Bệnh galactosemia là gì?

Bệnh galactosemia là gì?

Hiện nay, một số loại sữa bột trên thị trường có chứa đường galactose hoặc lactose. Chúng thường chống chỉ định cho các bệnh nhân bị galactosemia. Vậy đây là bệnh gì, và chúng ảnh hưởng như thế nào cho sức khỏe? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay bạn nhé!

Bệnh galactosemia là gì?

Bệnh galactosemia là gì?

Galactosemia là bệnh mà cơ thể không có khả năng hấp thu được đường galactose, gây ra tình trạng dư thừa galactose trong máu, rất có hại cho sức khỏe. Đây là loại đường đơn, một trong những thành phần của lactose, được tìm thấy trong tất cả các chế phẩm làm từ bơ, sữa.

Khi đi vào cơ thể, đường lactose trong sữa sẽ được phá vỡ bởi các enzyme, tạo thành galatose và glucose. Vì thế, nếu mắc phải galactosemia, người bệnh sẽ không được sử dụng các loại sữa từ người hay động vật.

Bệnh galactosemia là loại bệnh hiếm gặp, được chia thành 3 loại là GLAK, GLAT, GLAE.

Trẻ sơ sinh khi mắc phải bệnh galactosemia, uống sữa sẽ làm tích tụ galactose, không những gây hại cho gan, thận, não bộ… mà còn có thể gây tử vong, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vì sao lại mắc phải bệnh galactosemia?

Vì sao lại mắc phải bệnh galactosemia?

Galactosemia là một loại bệnh đột biết gen. Vì thế, chúng mang tính di truyền từ bố mẹ sang con.

Nếu bố mẹ đều mang gen gây bệnh, thì khả năng đứa trẻ sinh ra, mắc phải căn bệnh này chiếm tỷ lệ 25%, và khả năng trẻ không mắc phải galactosemia sẽ chiếm 50%. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ mang gen gây bệnh.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị mắc bệnh galactosemia

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị mắc bệnh galactosemia

Thông thường, khi mới sinh, trẻ sẽ không có dấu hiệu nào rõ nét. Tuy nhiên, sau vài ngày bú mẹ, trẻ sẽ có những biểu hiện như vàng da, nôn mửa hay tiêu chảy…

Bên cạnh đó, trẻ cũng có những triệu chứng như thường xuyên quấy khóc, không chịu bú và rất chậm tăng cân.

Ngoài ra, co giật và ngủ lịm đi cũng là những dấu hiệu của trẻ khi mắc bệnh này.

Các biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh galactosemia

Các biến chứng có thể xảy ra của galactosemia

Khi bị bệnh galactosemia, chúng ta có thể gặp phải các biến chứng như đục thủy tinh thể, chậm nói và tâm thần không ổn định do não bộ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, người mắc phải bệnh này, cũng có thể bị xơ gan, kinh nguyệt không đều và dễ bị nhiễm trùng máu.

Ngoài ra, nếu để tích tụ quá nhiều galactose trong máu, và không được phát hiện để điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Bố mẹ cần làm gì để trẻ được phát hiện sớm căn bệnh này?

Bố mẹ cần làm gì để trẻ được phát hiện sớm căn bệnh này?

Đối với người mắc bệnh, trước khi muốn có con, ta nên đến bệnh viện, để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về khả năng di truyền của bệnh.

Bên cạnh đó, bố mẹ mắc bệnh, cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra trong thời gian mang thai, để biết liệu trẻ có mắc phải galactosemia hay không.

Ngoài ra, trẻ mới sinh, trong vòng 1 tuần, nên làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh này, như một cách sàng lọc galactosemia.

Những lưu ý trong dinh dưỡng khi mắc phải bệnh galactosemia

Những lưu ý trong dinh dưỡng khi mắc phải bệnh galactosemia

Galactosemia là một loại bệnh hiếm gặp, tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào cho bệnh này. Vì thế, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, để tránh gặp phải những biến chứng đáng tiếc.

Người bệnh không được sử dụng tất cả các loại sữa và thực phẩm có chứa đường lactose và galactose.

Không nên ăn các loại bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn, hay những loại trái cây, rau củ có chứa lactose và galactose.

Người bệnh có thể sử dụng sữa đậu nành, các loại ngũ cốc, và các thực phẩm đa dạng khác, miễn là thành phần không chứa loại đường này.

Chọn mua các sản phẩm tại Bách Hóa Xanh:

Mẹ cũng có thể tìm những loại sữa công thức không chứa lactose và galactose cho trẻ sử dụng và nên tăng cường bổ sung canxi, để tốt nhất cho cơ thể.

Đây là một căn bệnh không thể chữa khỏi và có các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng, vì với sự tiến bộ không ngừng của y học, các bệnh nhân mắc phải galactosemia, đều có thể sống một cách khỏe mạnh và bình thường.

Với những điều chúng tôi chia sẻ, mong bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về bệnh galactosemia, và hãy đến ngay truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn, để mang về những loại sữa bột phù hợp nhất cho bản thân và gia đình, bạn nhé!

Xem thêm nhiều bài viết hay khác:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *