Bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo? Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học

Bạn đang xem bài viết: Bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo? Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

8 tháng tuổi là giai đoạn bé có thể chuyển từ ăn bột sang ăn cháo. Nhưng ở giai đoạn này bé nên ăn lượng cháo như thế nào cho khoa học và dinh dưỡng nhất là điều nhiều mẹ thắc mắc. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn khám phá xem bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo qua bài viết này nhé!

1Bé 8 tháng tuổi ăn được gì?

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng hàng đầu cho bé vào thời điểm 8 tháng tuổi. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại sữa bột công thức.

Với trẻ 8 tháng, ba mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn với với cháo bột hoặc xay nhuyễn. Lúc này, trẻ chưa có răng nên những loại đồ ăn này khiến trẻ dễ nuốt, mà đồng thời cũng cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết để bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh như canxi, vitamin, chất xơ, chất đạm,…

Nếu ba mẹ muốn cho bé làm quen với thức ăn đặc như bột ăn dặm thì nên cho bé ăn trước khi ti mẹ hoặc uống sữa bột. Hoặc mẹ có thể chia ra làm các bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau một giờ để dạ dày của bé có thời gian tiêu hóa các chất.

Bé 8 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn được cháo

Bé 8 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn được cháo

2Chế độ ăn dặm cho bé 8 tháng

2.1 Bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo là đủ?

Ba mẹ băn khoăn rất nhiều về việc cho bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ để đảm bảo dinh dưỡng. Với thể trạng riêng của từng bé thì lượng tinh bột cần thiết cho mỗi bé là không giống nhau.

Qua các nghiên cứu, các chuyên gia, bác sĩ khuyên ba mẹ nên cung cấp lượng cháo cho bé giai đoạn 8 tháng tuổi khoảng 600 ml/ngày. Tức là tức bằng 2 – 3 một bữa ăn bột hoặc cháo xay.

Cháo tươi Cây Cháo tươi Cây Thị vị tôm rau ngót gói 260g

Cháo tươi Cây Cháo tươi Cây Thị vị tôm rau ngót gói 260g

2.2 Bé 8 tháng uống bao nhiêu ml sữa là đủ?

Mỗi bé từ 8 tháng tuổi cần được cung cấp lượng sữa tối thiểu cần thiết mỗi ngày là 710 ml. Trong đó bao gồm cả sữa mẹ và sữa bột. Để đảm bảo bé được đáp ứng đủ lượng sữa mỗi ngày, mẹ nên vắt sữa ra bình sữa và đánh dấu các chỉ số. Với cách này, mẹ có thể điều chỉnh và cân bằng được lượng sữa mẹ và sữa bột thích hợp.

Mẹ có thể cho bé 8 tháng uống kết hợp giữa sữa mẹ và sữa bột

Mẹ có thể cho bé 8 tháng uống kết hợp giữa sữa mẹ và sữa bột

2.3 Bé 8 tháng uống bao nhiêu ml nước là đủ?

Lượng nước mà chúng ta nạp vào người mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng. Đối với các bé 8 tháng tuổi, mẹ nên dựa vào cân nặng để ước lượng lượng nước phù hợp cho bé.

Nếu bé nặng khoảng 10 kg thì lượng nước cần thiết tối thiểu phải bổ sung vào khoảng 1000 ml/ngày. Lượng nước này đã bao gồm nước sử dụng để pha sữa bột. Mẹ nên tính toán lượng nước pha sữa trong ngày để bổ sung thêm nước đủ và đều đặn.

Nên cung cấp nước thường xuyên cho bé

Nên cung cấp nước cho bé thường xuyên

2.4 Lượng chất đạm và chất xơ cho bé 8 tháng

Chất đạm là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển thể chất và trí não ở trẻ. Mặc dù đây là dưỡng chất thiết yếu nhưng ba mẹ chỉ nên bổ sung lượng đạm vừa đủ, không quá ít và cũng không quá nhiều.

Tùy thể trạng riêng của từng bé mà ba mẹ có thể cho con ăn lượng đạm cần thiết. Đặc biệt lưu ý là không nên nhồi nhét cho bé ăn quá nhiều vì sẽ gây ra các tác dụng ngược.

Về chất xơ, bé 8 tháng tuổi nên ăn khoảng 25 – 30 gram các loại rau, củ, quả mỗi ngày. Tuy nhiên, ba mẹ cũng có thể cho con ăn nhiều hơn nhưng cần tính toán cân bằng vừa đủ lượng khoáng chất để tránh thừa hoặc thiếu.

Trẻ 8 tháng nên được bổ sung chất đạm và chất xơ

Trẻ 8 tháng nên được bổ sung chất đạm và chất xơ

3Nguyên tắc ăn dặm cho bé 8 tháng

Ba mẹ nên tìm hiểu về những quy chuẩn và nguyên tắc cần thiết trước khi lên thực đơn cho bé 8 tháng tuổi. Dưới đây là một vài nguyên tắc ăn dặm cho bé 8 tháng ba mẹ cần phải lưu ý:

  • Nên để bé làm quen với các món ăn trong sau 2 – 3 ngày trước khi thêm món mới vào thực đơn.
  • Mẹ có thể lên nhiều món ăn để bé có thể thay đổi thường xuyên và tìm được món ăn mà bé thích thú.
  • Mẹ nên lựa chọn thời gian cho bé ăn là lúc bé đang đói để bé ăn ngon miệng nhất, để biết được lượng đồ ăn mà bé có thể ăn trong 1 bữa, đồng thời rèn cho bé thói quen ăn đúng giờ.
  • Mẹ lưu ý nên cho bé ăn từng chút một, không đút cho bé ăn miếng quá to tránh việc bé bị nôn ói khi ăn.
  • Nếu ba mẹ muốn cho bé tập ăn bốc thì nên có người ở cùng để canh chừng khi bé ăn vì bé có thể dễ dàng bị mắc nghẹn. Trong trường hợp bé bị nghẹn, ba mẹ dùng tay cho vào miệng rồi nhẹ nhàng lấy thức ăn ra.
Ba mẹ nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia để lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Ba mẹ nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia để lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

4Một số lời khuyên cho trẻ 8 tháng ăn dặm

  • Giai đoạn trẻ 8 tháng tuổi nên bổ sung nhiều dinh dưỡng khác nhau nên ba mẹ có thể thêm ngũ cốc yến mạch, trái cây, các loại rau và thịt vào chế độ ăn của bé.
  • Ba mẹ có thể cho bé ăn các sản phẩm từ ngũ cốc khác nhau bánh mì nướng, bánh quy hoặc ngũ cốc khô. Đồng thời tránh cho bé ăn các loại ngũ cốc có nhiều đường và màu sắc.
  • Thời điểm này, đường tiêu hóa của bé vẫn chưa thực sự đủ sức để tiêu hóa được các chất có trong đồ ăn chiên rán. Bé nên được ăn các món thanh đạm, nhẹ nhàng.
  • Ba mẹ nên cho bé ngồi vào ghế ăn dặm khi cho bé ăn, hạn chế cho bé lăn lộn khắp nơi để tránh việc bé bị nghẹn và nôn.
Ghế ăn cho bé Kinderkraft KK.TIXI từ 6 tháng đến 5 tuổi - Màu hồng

Ghế ăn cho bé Kinderkraft KK.TIXI từ 6 tháng đến 5 tuổi – Màu hồng

  • Nên giảm dần số lần bú và uống sữa bột trong ngày của bé để việc ăn dặm hiệu quả và bé có thể làm quen với thức ăn dạng cứng nhanh hơn.
  • Lưu ý quan trọng dành cho ba mẹ là nên theo dõi kỹ phản ứng của trẻ khi ăn các loại thực phẩm để biết rằng con có bị dị ứng không. Đồng thời ba mẹ cũng có thể dựa trên tiền sử dị ứng thực phẩm của các thành viên trong gia đình để nghe tư vấn các thực phẩm phù hợp cho bé từ phía chuyên gia, bác sĩ.
  • Khi thấy bé có các biểu hiện lạ khi ăn nên dừng cho bé ăn và tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
Bổ sung trái cây vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Bổ sung trái cây vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

5Gợi ý một số món ăn dặm cho bé

5.1 Cháo thịt heo bí đao

Nguyên liệu: Cơm đã xay hoặc bột gạo, một miếng bí đao và thịt heo bằm.

Thực hiện: Hòa thịt xay với nước cho tan đều, xay nhuyễn bí đao. Tiến hành đun sôi hỗn hợp thịt sau đó cho bí đao vào đun cho đến khi bí mềm. Khi hỗn hợp đã sôi, chín thì tắt bếp và trộn cơm xay vào.

Cháo thịt heo bí đao thực đơn của bé 8 tháng tuổi

Cháo thịt heo bí đao thực đơn của bé 8 tháng tuổi

5.2 Cháo thịt lợn nấm hương

Nguyên liệu: Bột gạo, nấm hương, thịt heo xay và dầu ăn.

Thực hiện: Nấm hương nhặt sạch, ngâm qua với nước muối rồi luộc chín, xay nhuyễn. Tiếp theo cho thịt lợn xay vào nồi rồi khuấy đều với nước hoặc cháo bột. Cho nấm hương vào nấu chín. Tắt bếp, đợi cháo bớt nóng thì thêm một chút dầu ăn dầu ăn cho bé, khuấy đều và sẵn sàng để bé thưởng thức.

Bé ăn cháo thịt heo nấm hương khi 8 tháng tuổi

Bé ăn cháo thịt heo nấm hương khi 8 tháng tuổi

5.3 Cháo cá và cà rốt

Nguyên liệu: Cơm xay, cà rốt, cá phi lê.

Thực hiện: Gọt và rửa sạch nguyên liệu, cà rốt luộc chín, tán nhuyễn. Hấp chín cá tươi rồi tán nhuyễn. Cho cơm xay vào nồi, thêm một ít nước đun sôi. Trộn cá, cà rốt và dầu ăn vào đun một lúc rồi tắt bếp, để nguội và cho bé ăn.

Cháo cá và cà rốt bổ sung dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi

Cháo cá và cà rốt bổ sung dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi

5.4 Cháo thịt gà nấm hương

Nguyên liệu: Thịt gà, gạo xay, nấm hương, gia vị đi kèm.

Thực hiện: Ninh gà để lấy nước nấu cháo, thịt gà nên xé nhỏ rồi đem xay nhuyễn hoặc băm. Đun nhừ gạo xay với nước, rửa sạch và băm nhỏ nấm hương. Khi cháo đã nhừ thì cho nấm hương vào, nêm nếm gia vị, đun khoảng vài phút sau đó tắt bếp, để nguội rồi cho bé ăn.

Cháo gà nấm hương cho khẩu phần ăn của bé thêm đầy đủ dinh dưỡng

Cháo gà nấm hương cho khẩu phần ăn của bé thêm đầy đủ dinh dưỡng

6Giải đáp thắc mắc xoay quanh việc ăn dặm cho bé 8 tháng

6.1 Trẻ 8 tháng ăn bao nhiêu bữa 1 ngày?

Bé 8 tháng tuổi thì nên được cho ăn khoảng 3 bữa/ngày. Ba mẹ có thể cho bé ăn cơm cùng bữa với gia đình. Vì dạ dày của bé vẫn còn nhỏ nên ba mẹ nhớ cho bé ăn từ 1 – 2 thìa với mỗi loại thức ăn. Nếu con thích và muốn ăn nữa thì ba mẹ có thể cho con ăn thêm.

Chế độ ăn dặm cho bé vào thời điểm 8 tháng tuổi cần đảm bảo một vài những điều sau:

  • Bé bú sữa mẹ ít nhất 5 lần trong một ngày.
  • Cho bé ăn từ 2 – 3 phần ngũ cốc hoặc các loại hạt (1 phần ăn gồm 1 – 2 thìa ngũ cốc, hạt khô).
  • 2 phần trái cây (1 phần ăn gồm từ 2 – 3 thìa súp trái cây).
  • 2 – 3 phần rau (1 phần ăn gồm từ 2 – 3 thìa súp rau).
  • 1 – 2 phần chứa protein (1 phần ăn gồm từ 1 – 2 thìa súp).
Bữa ăn của trẻ 8 tháng tuổi nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày

Bữa ăn của trẻ 8 tháng tuổi nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày

6.2 Bé 8 tháng tuổi không nên ăn gì?

  • Thực phẩm nhiều calo: Ăn nhiều thực phẩm giàu calo trong độ 8 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Đồ ăn mặn, chứa nhiều muối hoặc quá ngọt: Thận của trẻ 8 tháng tuổi chưa đủ khả năng hoạt động như người lớn. Ăn nhiều đồ mặn khiến thận phải hoạt động nhiều hơn và ăn quá ngọt khiến trẻ có cảm giác nhanh no, chán ăn bữa chính, dễ mắc các vấn đề về răng miệng.
  • Mật ong: Mật ong chứa hàm lượng đường rất cao và có cả clostridium botulinum – một loại vi khuẩn có có hại với trẻ sơ sinh. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho bé dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Sữa bò: Ba mẹ không nên cho bé sử dụng sữa bò ở thời điểm 8 tháng tuổi vì các loại sữa bò ảnh hưởng xấu tới chức năng thận của trẻ.
  • Hải sản: Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc,… chứa các chất dễ khiến trẻ dị ứng. Trẻ còn nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa cao nên khả năng bị dị ứng rất cao.
Không nên cho trẻ 8 tháng tuổi sử dụng mật ong

Không nên cho trẻ 8 tháng tuổi sử dụng mật ong

6.3 Nên sắp xếp thời gian cho bé ăn dặm thế nào là hợp lý?

Mỗi bé có sức khỏe và khả năng hấp thụ khác nhau, ba mẹ nên quan sát quá trình và đặc điểm ăn uống của bé để lên lịch ăn dặm phù hợp. Dưới đây là lịch ăn dặm cho các bé 8 tháng tuổi được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên áp dụng:

  • 07:00 – Thức dậy và cho bú (sữa mẹ hoặc sữa bột).
  • 8:15 – Ăn sáng (ăn các sản phẩm ăn dặm).
  • 9:00 – Ngủ (tối thiểu 1 giờ).
  • 10:00 – Cho bú (sữa mẹ hoặc sữa bột).
  • 11:00 – Ăn trưa (ăn các sản phẩm ăn dặm).
  • 12:30 – Cho bú (sữa mẹ hoặc sữa bột).
Bột ăn dặm Nestlé Cerelac cá, rau xanh hộp 200g (từ 8 tháng)

Bột ăn dặm Nestlé Cerelac cá, rau xanh hộp 200g (từ 8 tháng)

  • 13:00 – Ngủ trưa (tối thiểu 1 giờ).
  • 14:00 – Cho bú (sữa mẹ hoặc sữa bột).
  • 16:00 – Cho bé ngủ một giấc ngắn nếu muốn (30 – 45 phút).
  • 16:30 hoặc 17:00 – Ăn tối (ăn các sản phẩm ăn dặm).
  • 18:15 – Bắt đầu các thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, kể chuyện, đọc sách,…).
  • 19:00 – Cho bé bú (sữa mẹ hoặc sữa bột) và cho bé ngủ.
Mẹ nên xây dựng lịch ăn dặm hợp lý cho con

Mẹ nên xây dựng lịch ăn dặm hợp lý cho con

Xem thêm:

  • Bé mới bắt đầu ăn dặm nên ăn gì? Cách chế biến món ăn dặm đơn giản dễ làm cho mẹ
  • Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không? Bác sĩ gợi ý thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu ăn dặm
  • Cách sử dụng cháo tươi cho bé ngon miệng và đủ dinh dưỡng

Bài viết đã giải đáp cho ba mẹ thắc mắc về việc bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo thì hợp lý nhất. Hy vọng những thông tin mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mang đến sẽ có ích với ba mẹ. Nếu ba mẹ đang tìm mua các sản phẩm ăn dặm cho bé 8 tháng, hãy nhanh tay truy cập website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) để được tư vấn và đặt mua nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo? Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *