Biện pháp sơ cứu tạm thời khi mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm

Bạn đang xem bài viết: Biện pháp sơ cứu tạm thời khi mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra ở phụ nữ khi mang thai do ăn phải các loại thực phẩm chưa được chế biến, chứa nhiều vi sinh vật có hại, các độc tố hoặc hóa chất. Vậy ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm cho thai nhi không? Cách chữa trị của bệnh này như thế nào? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu để biết thêm về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa trong bài viết này nhé!

Ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nguồn từ healthdigest

Ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nguồn từ healthdigest

1Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở mẹ bầu

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ khi mang thai không khác gì so với triệu chứng ngộ độc ở người bình thường, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm:

  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Co thắt dạ dày
  • Mệt mỏi, đau nhức
  • Sốt, ớn lạnh
  • Nhức đầu nhẹ
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm phổ biến ở mẹ bầu

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm phổ biến ở mẹ bầu

Mặc dù không phổ biến nhưng một số loại ngộ độc thực phẩm như ngộ độc thịt, ngộ độc cá có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra các triệu chứng như:

  • Suy giảm thị lực, nhìn đồ vật mờ và không rõ nét.
  • Cảm giác ngứa trên da
  • Suy nhược cơ thể.

Nếu các mẹ gặp bất kỳ triệu chứng nào trong những triệu chứng trên, hãy đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

2Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm ở mẹ bầu

Vi khuẩn, vi rút, các loại độc tố, kim loại và hoá chất là những tác nhân gây kích ứng và làm viêm niêm mạc đường tiêu hóa. Đây là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm. Các loại tác nhân gây ngộ độc thực phẩm này đi vào cơ thể qua:

  • Các loại thực phẩm mà mẹ bầu ăn uống hằng ngày hoặc do bị lây nhiễm khi tiếp xúc với một vật thể chứa nhiễm bệnh.
  • Quá trình xử lý và chế biến các loại thực phẩm không đúng cách, không hợp vệ sinh hoặc bảo quản kém.

Dưới đây là những thông tin chi tiết về các tác nhân gây ra ngộ độc thực phẩm.

Vi khuẩn và vi rút

Vi rút và vi khuẩn có thể có sẵn trong các loại thực phẩm hoặc xâm nhập vào thực phẩm trong giai đoạn chế biến và bảo quản khác nhau. Theo các chuyên gia vi rút và vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Sau đây là tên của một số loại vi rút và vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh này.

Vi khuẩn

Vi rút

Salmonella

Vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus)

Clostridium perfringens

E-coli

Listeria

Campylobacter

Shigella

Vibrio

Viêm gan A (HAV)

Rotavirus

Norovirus

Ký sinh trùng

Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng gây ra ít phổ biến hơn vi khuẩn và vi rút. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra khi mẹ bầu hấp thụ những loại thực phẩm và đồ uống bị nhiễm ký sinh trùng. Một số loại ký sinh trùng phổ biến gây ngộ độc thực phẩm là Toxoplasma gondii, Giardia và Cryptosporidium. Ngoài ra, một số ký sinh trùng từ vật nuôi như chó, mèo có thể lây lan sang cho người.

Ký sinh trùng toxoplasma gondii là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở mẹ bầu. Nguồn từ theconversation

Ký sinh trùng toxoplasma gondii là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở mẹ bầu. Nguồn từ theconversation

Độc tố và hóa chất

Các loại thực phẩm có chứa các độc tố tự nhiên và hóa chất khi mẹ bầu ăn vào có thể dẫn đến ngộ độc như rau và trái cây có chứa thuốc trừ sâu, một số loại nấm hoang dại có chứa độc tố. Ngoài ra, một số loại động vật cũng có thể chứa độc tố từ tảo hoặc vi khuẩn.

Kim loại nặng

Các kim loại nặng như cadmium, chì, asen và thủy ngân thường có trong các loại hải sản và có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do kim loại gây ra cần một thời gian mới có thể phát hiện (thường từ 3 đến 6 tuần). Vì kim loại tích tụ từ từ trong các mô mềm của cơ thể và gây ra các phản ứng sinh hóa dẫn đến ngộ độc.

Các kim loại nặng gây ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nguồn từ healthjade

Các kim loại nặng gây ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nguồn từ healthjade

Bài viết liên quan: Mách mẹ mẹo bổ sung hạt điều vào bữa ăn giúp ổn định đường huyết trong thai kỳ

3Cách điều trị ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu

Để điều trị bệnh ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ mang thai cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng gây bệnh. Việc điều trị ngộ độc thực phẩm sẽ gồm những biện pháp sau.

Dùng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh an toàn cho thai kỳ nếu mẹ bầu bị ngộ độc do vi khuẩn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cung cấp cho mẹ bầu men vi sinh để duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không thể phân biệt được vi khuẩn tốt và xấu, nên chúng có thể tiêu diệt cả hai.

Uống đủ nước

Khi bị ngộ độc thực phẩm, việc cung cấp đủ nước là rất quan trọng để duy trì quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Vì thế, mẹ bầu hãy thường xuyên uống nước và các chất lỏng khác như nước dừa, các loại nước ép trái cây hoặc súp. Trường hợp phụ nữ mang thai bị mất nước nghiêm trọng có thể phải truyền dịch qua tĩnh mạch tại bệnh viện.

Cung cấp đủ nước là rất quan trọng để duy trì quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Cung cấp đủ nước là rất quan trọng để duy trì quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm nên ăn những loại thức ăn nhẹ và giàu chất dinh dưỡng. Các mẹ nên chia thức ăn thành từng phần nhỏ để dễ tiêu hoá. Tránh ăn những thức ăn nhiều chất béo, nhiều gia vị để ngăn ngừa các triệu chứng ngộ độc trở nên trầm trọng hơn. Khi mẹ bầu bắt đầu cảm thấy sức khoẻ tốt hơn, hãy chuyển từ từ sang chế độ ăn uống bình thường.

4Các biến chứng của ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ mang thai

Mất nước là biến chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm, có thể ảnh hưởng cả mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các biến chứng của ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ khi mang thai diễn ra từ mức độ trung bình đến nặng là:

  • Listeriosis là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn listeria gây ra. Bệnh này có thể cản trở sự phát triển thần kinh của thai nhi. Trong một số trường hợp sẽ dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • Chứng ngộ độc thịt do vi khuẩn clostridium botulinum gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm tê liệt các cơ hô hấp và gây khó thở.
  • Bệnh nhiễm khuẩn salmonella do vi khuẩn salmonella gây ra, gây viêm khớp phản ứng và viêm màng não.
  • E.coli là một loại vi khuẩn Gram âm. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể sẽ làm hỏng các tế bào hồng cầu và gây tổn thương các chức năng của thận (hội chứng urê huyết tán huyết).
Các biến chứng của ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ mang thai

Các biến chứng của ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ mang thai

Ngoài ra còn có một số loại vi khuẩn khác có thể gây ra hội chứng ruột kích thích. Vì thế, phụ nữ khi mang thai cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống và những loại thực phẩm hấp thụ vào cơ thể.

5Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ mang thai

Giữ vệ sinh cá nhân và ăn uống là cách tốt nhất để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Giữ gìn vệ sinh khi chế biến

Các mẹ hãy giữ vệ sinh trong quá trình xử lý, chế biến và bảo quản các loại thực phẩm. Đồng thời rửa tay bằng nước và xà phòng ít nhất 20 giây trước và sau khi ăn. Ngoài ra, hãy lau sạch khu vực bếp và các vật dụng trong nhà bếp cùng các bề mặt thường xuyên chạm vào.

Bài viết liên quan: Tin đồn ăn hàu sống khiến thai phụ sinh non có thật không?

Rửa tay trước khi chế biến các loại thực phẩm

Rửa tay trước khi chế biến các loại thực phẩm

Thêm vào đó, mẹ bầu hãy vệ sinh và rửa thật sạch các loại thực phẩm tươi sống hay các loại trái cây trước khi chế biến hoặc sử dụng.

Bảo quản riêng biệt

Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh thì việc bảo quản thức ăn để tránh lây nhiễm chéo cũng rất quan trọng. Các bậc cha mẹ có thể ghi nhớ những điều sau:

  • Mỗi loại thực phẩm sẽ có những cách bảo quản riêng như thịt sống đóng hộp hay trái cây cần được bịt kín để ngăn ngừa khi phân hủy tránh chảy nước vào các loại thực phẩm khác.
  • Sử dụng các dụng cụ riêng cho từng giai đoạn chế biến thức ăn, dùng dao riêng để cắt thịt chín và thịt sống.
  • Nhanh chóng bỏ các loại thực phẩm dễ hỏng như sữa, thịt, trái cây và rau vào tủ lạnh để bảo quản trong vòng 1 giờ sau khi mua.

Nấu chín

Mẹ bầu nên nấu chín các loại thực phẩm tươi sống như thịt gia cầm và hải sản trước khi sử dụng để tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại có trong thực phẩm đó. Ngoài ra, các mẹ hãy thường xuyên hâm nóng thức ăn đã bảo quản trong hộp hoặc dụng cụ sạch.

Bảo quản lạnh

Các bậc cha mẹ nên lưu ý bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh dưới 40 độ F (4 độ C) ở ngăn đông lạnh. Phụ huynh nên rã đông thực phẩm trong nước lạnh hoặc lò vi sóng và đảm bảo nấu chín thành thức ăn khi lấy ra từ tủ lạnh trong vài giờ.

Bảo quản lạnh các loại thực phẩm. Nguồn từ scienceabc

Bảo quản lạnh các loại thực phẩm. Nguồn từ scienceabc

Những điều cần tránh

Mẹ bầu không nên tiêu thụ thực phẩm đóng gói có niêm phong đã bị mở hoặc sản phẩm đóng hộp có vết lõm trên hộp vì chúng có khả năng chứa các loại tạp chất. Ngoài ra, các mẹ nên đọc kỹ chất lượng của những sản phẩm này trên bao bì và không dùng những loại thực phẩm sau trong khi đang mang thai:

  • Hải sản tươi sống, chẳng hạn như sushi, sashimi, nghêu sống, hàu sống và sò điệp.
  • Các loại thực phẩm chưa được nấu chín hoặc thực phẩm có trứng sống như trứng gà tự làm, bột sống, tiramisu và kem tự làm.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa chua được tiệt trùng như phô mai mềm. Vì sản phẩm này có thể chứa vi khuẩn có hại chẳng hạn như vi khuẩn listeria, salmonella và E.coli.
  • Nước trái cây chưa được khử trùng và rượu táo, vì những loại nước uống này có thể có thể chứa vi khuẩn E.coli. Thay vào đó, mẹ bầu hãy tìm các loại đồ uống tiệt trùng hoặc đã đun sôi trước khi sử dụng.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm đã chế biến sẵn chẳng hạn như thịt xay sẵn, thịt gà nguội hay một số món được làm từ cá ngừ nếu chúng chưa được nấu chín.
Phụ nữ mang thai không nên ăn phô mai mềm phô mai chưa tiệt trùng. Nguồn từ hipegnancy

Phụ nữ mang thai không nên ăn phô mai mềm phô mai chưa tiệt trùng. Nguồn từ hipegnancy

6Khi nào cần gọi bác sĩ?

Thời kỳ phụ nữ mang thai là một giai đoạn nhạy cảm, vì thế các mẹ nên đi khám nếu nghi ngờ bản thân bị ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là một số triệu chứng mà mẹ bầu cần quan tâm để đến trung y tế ngay lập tức:

  • Tiêu chảy kéo dài 3 ngày
  • Tiêu chảy ra máu
  • Sốt cao (38.89 độ C trở lên)
  • Nôn mửa liên tục
  • Không thèm ăn, cơ thể suy nhược
  • Chóng mặt khi đứng lên
  • Khô miệng và cổ họng (dấu hiệu mất nước nghiêm trọng)

Thông thường, bệnh ngộ độc thực phẩm thường tự khỏi trong vòng từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì khi bị ngộ độc thực phẩm cần được chăm sóc y tế để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và gây ra các biến chứng bất lợi cho cả mẹ và con.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ? Nguồn từ mylove

Khi nào cần đến gặp bác sĩ? Nguồn từ mylove

Ngoài ra, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn những loại thực phẩm được chế biến hợp vệ sinh và bảo quản đúng cách cũng là một trong những cách phòng tránh lành mạnh để tránh ngộ độc thực phẩm.

7Ý chính

  • Ngộ độc thực phẩm khi phụ nữ mang thai sẽ có các triệu chứng phổ biến như nôn mửa, đau quặn bụng và sốt.
  • Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp điều trị hoặc dùng thuốc kháng sinh.
  • Tình trạng mất nước và nhiễm các loại vi khuẩn nguy hiểm là một trong những biến chứng thường gặp khi phụ nữ mang thai bị ngộ độc thực phẩm.
  • Trong đó, có một số biến chứng nghiêm trọng ở mẹ bầu như Listeriosis và Salmonella cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để tránh làm bệnh trở nặng.
Xem thêm:

  • Nửa quả bơ mỗi ngày cho bà bầu đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi thai
  • Chuyên gia gợi ý vài công thức cho bà bầu thèm sinh tố không nên bỏ qua
  • Nghiện cà phê khiến mẹ bầu tăng nguy cơ sảy thai, đâu là giải pháp?

Bệnh ngộ độc thực phẩm thực sự gây nguy hiểm cho phụ nữ khi mang thai. Vì thế phòng bệnh là cách tốt nhất để mẹ bầu tránh bị ngộ độc thực phẩm và để lại các biến chứng nguy hiểm. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng thông qua bài viết này đã giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về bệnh ngộ độc thực phẩm và những biến chứng mà nó mang lại cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Thanh Lam tổng hợp từ Mom Junction

1. What Is Foodborne Illness? Food Safety for Mom to Be.https://www.fda.gov/food/people-risk-foodborne-illness/what-foodborne-illness-food-safety-móm-be

2. Symptoms & Cause of Food Poisoning.https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/food-poisoning/symptoms-causes

3. Foods That Can Cause Food Poisoning.https://www.cdc.gov/foodsafety/foods-linked-illness.html

4. Foodborne Germs and Illnesses.https://www.cdc.gov/foodsafety/foodborne-germs.html

5. Bacteria and Viruses. https://www.cdc.gov/foodsafety/food-poisoning/bacteria-and-viruses.

6. Heavy Metal Poisoning. https://rarediseases.org/rare-diseases/heavy-metal-poisoning

7. Food Poisoning During Pregnancy. https://www.marchofdimes.org/compliancations/food-poisoning-during-pregnancy.aspx

8. Definition & Facts of Food Poisoning.https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/food-poisoning/definition-facts#complications

9. Four Steps to Food Safety: Clean Separate Cook Chill.https://www.cdc.gov/foodsafety/keep-food-safe.html

10. Food poisoning. https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditons/infections-and-poisoning/food-poisoning#preventing-food-poisoning

11. People at Risk: Pregnant Women.https://www.foodsafety.gov/people-at-risk/prenant-woman

12. Food Poisoning Symptoms.https://www.cdc.gov/foodsafety/symptoms.html

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Biện pháp sơ cứu tạm thời khi mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *