Người dân Việt Nam không ai là không biết đến cái tên “bến Nhà Rồng” bởi nơi đây là di tích lịch sử mang đậm dấu ấn dân tộc.
Tin liên quan: Du lịch Sài Gòn
Bao quát bến cảng Nhà Rồng – địa điểm du lịch Sài Gòn (ảnh St)
Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đến bến cảng Nhà Rồng, xuống tàu Amiral Latouche Tréville chính thức ra đi tìm đường cứu nước để 30 năm sau, Người trở về, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, giành quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc, quê hương.
Bến cảng Nhà Rồng ngày xưa (ảnh ST)
Bến Nhà Rồng ở đâu Sài Gòn?
Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc địa chỉ Số 01 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Nằm ngay cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước, trước mặt là sống Bạch Đằng lộng gió,cả bến cảng chính là nơi góp phần tô điểm cho thành phố thêm lung linh, lộng lẫy khi thành phố lên đèn.
Bến cảng Nhà Rồng khi màn đêm xuống (ảnh ST)
Toà nhà có đôi rồng gắn trên nóc quay đầu chầu mặt trăng theo lối kiến trúc xưa của người Việt Nam nên thường được gọi là nhà Rồng.
Bến Nhà Rồng ở quận 4 (ảnh ST)
Nơi đây được xây dựng từ những năm 1863 và được người pháp sử dụng làm trụ sở thương cảng Sài gòn lúc bấy giờ. Chính tại đây, suốt những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Mỹ nhân dân thành phố đã tổ chức những cuộc biểu tình, bãi công để phản đối chính quyền thực dân và bọn tay sai. Sau bao nhiêu năm, dù đã được sửa sang lại theo lối kiến trúc phương Tây nhưng cũng không làm lu mờ đi vẻ cổ kính xưa kia của nó.
bến cảng Nhà Rồng ngày xưa (ảnh ST)
Bến Nhà Rồng hiện nay là bảo tàng Hồ Chí Minh – một trong các chi nhánh trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Hồ Chí Minh trong cả nước với 3 phòng trưng bày (250m2), sau hai lần chỉnh lý (1990, 1995) lúc này đã có 09 phòng với 1482,62m2 diện tích trưng bày; 02 kho bảo quản 10.927 tài liệu, hiện vật và hàng trăm hiện vật trưng bày ngoài trời.
Bảo tàng Hồ Chí Minh tại bến cảng Nhà Rồng(ảnh ST)
Bảo tàng là nơi thường xuyên tổ chức những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi như: hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu và chiếu phim tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về Bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh…, Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi; là địa điểm tổ chức lễ ra quân của nhiều phong trào quần chúng sôi nổi của Thành phố. Ngày nay, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đang ngày càng cố gắng trưng bày, tu sửa bảo tàng sinh động, phong phú hơn để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
Bến cảng Nhà Rồng (ảnh ST)
Tin liên quan:
- Du lịch Sài Gòn: Tìm về Địa Đạo Củ Chi di tích lịch sử hào hùng
- Danh sách 5 địa điểm du lịch gần Sài Gòn cực kì thu hút
- Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn trong vòng 1 ngày