏ giàu hợp chất chống oxy hóa nên rất tốt cho phụ nữ mang thai.
- Cháo lươn: Mẹ bầu nên ăn cháo lươn để dưỡng thai vì thịt lươn chứa nhiều vitamin và dưỡng chất như vitamin A, vitamin B1, vitamin B6,… nhờ vậy cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Cháo tươi Cây Thị vị lươn, đậu xanh gói 260g
7Các món cháo mẹ bầu nên tránh ăn
- Cháo quá mặn: Việc ăn mặn có thể khiến huyết áp tăng cao, đặc biệt là bà bầu. Vì vậy trong thời gian thai kỳ mẹ bầu không nên ăn cháo quá mặn để giảm nguy cơ biến chứng sản giật, thai chậm phát triển, sinh non,…
- Cháo khoai tây: Khoai tây có chứa chất kiềm sinh vật solanine, có thể gây ra dị tật thai nhi. Do đó dù biết rằng khoai tây giàu dinh dưỡng nhưng mẹ bầu không nên ăn các loại cháo nấu từ khoai tây.
- Ăn cháo cùng thực phẩm tươi sống: Thức ăn tái hoặc tươi sống thường chứa nhiều ký sinh trùng có thể ảnh hưởng tới thai nhi, gây ra sảy thai, thai chết lưu. Vì vậy không nên ăn cháo cùng thực phẩm tái hay tươi sống như thịt tái, cá sống, trứng tái,…
- Cháo ăn liền hải sản: Mẹ bầu không nên ăn các loại cháo ăn liền hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như cháo cá thu, cá ngừ xanh, cá chỉ vàng,… Vì trong các loại cháo này có chứa vi khuẩn listeria khiến mẹ bầu bị suy giảm hệ miễn dịch, có nguy cơ sảy thai và thai nhi kém phát triển về não bộ.
- Gợi ý 6 công thức nấu cháo cá chép cho bà bầu an thai, tẩm bổ
- 15+ món cháo cho bà bầu dễ ăn lạ miệng đầy đủ dinh dưỡng
- Cháo tươi ăn liền có tốt không? Cách bảo quản và top 7 cháo được yêu thích nhất
Cháo là thực phẩm vừa dễ ăn vừa có hương vị thơm ngon lại cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên không nên ăn nhiều cháo để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Nếu còn thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) hoặc truy cập website avakids.com để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bầu ăn cháo nhiều có tốt không? Các loại cháo tốt cho bà bầu của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.