Bạn đang xem bài viết: Bé chán ăn cháo phải làm sao? Gợi ý thực đơn đủ chất giúp trẻ ngon miệng tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Cháo là một món ăn giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện. Vậy khi bé chán ăn cháo mẹ phải làm sao, làm thế nào để kích thích bé ăn ngon. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp và điểm qua các gợi ý về thực đơn đủ chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn trong bài viết bên dưới nhé!
1Bé chán ăn cháo phải làm sao?
1.1 Tập cho bé làm quen với cháo
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong 6 tháng đầu đời. Sau giai đoạn này, mẹ nên tập cho bé làm quen với bột ăn dặm và cháo nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất cho bé phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.
Thời gian đầu khi mới tập ăn, mẹ có thể pha 1 thìa cà phê bột ăn dặm cho bé vị ngọt loãng cùng sữa để bé ăn thử theo tỷ lệ là 1:10 cho mỗi lần ăn. Khi bé đã quen dần, mẹ có thể tăng dần từ 1 bữa bột/cháo lên 2 – 3 bữa/ngày và tăng tỷ lệ cho bột đặc dần lên.
Cháo tươi SG Food Baby vị lươn, đậu xanh gói 240g
1.2 Để con được đói
Thèm ăn là một phản xạ tự nhiên của trẻ ngay khi vừa mới sinh ra đã thèm bú, thèm ăn. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn ăn dặm do trẻ bị áp đặt, thậm chí “nhồi nhét” bởi các mẹ về số lượng và khẩu phần ăn dẫn đến tình trạng trẻ lười, sợ ăn.
Do đó, để bé không còn cảm giác sợ ăn, cá mẹ nên khéo léo dỗ dành, kiên trì khi cho ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ tăng cân. Mẹ nên tạo cơ hội cho bé thèm ăn, đảm bảo bé thực sự đói thì mới cho ăn. Đồng thời, các mẹ cũng cần lưu ý sắp xếp bữa ăn chính và phụ cách nhau 2 – 3 giờ để tránh tạo cảm giác no giả ở bé.
Mẹ cần hạn chế và tốt nhất là tối đa chỉ nên cho bé ăn vặt 1 lần/1 ngày hay sau khi bé ăn chính xong. Để trẻ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, mẹ nên khuyến khích bé tăng cường vận động như chạy, nhảy, leo trèo trước giờ ăn.
Cháo tươi SG Food Baby vị tôm, rau ngót Nhật và cà rốt gói 240g
1.3 Không kéo dài thời gian ăn
Các mẹ lưu ý thời gian cho một bữa ăn của bé chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút. Nếu bé không ăn được nhiều thì cũng nên ngừng và cố gắng kích thích cho bé ăn no hơn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm các bữa ăn phụ cho bé. Việc kéo dài bữa ăn quá lâu sẽ làm thức ăn bị nguội, tanh khiến bé ngán ăn cũng như ảnh hưởng xấu sức khỏe.
Không kéo dài thời gian ăn của trẻ để tránh thức ăn nguội và bé chán ăn
1.4 Tạo thực đơn đa dạng
Mỗi trẻ có nhu cầu, sở thích cũng như khẩu vị khác nhau. Hơn nữa, trẻ luôn cảm thấy thích thú với những điều mới, một món ăn bắt mắt và ngon miệng. Vì thế, để giúp trẻ không biếng ăn mẹ nên dành thời gian lên thực đơn đa dạng và bày trí thật đẹp để kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
Ngoài ra, tùy vào độ tuổi của bé mẹ cũng nên tạo cơ hội để trẻ được cũng vào bếp và góp phần tạo nên bữa ăn. Điều này có thể sẽ giúp bé hào hứng và nhìn nhận được vai trò quan trọng của bữa ăn, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.
Tạo thực đơn đa dạng, bắt mắt để trẻ thích thú hơn khi ăn
1.5 Đưa ra quy tắc bàn ăn
Khi trẻ vừa bắt đầu tập ăn dặm, các mẹ cần ghi nhớ và thực hiện ngay quy tắc 3 không: không ti vi, điện thoại – không đi rong – không đồ chơi. Bởi nếu mẹ cho trẻ xem tivi, chói đồ chơi sẽ khiến trẻ bị phân tâm, không tập trung ăn và ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.
Thực hiện quy tắc bàn ăn 3 không để trẻ tập trung ăn ngon
1.6 Dạy con tính tự lập
Khi con có biểu hiện không muốn ăn, các mẹ tuyệt đối không cho con xem hoạt hình, đi rong hay ép con ăn. Thay vào đó, các mẹ hãy dừng bữa và không bắt con ăn thêm mà chỉ khuyến khích con ăn. Nếu con đã no rồi thì mẹ hãy nên tôn trọng quyết định của con.
Với các bé từ 7 – 9 tháng tuổi mẹ nên tập cho trẻ tự bốc ăn giúp bé vận động đôi tay linh hoạt hơn. Khi bé hơn 1 tuổi, mẹ nên mua thìa ăn dặm cho bé và chỉ bé cách cầm xúc thức ăn để bé tự lập, tự khám phá bữa ăn của mình.
Bé từ 7 – 9 tháng tuổi mẹ nên tập cho trẻ tự bốc ăn giúp bé vận động đôi tay linh hoạt hơn
1.7 Khuyến khích và khen ngợi
Một cách hay giúp bé thích thú và vui hơn khi ăn là mẹ luôn ở bên khuyến khích, khen ngợi. Hầu như đứa trẻ nào cũng rất thích được khen. Do đó, nếu con thử một món ăn mới, mẹ hãy đưa ra lời khen thật nhiệt tình để trẻ thấy phấn khích và ăn ngon miệng hơn.
Khuyến khích và khen để tạo niềm vui cho bé khi ăn
2Khi nào cho bé ăn những món khác ngoài cháo?
Thông thường bé từ 6 tháng tuổi là có thể bắt đầu tập ăn dặm do hệ tiêu hóa bé lúc này đã ổn định hơn. Tuy nhiên, một số mẹ bỉm lại cho con ăn dặm sớm hơn do ít sữa, khoảng từ tháng 4 trở đi. Ở giai đoạn này bé chỉ ăn được mỗi bột hoặc cháo, còn các món như mì ăn dặm cho bé, nui, bún phở, đồ thô thì phải đến 8 tháng.
Đối với cơm nát, bé cần một khoảng thời gian mới có thể tập quen dần và tiêu hóa tốt hơn. 19 tháng là thời điểm thích hợp nhất để bé ăn cơm nát. Bởi khi đó trẻ đã có ít nhất là 16 cái răng sữa, đã có thể bắt đầu làm quen dần với cơm nhão tán nhuyễn.
Đến 24 tháng tuổi, trẻ đã có khoảng 20 cái răng, các mẹ có thể cho con ăn được cơm mềm. Vào giai đoạn từ 18 – 24 tháng trẻ đã có thể ăn mỗi ngày 3 bữa với cơm nát và cháo đặc.
Vậy, ngoài món cháo, tùy vào từng độ tuổi mà mẹ có thể xem xét rằng con mình đã có thể ăn được hoặc không ăn được một số món nào hay chưa. Các mẹ cũng cần tham khảo thật kỹ trước khi cho con ăn để tránh được việc con bị khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nhé.
Bé từ 8 tháng mẹ có thể cho bé ăn mì, nui để đổi khẩu vị
3Gợi ý thực đơn đủ chất đổi món cháo cho bé
3.1 Bữa sáng
Bữa sáng là thời điểm quan trọng để cung cấp đầy đủ năng lượng cho bé, đặc biệt là các bé biếng ăn. Mẹ nên làm bữa ăn sáng cho bé với thực đơn giàu protein, chất xơ, canxi và khoáng chất.
Mẹ có thể nấu món súp thịt bò khoai tây để cung cấp protein và sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Đồng thời, bổ sung thêm các loại rau củ như cà rốt, khoai tây,… để hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp bé ăn ngon hơn.
Cháo ăn liền Achaki vị thịt bò, cà rốt và khoai tây gói 105g
3.2 Bữa trưa
Bữa trưa của bé nên rơi vào khoảng từ 11 giờ đến 11 giờ 30 phút. Mẹ có thể chế biến đa dạng các món từ thịt, cá, trứng, cùng với rau xanh để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé phát triển. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên để bé ăn cùng với gia đình, việc tự ăn sẽ giúp con thoải mái và ăn uống tốt hơn.
Món tôm rim chua ngọt là một món ăn ngon mẹ có thể tham khảo nấu cho bé. Món ăn giàu vitamin A, vitamin D sẽ rất tốt cho xương và hạn chế được tình trạng còi xương ở trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ uống thêm một cốc sữa tươi hoặc sữa chua, ăn vặt thêm hoa quả sẽ rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa bé.
Cho bé ăn cùng với gia đình, việc tự ăn sẽ giúp con thoải mái và ăn uống tốt hơn
3.3 Bữa tối
Bữa tối mẹ cần đảm bảo khẩu phần ăn sẽ có thịt/cá, rau, đậu, gạo/mì nhưng sẽ nhạt hơn sáng và trưa. Mẹ cần chú ý không nên cho bé ăn quá no vào buổi tối sẽ khiến bé bị đầy bụng và khó ngủ. Thay vào đó, hãy tạo hứng khởi cho bé ăn tối bằng những món bổ dưỡng và được trang trí bắt mắt, thú vị.
Theo đó, món cháo bí đỏ thịt gà sẽ là gợi ý tuyệt vời mẹ nên tham khảo cho bữa tối của bé. Bởi, trong bí đỏ và thịt gà có chứa nhiều protein, vitamin A, canxi, photpho,… giúp tăng cường miễn dịch, phát triển xương, cho bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não.
Cháo tươi SG Food vị thịt thăn bằm, bí đỏ gói 270g
- Cách sử dụng cháo tươi cho bé ngon miệng và đủ dinh dưỡng
- Cháo tươi ăn liền có tốt không? Top 6 cháo ăn dặm tốt, được bé yêu thích
- Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm? Các dấu hiệu bé muốn ăn dặm mẹ nên biết
Hy vọng bài viết này đã giúp các mẹ tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề bé chán ăn cháo phải làm sao và có thêm gợi ý về thực đơn đủ chất giúp trẻ ăn ngon miệng, khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn hãy liên hệ qua website avakids.com hoặc liên hệ hotline 1900.866.874 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bé chán ăn cháo phải làm sao? Gợi ý thực đơn đủ chất giúp trẻ ngon miệng của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.