Đến sáng 25/6, nước ta đã ghi nhận 3 ổ bệnh bạch hầu tại tỉnh Đắk Nông, trong đó có 1 trường hợp tử vong cực kỳ nghiêm trọng. Dịch Covid-19 vừa dịu bớt, nước ta có thể sẽ phải tiếp tục chống dịch bạch hầu?
Bệnh bạch hầu đang là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm gần đây vì khiến một bé gái 9 tuổi tử vong.
Cách phòng chống bệnh bạch hầu tốt nhất đó là trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để ngăn chặn bệnh. Và những thông tin sau đây có thể sẽ giúp được bạn điều đó.
Bệnh bạch hầu là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường xuất hiện 2 – 5 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh, thường bắt đầu bằng đau họng và sốt.
Trong trường hợp nghiêm trọng, vi khuẩn tạo ra độc tố gây ra mảng dày màu xám hoặc trắng ở phía sau cổ họng. Điều này có thể chặn đường thở khiến bạn khó thở hoặc nuốt, và cũng tạo ra tiếng ho nghe như tiếng chó sủa.
Tìm hiểu thêm về bệnh bạch hầu tại đây.
Các con đường lây lan của bệnh bạch hầu
Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu thường lây lan thông qua đường hô hấp. Người lành có thể bị nhiễm bệnh trong những trường hợp sau:
Khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và bạn hít vào: Bởi vì bệnh bạch hầu lây lan chính qua đường hô hấp, khi bạn hít vào các dịch tiết hô hấp (nước bọt) của người bệnh bạn cũng có khả năng nhiễm bệnh.
Do tiếp xúc trực tiếp với vết thương bị nhiễm bệnh bạch hầu: Dịch tiết của người bị bệnh bạch hầu sẽ dính vào tay hoặc cơ thể bạn khi bạn tiếp xúc trực tiếp với vết thương của người đó. Bạn sẽ bị nhiễm bệnh nếu không may cho tay lên vùng mắt, mũi, miệng hoặc vi khuẩn bám vào vết thương hở trên cơ thể của bạn.
Khi bạn chạm vào những đồ vật dính dịch tiết của người bệnh: đây là trường hợp nhiễm bệnh do tiếp xúc gián tiếp với dịch tiết của người bị bệnh bạch hầu. Khi bạn tiếp xúc với các đồ vật dính dịch tiết bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu, chúng sẽ bám vào các vị trí đã tiếp xúc và có thể đi vào cơ thể bạn thông qua các vùng niêm mạc (mắt, mũi, miệng,…).
Nếu bạn bị nhiễm bệnh bạch hầu hoặc có triệu chứng nhiễm bệnh bạch hầu, hãy chủ động ngăn chặn bệnh lây lan bằng cách:
– Tránh xa việc chăm sóc trẻ em, trường học, nơi làm việc hoặc những nơi đông người.
– Rửa tay thường xuyên. Cùng tham khảo cách rửa tay đúng chuẩn tại đây.
– Che miệng khi ho và hắt hơi.
– Đến viện viện và làm xét nghiệm bệnh bạch hầu.
Nỗ lực tiêu diệt các ổ bệnh bạch hầu
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thông báo đã có 12 ca nhiễm bệnh bạch hầu tại tỉnh Đắk Nông, trong đó có 1 trường hợp tử vong (là bé gái 9 tuổi chưa được tiêm phòng vắc-xin bệnh bạch hầu), đồng thời ghi nhận 1 ca nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh (là bệnh nhân nam 20 tuổi).
May mắn, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đã kịp thời khoanh vùng bệnh và tổ chức cách ly khu vực có bệnh, tiến hành phun tiệt trùng và kiểm soát tình hình tại vùng bệnh chặt chẽ.
Tham khảo thêm: Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như vậy, dù chúng ta có phòng tránh thì vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Hiện nay, Bộ Y tế đã đưa vắc-xin ngừa bệnh bạch hầu vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Hãy đưa con và người nhà đến trạm y tế gần nhất và tiêm phòng ngừa bệnh bạch hầu nhằm bảo vệ sức khoẻ cho con bạn nhé! Người lớn cũng cần tái tiêm phòng vắc-xin bệnh bạch hầu sau mỗi 10 năm.
Xem thêm:
>> Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
>> Khi trẻ sốt cao và lên cơn co giật phải làm như thế nào?
>> Các cách để khắc phục tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH