Binh vận là gì? Công tác binh vận là gì? Ý nghĩa binh vận?

Binh vận là gì? Công tác binh vận là gì? Ý nghĩa binh vận?
Bạn đang xem: Binh vận là gì? Công tác binh vận là gì? Ý nghĩa binh vận? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Trong các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Đảng Cộng Sản và nhân dân ta đã không ngừng nâng cao công tác binh vận như là một chiến lược nghệ thuật. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Binh vận và công tác binh vận là gì?

1.1. Binh vận là gì?

Binh vận là hoạt động tuyên truyền, vận động chính trị, là chính sách đặc biệt mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích mở rộng và củng cố mặt trận khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ chống chủ nghĩa thực dân mới, chống chiến tranh xâm lược kiểu mới của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chính sách binh vận hướng đến những quần chúng, chủ yếu gồm những người tham gia lực lượng ngụy quân, ngụy quyền của địch và gia đình của những người này ở giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.  Phần lớn những đối tượng này họ là người lao động, quân địch lôi kéo, dụ dỗ nhưng bản thân họ có ý thức dân tộc, vậy nên tiến hành vận động giác ngộ họ là đòi hỏi khách quan của cuộc cách mạng để có thể đoàn kết đồng bào Việt Nam yêu nước, tiến bộ tham gia mặt trận đấu tranh chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược, bọn tay sai bán nước. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước còn tập trung thực hiện vận động  chính sách đối với binh lính địch là đồng bào dân tộc thiểu số, binh lính theo tôn giáo và cả binh sĩ Mỹ. Đảng ta cho rằng họ là một “quần chúng đặc biệt”. Đối với những người là binh sĩ Mỹ, Đảng ta xác định ngay từ ban đầu: Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ là cuộc chiến tranh đi ngược lại với hòa bình và tiến bộ xã hội, do đó binh sĩ Mỹ bị ép buộc, bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào cuộc chiến tranh với trạng thái thoái lui không có tinh thần chiến đấu. Bởi vậy, những cán bộ làm công tác binh vận của chúng ta dùng mọi biện pháp, bao gồm cả diễn đạt bằng ngôn ngữ cơ thể, để giúp cho binh sĩ Mỹ hiểu được đây là cuộc chiến phi nghĩa, đồng bào  Việt Nam là một dân tộc ủng hộ hòa bình, chỉ muốn độc lập tự do cho nhân dân của mình. Nhờ thực hiện công tác binh vận mà ta đã thành công tuyên truyền, vận động được hàng loạt binh sĩ Mỹ quy hàng, làm sụt giảm nghiêm trọng lực lượng của bọn ngụy quân ngụy quyền.

1.2. Công tác binh vận là gì?

Công tác Binh vận là một trong những chiến lược được Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện các hoạt động tuyên truyền, tổ chức, vận động, hướng dẫn hành động. Đây là một công việc cần thực hiện lâu dài và tỉ mỉ song hành với các phong trào đấu tranh chính trị, chiến lược quân sự và tiến hành gắn liền với tác chiến vũ trang.

Việc thực hiện công tác binh vận góp phần tập trung được sức mạnh to lớn của quần chúng, mở ra thế lực vững chắc cho cách mạng vượt qua mọi khó khăn thử thách tiến đến thắng lợi.

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến Đảng ta khẳng định công tác binh vận là một trong ba mũi giáp công, mang lại những thắng lợi quan trọng, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.Nhờ việc thực hiện bền bỉ, liên tục, công tác binh vận đã góp phần gây tổn thất và  thất bại của quân địch về cơ sở và tổ chức. Từ đó, tạo điều kiện để cách mạng nước nhà đi đến chiến thắng.

2. Ý nghĩa của công tác binh vận:

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ của nước nhà, công tác binh vận có ý nghĩa to lớn, góp vai trò quan trọng vào chiến thắng của các cuộc đấu tranh của quân đội, nhân ta, cụ thể như sau:

Công tác binh vận là một công tác quan trọng, là một mũi tiến công chiến lược, không những được thực hiện phục vụ kết hợp  hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, mà còn độc lập chiến đấu tiêu diệt quân ngụy, phá hoại phương tiện chiến tranh của địch, thành công khởi nghĩa làm binh biến.

Công tác của mặt trận binh vận dưới thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước luôn triệt để phục vụ đường lối, cùng nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng với sự phát triển không ngừng cả về nội dung và phương thức thực hiện. Đây là quá trình tuyên truyền, vận động, tổ chức, hướng dẫn hành động trong thời gian dài và tỉ mỉ. Nó gắn liền với các phong trào đấu tranh chính trị, đồng thời được tiến hành cùng với những chiến lược, chiến thuật quân sự của lực lượng vũ trang.

Công tác binh vận nhịp nhàng phối hợp cùng hình thức đấu tranh ngoại giao, tranh thủ lấy được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trên thế giới cả về tinh thần, vật chất; để góp phần thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ đó đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công.

Công tác binh vận của chúng ta thực hiện với chính sách lấy nhân nghĩa để cảm hóa, lấy khoan hồng để đối xử, tuyệt nhiên không báo oán trả thù, thực hiện chính sách khoan hồng đối với tù binh, hàng binh, có chính sách phù hợp sử dụng binh lính, sĩ quan, tướng tá địch trong trường hợp họ từ bỏ và trở về với nhân dân, với cách mạng…Sự kết hợp chặt chẽ binh vận với dân vận, địch vận với tác chiến, xáo trộn hàng ngũ của địch trên chiến trường, góp phần làm thất bại âm mưu thủ đoạn của địch.

3. Công tác binh vận và những chiến công lịch sử:

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cũng như trong kháng chiến chống Pháp, công tác binh vận -địch vận được Đảng và Quân đội ta đẩy mạnh thực hiện dưới nhiều hình thức, hoạt động sáng tạo và táo bạo, nhất là việc tuyên truyền vận động binh sĩ người nước ngoài. Lúc đó, công tác binh vận của ta được phục trách bởi đồng chí Trường Chinh. Năm 1943, biết tin tổ chức của ta liên lạc được với một trí thức người Đức, đồng chí Trường Chinh quyết định trực tiếp gặp gỡ để tìm hiểu. Cuộc gặp diễn ra trong sự sắp xếp bí mật tại một địa điểm gần làng Vẽ (phía bắc cầu Thăng Long hiện nay). Từ đó, Éc-uyn Boóc-sơ (Chiến Sĩ) chính thức tham gia hoạt động cùng Đảng ta. Sau này, đồng chí Trường Chinh chính là người đã giới thiệu Chiến Sĩ vào Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi dần phát triển thành chi bộ Đảng bí mật với sự tham gia của hai thành viên khác là Nguyễn Dân và Hồ Chí Dậu

Thời điểm Nhật tiến hành đảo chính Pháp, Chiến Sĩ, Nguyễn Dân bị quân Nhật bắt giam ở Hòa Bình. Vào tháng 9-1945, Chiến Sĩ và Nguyễn Dân, với một trí thức người Đức khác là Ru-đi Sro-đơ (Rudy Schroder), có tên Việt là Lê Đức Nhân, họ đi từ trại giam tìm về tòa soạn Báo Cờ giải phóng của Đảng, gặp đồng chí Trường Chinh, xin chính thức gia nhập Việt Minh. Đồng chí Lưu Văn Lợi đã lo cho họ chỗ ăn ở và tìm hiểu để bố trí công việc.

Đồng chí Trường Chinh đã trực tiếp phân công công tác cho họ trong lực lượng Việt Minh. Phơ-rây (tức Nguyễn Dân), có khả năng quân sự tốt, được đưa sang làm bộ đội, sau này được phong quân hàm Đại tá phụ trách an ninh khu vực an toàn khu – nơi có các cơ quan tham mưu chiến lược của QĐND Việt Nam đóng quân. Sau đó, Nguyễn Dân đã chiến đấu dũng cảm trong đội ngũ QĐND Việt Nam suốt 5 năm tại các Chiến khu 2, 3, 9, 10 ở Việt Bắc và Liên khu 5. Trong suốt giai đoạn năm 1948, Nguyễn Dân và các chiến sĩ Việt Nam đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các cơ quan Trung ương đóng ở Việt Bắc. Không bao lâu, ông được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện đưa các chiến sĩ quốc tế trở về tổ quốc đoàn tụ với gia đình.

Sang đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là khoảng thời gian trước phong trào Đồng Khởi, Đảng ta gặp rất nhiều khó khăn. Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách đàn áp tàn bạo  “tố cộng”, “diệt cộng” gây nhiều tổn thất cho cách mạng. Vì vậy mà chủ trương thực hiện công tác binh vận trong thời gian này của Đảng ta tập trung vào vận động đấu tranh với địch đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ và thực thi các quyền dân sinh, dân chủ .

Điểm nổi bật đánh dấu vai trò của công tác binh vận là ở Phong trào Đồng Khởi những năm 1959 – 1960. Phong trào với sự tham gia của hàng triệu nông dân, trong đó sự tham gia của “đội quân tóc dài” góp phần quan trọng vào thắng lợi. Với sự góp sức đông đảo đến từ đội quân tóc dài, chúng ta thực hiện đánh ngụy quân bằng ba mũi giáp công chính trị, quân sự, binh vận. Các mẹ, các chị tham gia vận động, lôi kéo chồng, con, em mình, giải thích chính sách của cách mạng, vực dậy tinh thần dân tộc, tạo mâu thuẫn trong nội bộ địch làm cho chúng hoang mang bỏ ngũ hoặc làm nội tuyến cho ta. Chiến công lấy bót Định Thủy hay phong trào “Tản cư ngược” trong cuộc đấu tranh của 12.000 phụ nữ và nông dân huyện Mỏ Cày, Bến Tre là ví dụ tiêu biểu về sự thành công của công tác binh vận kết hợp với vũ trang.

Chính quyền Mỹ – Ngụy bị đựa vào thế bí, buộc phải thay đổi chiến lược sau thất bại của Phong trào Đồng Khởi. Tháng 1-1960, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở Việt Nam. Mỹ thực hiện tăng cường và mở rộng vai trò lực lượng cố vấn, lực lượng đặc nhiệm Mỹ vào tham chiến, đồng thời tăng cường lực lượng quân Ngụy, trang bị dàn vũ khí hiện đại của Mỹ đặt mục tiêu nhanh chóng bình định miền nam. Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành thực hiện chương trình “Ấp chiến lược” nhằm kìm hãm nhân dân, tách nhân dân ra khỏi cách mạng, hòng bình định miền nam.

Dưới tình hình đó, tháng 2-1962, Bộ Chính trị của ta đã họp bàn đưa ra nghị quyết xác định nhiệm vụ cấp bách của cách mạng miền nam và xác định” Việc tiến hành phá ấp chiến lược là một nhiệm vụ cấp bách nhưng cũng là nhiệm vụ lâu dài”. Chính trong năm 1962, chúng ta đã được xây dựng lực lượng binh vận từ cấp Miền đến các cơ sở. Các chiến sĩ, cán bộ trong binh vận đã luôn gắn kết cùng đồng bào trong các ấp chiến lược, làng xã vừa thực hiện đấu tranh trực diện vừa tích cực vận động binh lính, người thân của mình trong Ngụy quân quay về chống lại việc gom dân, lập ấp. Thông qua việc tích cực vận động, tham gia công tác binh vận mà chúng ta đã thành công giác ngộ một bộ phận lính ngụy, một số đã đào ngũ bỏ về với gia đình…Cũng nhờ công tác binh vận, được hiện mà đến năm 1962, 1963 tổng số người rã ngũ trong binh lính của địch lên đến 99.200 tên, ta thu được là 634 khẩu súng… Tổ chức thanh niên chiến đấu của địch tan rã nghiêm trọng, có tỉnh tan rã đến 95%. Công tác binh vận vừa tạo thêm sức mạnh cho đấu tranh quân sự vừa phát triển, phát huy thắng lợi của đấu tranh quân sự và chính trị.