Bệnh mù màu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh mù màu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về loại bệnh này!

Con người sở hữu một đôi mắt được xếp vào hàng tốt nhất trong tự nhiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu một đôi mắt có thể nhìn được thế giới muôn màu, có những người nhìn thấy mọi vật xung quanh với màu sắc ảm đạm hơn rất nhiều – đó là do chứng bệnh “mù màu” gây nên.

Những người mắc bệnh mù màu nhẹ thường chỉ phát hiện một cách tình cờ vì nó không ảnh hưởng nhiều đến đời sống thường ngày.

Bệnh mù màu là gì?

Mù màu còn được gọi như bệnh rối loạn sắc giác. Nó biểu hiện tình trạng mắt không phân biệt được các màu sắc của vật như màu đỏ, xanh lá, xanh lam hoặc khi pha trộn các màu này với nhau.

Tùy vào mức độ mà người bệnh có khả năng nhận biết được một phần màu sắc hoặc không nhìn thấy hoàn toàn. Bệnh lý về mắt này không ảnh hưởng tới sức khỏe, tuy nhiên người bị bệnh mù màu sẽ gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống cũng như công việc và có thể di truyền cho thế hệ sau.

Bệnh mù màu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránhMù màu còn được gọi như bệnh rối loạn sắc giác

Nguyên nhân gây bệnh mù màu

Theo BS CK II. Nguyễn Đỗ Thanh Lam, Khoa khúc xạ – Bệnh viện Mắt Sài Gòn, bệnh mù màu xảy ra khi người bệnh gặp phải các vấn đề về sắc tố trong mắt, đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mù màu.

Về cấu tạo, sự phân tích màu sắc chủ yếu được thực hiện bởi các tế bào nón tập trung ở hố trung tâm của võng mạc. Bệnh mù màu sẽ xảy ra khi các tế bào hình này mất khả năng phân biệt màu sắc. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh mù màu đó là:

Rối loạn di truyền

Tình trạng mù màu bẩm sinh này thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn phụ nữ, do bệnh mù màu là một bệnh di truyền có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính.

Thường bạn sẽ mất khả năng nhìn ra màu đỏ – xanh lá, trong khi mù màu xanh dương – vàng thì hiếm gặp hơn. Bệnh có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Cả hai mắt đều có khả năng bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng thường sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời.

Rối loạn di truyềnRối loạn di truyền

Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc

Một số loại thuốc chứa tác dụng phụ không mong muốn, có thể làm thay đổi khả năng phân biệt màu sắc của bạn. Chẳng hạn như một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim, cao huyết áp, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh và các vấn đề tâm lý…

Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốcTác dụng không mong muốn của một số loại thuốc

Biến chứng khi mắc một số bệnh mạn tính khác

Nếu bạn mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bệnh Alzheimer, Parkinson, nghiện rượu mạn tính, bạch cầu và thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, bạn cũng có thể bị mù màu.

Những bệnh này thường ảnh hưởng đến một bên mắt, nhưng đôi khi có thể ảnh hưởng đến cả hai bên. Sau khi điều trị các bệnh trên, chứng mù màu có thể giảm nhẹ hoặc được phục hồi.

Tình trạng lão hóa

Thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng sẽ giảm đi từ từ như là một phần của sự lão hóa, gây ra tình trạng mù màu ở người già.

Triệu chứng của bệnh mù màu

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của người bị mù màu là:

  • Không phân biệt được một số màu sắc nhất định, nhưng những màu khác thì có thể nhận ra được.
  • Có vấn đề về thị lực nhưng đa số người bệnh không phát hiện ra.
  • Ở mức độ nhẹ, người bệnh gặp khó khăn trong việc phân biệt các màu xanh lá – đỏ, xanh dương – vàng, nặng thì không phân biệt được các loại màu sắc với nhau.
  • Chỉ thấy được màu đen, trắng và xám nhưng trường hợp này rất hiếm.
  • Chỉ thấy được một số sắc thái trong khi người bình thường có thể thấy được hàng nghìn sắc thái khác nhau.

Triệu chứng của bệnh mù màuTriệu chứng của bệnh mù màu

Cách khắc phục bệnh mù màu

Đáng tiếc là hiện nay chưa có cách chữa khỏi được hoàn toàn bệnh mù màu. Tuy nhiên vẫn có một vài biện pháp có thể khắc phục, giảm triệu chứng mù màu như:

  • Thông báo đến giáo viên phụ trách nếu trẻ bị mù màu để nhận sự hỗ trợ từ phía nhà trường và hạn chế những khó khăn mà trẻ sẽ gặp phải trong việc phân biệt màu sắc.
  • Nếu bạn bị mù màu do tác dụng phụ của thuốc hoặc do biến chứng của các loại bệnh mạn tính, hãy ngừng thuốc và điều trị bệnh gốc cũng có thể giúp bạn giảm triệu chứng mù màu.
  • Sử dụng kính lọc màu – loại kính mới được các nhà khoa học phát triển nhằm tăng độ tương phản giữa những màu mà bệnh nhân không phân biệt được. Tuy nhiên, nó cũng chỉ có vai trò trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng, chứ không thể điều trị tận gốc bệnh mù màu.
  • Điều quan trọng là người bị mù màu, đặc biệt là mù màu đa sắc cần tập thói quen sinh hoạt sống cùng với bệnh mù màu: Nếu bạn không thể phân biệt các màu sắc của đèn giao thông, hãy ghi nhớ thứ tự của các màu sắc để tuân thủ đúng luật và lưu thông trên đường an toàn.
  • Các ứng dụng trên điện thoại thông minh ngày nay cũng có thể giúp người bị mù màu nhận diện được các màu sắc dễ dàng hơn.

Cách khắc phục bệnh mù màuCách khắc phục bệnh mù màu

Cách phòng tránh bệnh mù màu

Để phòng tránh phần nào bệnh mù màu người bệnh cần phải:

  • Tuy chưa có cách điều trị bệnh mù màu do di truyền, tuy nhiên chẩn đoán trước sinh có thể tránh con cái sau này mắc bệnh: Kiểm tra sức khỏe, bộ nhiễm sắc thể trước khi lập gia đình để xem có ai bị không.
  • Phải có đồ bảo hộ cho mắt khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Tránh chấn thương vùng mắt và đầu, gây tổn thương đến thị giác.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu có phát hiện gì bất thường về thị giác cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Kiểm tra toàn diện về thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cho trẻ trước khi bắt đầu đi học.

Cách phòng tránh bệnh mù màuCách phòng tránh bệnh mù màu

Với những chia sẻ ở trên đây, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích và đừng quên chờ đón những bài viết bổ ích khác trên website truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!

Nguồn: Vinmec

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *