Bạn đang xem bài viết: Bí quyết tập cho bé cầm thìa sớm và một số sai lầm mẹ cần tránh tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Nhiều bố mẹ trẻ hiện nay vẫn chưa biết cách dạy cho con dùng những dụng cụ ăn dặm như thìa, nĩa,… Việc thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến một vài sai lầm không đáng có. Tham khảo ngay bài viết bên dưới của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để được hướng dẫn cách tập cho bé cầm thìa đúng chuẩn nhất nhé!
1Khi nào cho bé tập dùng thìa, muỗng?
Không ít bố mẹ cho rằng nên tập cho trẻ dùng thìa càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, để có thể cầm thìa được thì tay bé phải vững, cổ tay linh hoạt mềm dẻo để bé có thể đưa thức ăn vào miệng mà không rơi vãi quá nhiều.
Rèn cho trẻ ăn ngoan là cả một quá trình kiên nhẫn của các bậc phụ huynh. Thời điểm thích hợp để bé tập dùng thìa là khi bé đã thành thạo các kỹ năng bốc nhón, biết tập trung hơn và các ngón tay, cổ tay của bé cũng uyển chuyển, linh hoạt để cầm thìa xúc thức ăn.
Để có thể cầm thìa một cách thuần thục, bé cần mất rất nhiều thời gian. Bạn hãy tưởng tượng khi mình học một kỹ năng mới sẽ khó khăn ra sao thì các bé cũng như vậy. Chính vì thế, các bố mẹ không nên hối thúc hay ép con mà hãy dựa vào mức độ sẵn sàng của bé để có cách dạy phù hợp.
Hãy tập cho bé dùng thìa một cách kiên nhẫn
2Cách chọn thìa phù hợp cho bé
2.1 Các loại thìa nên dùng
Một trong những bước quan trọng khi bắt đầu tập cho bé cầm thìa là chọn thìa. Một chiếc thìa phù hợp, vừa tay sẽ giúp bé nhanh chóng làm quen và tập dễ dàng hơn. Một chiếc thìa phù hợp với trẻ thường theo các tiêu chí:
- Có lòng hình tròn hoặc oval hơi tròn, đường kính 2 – 3 cm để dễ đưa thức ăn vào miệng.
- Cán thìa vừa phải, không quá dài hoặc quá ngắn để bé cầm không cảm thấy vướng víu.
- Có độ sâu tương đối, không làm rơi vãi thức ăn. Vì thời gian đầu bé chưa quen việc dùng thìa nên sẽ chưa kiểm soát để thức ăn ở trong thìa được, dễ rơi thức ăn.
- Bằng gỗ, inox hoặc nhựa an toàn và không quá nặng để bé dễ cầm nắm.
2.2 Loại thìa không nên dùng cho bé
- Một chiếc thìa với cán quá to, dài và nặng sẽ làm cho việc xúc thức ăn của trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Bé dễ đâm ra chán nản và không muốn tập xúc nữa.
- Thìa quá nông sẽ khiến trẻ khó xúc thức ăn, đồ ăn dễ rơi rớt ra bên ngoài, làm khu vực ăn của bé không được sạch sẽ.
- Thìa làm bằng silicon hay nhựa mềm không nên dùng cho bé. Vì dễ hư hại khi gặp nhiệt độ cao và bé cầm sẽ cảm giác mềm, khó đưa thức ăn vào miệng.
- Thìa vẹo sẽ khiến bé quen cách để tay khi cầm thìa như vậy. Hệ quả là khi chuyển sang dùng thìa bình thường bé sẽ lúng túng và không điều chỉnh được.
3Cách tập cho bé cầm thìa nhanh chóng
3.1 Tập cho bé làm quen
Khi lần đầu các bé được tiếp xúc với bát, thìa, các bé sẽ nghĩ đây giống như những món đồ chơi hằng hay và có thể đưa lên miệng để gặm. Vào giai đoạn này, bố mẹ nên cùng chơi với trẻ và giải thích cho bé biết muỗng ăn dặm dùng để làm gì, nên đặt ở vị trí nào và không được vứt lung tung như những đồ chơi khác.
Giai đoạn tiếp theo, bố mẹ nên cho bé làm quen với thìa thường xuyên trong vòng 1 – 3 tháng hoặc có thể hơn để bé quen với việc cầm nắm thìa để đưa thức ăn vào miệng. Cha mẹ hãy cứ để bé trải nghiệm và tự bé sẽ nhận ra cách cầm thìa như thế nào là đúng, khi đó bé sẽ thấy dễ dàng hơn.
3.2 Nhận thức
Sau khi đã được làm quen với bát thìa sau một thời gian, cộng với việc nhìn thấy bố mẹ sử dụng trong các cuộc sống hằng ngày, bé sẽ bắt đầu tò mò và tập làm theo. Bên cạnh việc bốc nhón như bình thường, bố mẹ sẽ thấy trẻ dùng thìa để xúc thức ăn và giai đoạn này thường từ 2 – 5 tháng.
Tuy nhiên, bé cũng sẽ gặp nhiều rắc rối trong quá trình nhận thức vì tay bé vẫn chưa được uyển chuyển nên thường xuyên làm rơi vãi thức ăn và không xúc được thứ mình muốn. Khi đó, trẻ hay cáu và vứt thìa hoặc đồ ăn lung tung. Lúc này bố mẹ cần kiên trì, không thúc ép và hướng dẫn bé phối hợp một cách nhẹ nhàng.
Bé nhận thức dễ dàng làm quen với thìa
3.3 Luyện tập
Luyện tập là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình tập cho bé dùng thìa. Quá trình này thường kéo dài từ 3 – 5 tháng tùy vào từng trẻ. Thoạt đầu, bé sẽ tập xúc các loại thức ăn ở dạng sệt, lỏng, khô hoặc nát. Sau khi đã thành thạo thì chuyển sang tập xúc nhiều loại thức ăn đa dạng hơn với kích thước lớn hơn.
Nếu các bé chậm trong việc dùng thìa thì bố mẹ không nên quá lo lắng. Bởi lẽ trong quá trình ăn dặm, từ tháng thứ 14 – 18 mới là khoảng thời gian các bé có hứng thú với việc dùng thìa. Chính vì vậy, nếu bé chậm xúc ăn thì bố mẹ không nên nôn nóng mà hãy kiên trì đồng hành cùng con.
Bé tập xúc các loại thức ăn thành thạo
3.4 Kỹ năng thành thạo
Tùy vào khả năng của mỗi bé mà giai đoạn thành thạo sẽ khác nhau. Thông thường, phần lớn các bé sẽ sử dụng thìa một cách thành thạo trong khoảng từ 18 – 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số bé phát triển có thể rút ngắn khoảng thời gian tập dùng thìa và thành thạo chỉ khi 15 – 17 tháng tuổi.
Tập ăn bằng thìa là một kỹ năng vô cùng khó khăn. Giai đoạn đầu từ lúc cầm nắm thức ăn đưa lên miệng chuyển sang dùng thìa là muôn vàn thử thách đối với bé. Vì thế, bố mẹ không nên cáu gắt, thúc giục mà hãy ở bên hỗ trợ bé nhé!
4Bố mẹ hỗ trợ cho bé tập dùng thìa
4.1 Kiên trì hỗ trợ con từng giai đoạn
Tập ăn bằng thìa là một quá trình gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau, bố mẹ nên kiên trì hỗ trợ cho con, tạo điều kiện để con làm quen tiếp xúc, nâng cao nhận thức, hiểu rõ công dụng và thích thú với việc sử dụng bát, thìa thay vì bốc nhón thức ăn.
Mỗi bé có khả năng phát triển nhanh chậm khác nhau, vì thế không nên thúc ép và so sánh bé với các bạn khác, dễ làm bé cảm thấy tự ti và không còn ham thích dùng thìa nữa. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên khen thưởng, cổ vũ khi bé vượt qua được một cột mốc nào đó, giúp bé hứng thú hơn.
Bố mẹ hỗ trợ cho con làm quen với thìa
4.2 Hỗ trợ bé kỹ năng múc thức ăn
Giai đoạn đầu khi bé mới tập xúc bằng thìa, bố mẹ nên chuẩn bị các thức ăn dễ nhỏ, vụn dễ xúc hoặc các thức ăn ở dạng lỏng sệt để bé có thể dễ dàng đưa thức ăn vào miệng.
Khi bé bắt đầu quen dần với việc dùng thìa, bố mẹ chuẩn bị các thức đơn đa dạng hơn, nhiều thức ăn ở các dạng khác nhau để bé có thể quen dần. Đồng thời, bố mẹ cũng không quên động viên trẻ khi gặp khó khăn để trẻ không cảm thấy cô đơn.
Bé tập xúc bằng thìa
4.3 Hỗ trợ bé kỹ năng gập cổ tay
Một trong những kỹ năng để bé dùng thìa được thành thạo hơn là kỹ năng gập cổ tay. Bố mẹ hãy hướng dẫn bé cầm thìa và gập cổ tay trước khi tập đưa thức ăn vào miệng để tay bé uyển chuyển hơn.
Khi bé đã khéo léo, bố mẹ hãy đặt thức ăn vào thìa để bé có thể dễ dàng đưa vào miệng. Sau khi bé quen dần thì hãy để bé tập xúc thức ăn bằng thìa. Giai đoạn này sẽ không tránh khỏi việc bé nản và quấy khóc, lúc này bố mẹ phải kiên trì, tin tưởng và ủng hộ bé.
Kỹ năng gập cổ tay rất quan trọng trong quá trình tập cầm thìa
4.4 Đảm bảo vệ sinh cho bé
Khi cho bé tập ăn, bố mẹ sẽ không tránh khỏi “các chiến trường” trên bàn ăn hay vết bẩn trên quần áo bé gái, bé trai. Để hạn chế vấn đề này, bố mẹ nên lót giấy báo hay tấm bạt dưới bàn ăn của bé để tránh rơi vãi thức ăn hoặc bố mẹ có thể mặc yếm, quàng khăn để bé không dây bẩn quần áo.
Sau khi ăn xong, bố mẹ cũng đừng quên tắm rửa cho con bằng sữa tắm gội cho bé dịu nhẹ để rửa sạch những thức ăn dính trên người. Việc này giúp khử mùi thức ăn và hạn chế tình trạng mắc các bệnh về da liễu cho bé.
Tắm gội cho bé Pureen tinh chất sữa chua hương đào và cherry 750 ml
5Một số sai lầm bố mẹ cần tránh
5.1 Dạy con tập dùng thìa quá sớm
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng cho trẻ tập dùng thìa càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trẻ bắt đầu sự vận động phối hợp giữa tay và mắt để có thể cầm thìa xúc ăn ít nhất từ 8 – 11 tháng tuổi. Vì vậy, việc dạy con tập thìa quá sớm trong khi bé chưa phát triển sẽ gây áp lực đến bé và khiên bé dễ quấy.
Bố mẹ không nên tập dùng cho con dùng thìa quá sớm
5.2 Ép con ăn bằng thìa
Một số bố mẹ khi nhìn thấy các trẻ cùng độ tuổi với con mình có thể dùng thìa để xúc ăn thì ép con mình cũng ăn bằng thìa. Nhưng tùy vào kỹ năng của mỗi bé mà việc bé có thể sử dụng thìa thành thạo cũng sẽ khác nhau. Khi bị ép, các bé dễ kích động, chán nản và không còn thích thú trong ăn uống nữa.
Thìa ăn dặm Dr.Brown’s
5.3 Cho con ngồi ăn riêng
Để con ngồi ăn riêng là việc bố mẹ muốn con tự ngồi vào ghế ăn dặm cho bé và chủ động xúc ăn mà không phải ngồi trong lòng bố mẹ. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại nhầm lẫn việc cho con ngồi ăn riêng là để con ăn một mình mà không nhận được sự hỗ trợ nào. Khi đó, bé rất dễ tủi thân hoặc hình thành nên những thói quen xấu.
Không nên cho con ngồi ăn một mình
5.4 Thìa quá nhỏ
Những chiếc muỗng quá nhỏ có thể khiến bé đưa sâu vào cổ họng trong quá trình ăn uống và gây tổn thương. Thay vào đó, bố mẹ nên chọn những chiếc muỗng có kích thước lớn hơn một chút, hình tròn hoặc oval để không gây tổn thương cho bé.
- Các phương pháp ăn dặm tốt nhất cho bé mà mẹ nên biết
- Mẹo giúp ba mẹ cho trẻ ăn dặm đúng cách
- Tại sao nên sử dụng đũa tập ăn? Cách cầm đũa tập ăn cho bé.
Trên đây là những bí quyết tập cho bé cầm thìa sớm cũng như một số sai lầm nên tránh mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã nghiên cứu và tổng hợp để giúp bố mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy, chăm sóc bé. Nếu bố mẹ muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn, hãy liên hệ 1900.866.874 hoặc truy cập avakids.com để được hỗ trợ nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bí quyết tập cho bé cầm thìa sớm và một số sai lầm mẹ cần tránh của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.