Tụt canxi, hay hạ canxi rất nguy hiểm, bệnh nhân cần sơ cứu ngay lập tức. Bị hạ canxi máu nên làm gì? Sơ cứu đúng cách như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.
Hạ canxi máu là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu hoặc trẻ sơ sinh. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu xem hạ canxi máu là gì, và các bước sơ cứu người bị tụt canxi ra sao qua bài viết bên dưới.
Hạ canxi máu là gì?
Hạ canxi máu hay thiếu canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu của người bệnh thấp hơn mức cho phép. Thường thì phụ nữ đang mang thai và cho con bú hoặc trẻ em là những đối tượng cần lượng canxi lớn, nên nếu không chú ý bổ sung canxi hằng ngày thì sẽ dễ dẫn đến hạ canxi.
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân gây ra tình trạng hạ canxi máu như:
- Bệnh nhân đang điều trị hoá trị
- Sử dụng thuốc lợi tiểu
- Suy tuyến cận giáp
- Suy thận
- Suy dinh dưỡng
- Thiếu vitamin D và magie
- Nghiện rượu
- Người bị bệnh bạch cầu
- Sử dụng quá nhiều caffeine làm giảm khả năng hấp thụ canxi
Làm gì khi bị hạ canxi máu?
Dấu hiệu nhận biết người bị hạ canxi máu
Những dấu hiệu để nhận biết người bị hạ canxi máu đó là kích thích, hoảng hốt, thở gấp, tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, ngón chân,.
Một vài trường hợp nặng hơn thì sẽ xuất hiện triệu chứng co thắt cơ hô hấp gây khó thở, co thắt cơ mặt, cơ toàn thân dẫn đến đau đớn, hoặc hơn nữa có thể là co thắt cơ thanh môn khiến người bệnh bị suy hô hấp và loạn nhịp tim.
Sơ cứu người bị hạ canxi máu
Điều quan trọng nhất cần làm trước tiên khi gặp người bị hạ canxi máu đó là giữ bình tĩnh, sau đó đưa bệnh nhân đến nơi thoáng mát để nghỉ ngơi. Sau đó tiến hành sơ cứu theo các bước sau:
- Vỗ nhẹ 2 bên má bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu bệnh nhân ngất đi lâu thì bạn hãy thử ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng.
- Kiểm tra xem những đồ vật bệnh nhân mang theo có viên canxi dạng sủi hay không. Nếu có thì lấy 1 viên pha với 1 cốc nước, đợi thuốc tan thì cho bệnh nhân uống. Nếu bệnh nhân không tự uống được thì có thể dùng thìa đút hoặc vỗ mạnh 2 bên má cho bệnh nhân tỉnh lại và uống thuốc.
- Trường hợp bệnh nhân không mang theo canxi thì cần đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất một cách nhanh chóng, để được xử lý kịp thời.
Cách phòng ngừa hạ canxi máu
Nên ăn gì, làm gì để tránh hạ canxi máu?
Để tránh bị hạ canxi máu, bạn nên bổ sung canxi trong các bữa ăn hằng ngày thông qua các thực phẩm sau:
- Các loại cá nhỏ ăn được cả xương, tôm, cua, ốc,…
- Các loại hạt, socola đen, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, trái cây,…
- Các thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng, gan, dầu cá, phô mai, sữa đậu nành,…
- Các loại rau xanh như rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi,…
- Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng
- Sữa và các sản phẩm từ sữa ở mức độ phù hợp
Ngoài ra, bạn nên tắm nắng thường xuyên từ 15-20 phút mỗi ngày vào sáng và chiều để cơ thể có thể hấp thụ vitamin D tự nhiên từ ánh sáng mặt trời.
Nên kiêng ăn gì, làm gì để tránh hạ canxi máu?
- Thực phẩm có tính axit như thực phẩm đóng hộp, hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa có thể làm suy giảm canxi.
- Thực phẩm chứa caffeine như trà, cà phê, nước ngọt có thể dẫn tới tình trạng mất nước do tiểu tiện nhiều, làm giảm nồng độ canxi trong cơ thể và có thể dẫn đến hạ canxi máu. Nếu bạn đang trong chế độ ăn cần sử dụng caffein thì nên uống nhiều nước.
- Thực phẩm giàu natri như muối ăn, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn sẽ gây ra tình giảm aldosterone – một hormone quan trọng trong việc điều hoà natri trong cơ thể. Khi aldosterone giảm xuống mức thấp, natri trong cơ thể sẽ bị lấy đi dẫn đến cơ thể mất nước, mất cân bằng điện giải và khiến bạn bị hạ canxi máu.
Tham khảo thêm: Người bị thiếu hụt canxi nhất định không được ăn 6 loại thực phẩm này
Trên đây là những thông tin về việc bị hạ canxi máu nên làm gì? Các bước sơ cứu khi bị tụt canxi mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.
Nguồn: Vinmec
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn