Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota có thể nguy hiểm và gây tử vong ở trẻ. Hãy tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, cách phòng tránh bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra.
Tiêu chảy do nhiễm virus Rota không phải là hiếm thấy, tuy nhiên không giống như những nguyên nhân gây tiêu chảy khác, việc nhiễm virus Rota có thể khiến trẻ tử vong do mất nước nặng.
Do đó, việc biết rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh là điều mà mỗi phụ huynh cần nắm rõ để bảo vệ con cái của mình. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu rõ hơn các vấn đề trên qua bài viết sau.
Tham khảo thêm: Bị tiêu chảy nên làm gì? 6 cách trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà
Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota là gì?
Đây là một bệnh tiêu chảy cấp tính do loại virus có tên là Rota gây nên, virus này được phát hiện lần đầu vào năm 1972. Đến năm 1995 thì Rota được chia thành 7 nhóm đặt theo tên chữ cái A, B, C, D, E, F, G, trong đó chỉ có nhóm A là dễ lây cho con người nhất và lần lượt đến nhóm B và C.
Chính nhóm A là nhóm dễ lây bệnh và hay gặp nhất ở trẻ em ít nhất 1 lần, ở người lớn cũng có thể mắc phải nhưng triệu chứng sẽ nhẹ hơn. Theo đó, trẻ nhỏ sẽ dễ bị nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí là mất nước dẫn đến tử vong nếu không được điều trị, chăm sóc kịp thời khi mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota
Virus Rota chỉ có vật chủ, ổ chứa lây bệnh duy nhất là từ người sang người, các loại virus Rota ở động vật sẽ không lây cho người. Cụ thể virus Rota sẽ lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng, cũng có một số trường hợp lây qua đường hô hấp. Phân của người bệnh hay người lành mang virus Rota có thể làm ô nhiễm môi trường nước, thực phẩm và các vật dụng khác.
Virus có thể tồn tại trong môi trường sống nhiều giờ trên các bề mặt rắn, vật dụng và cả trên cơ thể nhất là bàn tay, thậm chí vẫn có thể lây bệnh khi sống trong phân một tuần và chỉ bất hoạt khi ở nhiệt độ cao trên 45 độ C hay dùng EDTA (ethylendiamintetracetic acid).
Một số nguyên nhân làm tăng cao bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota phải kể đến như:
- Tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với nguồn bệnh từ nước uống, đồ ăn, vật dụng,…bị nhiễm virus Rota.
- Cho trẻ bú bình, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
- Không rửa tay sau khi đi vệ sinh xong, trước khi chế biến và trước lúc cho trẻ ăn.
- Cách xử lý phân và chất thải có chứa virus Rota không đúng cũng dễ làm lây lan bệnh.
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota
Tại miền Bắc của Việt Nam bệnh sẽ xảy ra vào mùa đông đến mùa xuân, còn miền Nam có khí hậu nóng ẩm thì xảy ra quanh năm, nhất là từ tháng 3 đến tháng 9.
Trẻ dưới 2 tuổi là dễ mắc bệnh nhất, trong vòng 5 năm đầu đời thì khả năng hầu hết các trẻ đều bị nhiễm virus này. Khi mắc bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh trong 1-2 ngày, sau đó sẽ xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng như:
- Nôn ói và tiêu chảy: Nôn mửa nhiều sẽ diễn ra vào khoảng 6-12 tiếng trước khi bị tiêu chảyvà kéo dài từ 2-3 ngày, sau đó giảm dần và bắt đầu xuất hiện tình trạng tiêu chảy.
- Phân lỏng: Khi bị tiêu chảy trẻ đi phân lỏng chỉ toàn nước, điểm khác biệt so với các bệnh tiêu chảy do vi khuẩn là phân có màu xanh dưa cải, có nhớt nhưng không có máu. Trẻ có thể đi tiêu đến hơn 20 lần/ngày, kéo dài từ 3-9 ngày và giảm dần.
- Mất nước: Do nôn và tiêu chảy nhiều lần nên trẻ dễ mất nước, dẫn đến khô môi, khô da, khô lưỡi, tiểu ít,…nếu không chăm sóc kịp thời có thể bị trụy mạch, tử vong.
- Ngoài ra còn một số triệu chứng như: Sụt cân, sốt, ho, sổ mũi, đau bụng,…
Cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota
Người bệnh tiêu chảy do virus Rota không thể thuyên giảm khi dùng kháng sinh, với trẻ bị nhẹ không biến chững có thể tự khỏi sau 3-4 ngày. Tuy nhiên bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám nếu thấy tiêu chảy kéo dài, đồng thời lưu ý một số điều:
- Cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước khoáng không chứa ga, để bổ sung nước và chất điện giải.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để trẻ vẫn đủ năng lượng. Đối với trẻ bú sữa thì cần vệ sinh kĩ bình sữa, núm vú, dụng cụ pha sữa.
- Không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy vì chỉ có tác dụng khiến phân không thải ra được, mà không thể diệt virus.
Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota
Trong biện pháp phòng tránh bệnh tiêu chảy do virus Rota cần lưu ý một số điều sau:
- Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới, nên cho trẻ uống dự phòng vắc xin Rota (RotaTeq của hãng Meck và Rotarix của hãng Glaxo Smith Kline) khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.
- Bạn cần đảm bảo vệ sinh nguồn nước cũng như thức ăn an toàn, không ăn thịt sống, rửa sạch rau củ, trái cây trước khi ăn. Đồng thời bạn nên hướng dẫn, giáo dục cho các bé thói quen ăn uống vệ sinh, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Các dụng cụ ăn uống dành cho trẻ cần được vệ sinh thường xuyên, nhất là mẹ cho con bú cũng nên lưu ý giữ gìn vệ sinh, tẩy uế, sát trùng những vật dụng dính tới người bệnh.
- Phân của người bệnh cần xử lí tốt, không dùng để bón cây.
- Đồ chơi, đồ dùng cá nhân của bé cũng cần được vệ sinh thường xuyên.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, nguyên nhân của bệnh tiêu chảy do virus Rota gây nên, đồng thời là những cách điều trị và phòng tránh mà bố mẹ nên biết. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!
Nguồn: Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam, vinmec.com
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn