Biotin là gì? Lợi ích sức khỏe của biotin đối với cơ thể

Bạn đang xem bài viết: Biotin là gì? Lợi ích sức khỏe của biotin đối với cơ thể tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Biotin là một trong những loại vitamin cần thiết, được bổ sung vào cơ thể để giữ sự phát triển khoẻ mạnh thông qua các thực phẩm hàng ngày và sữa bột đối với trẻ nhỏ. Để hiểu hơn về biotin là gì và bổ sung biotin cho cơ thể như thế nào là đúng, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1Biotin là gì?

Biotin hay còn được biết đến với tên gọi khác là vitamin H hay vitamin B7. Biotin là một trong những vitamin nhóm B phức tạp và có tác dụng giúp cơ thể chuyển hoá thức ăn thành năng năng lượng. Ngoài ra, biotin còn có tác dụng giúp chắc khoẻ da, tóc và giữ cho gan, hệ thần kinh luôn khoẻ mạnh.

Đối với phụ nữ mang thai thì biotin giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Với người khoẻ mạnh thì lượng biotin hay vitamin H cần thiết đều được nhận từ chế độ ăn hàng ngày. Nếu không nhận đủ lượng biotin, bạn có thể bổ sung thêm để thúc đẩy mọc tóc, giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh và điều chỉnh lượng đường trong máu.

Kết cấu của biotin

Kết cấu của biotin

2Tác dụng của biotin đối với sức khỏe

2.1 Giúp tóc khỏe mạnh

Biotin có tác dụng trong việc giúp tóc khoẻ mạnh nhờ việc kích thích mọc tóc và làm tóc mọc nhanh hơn. Nếu không bổ sung đủ lượng biotin sẽ làm cho tóc rơi vào tình trạng dễ gãy rụng do tóc không được nuôi dưỡng chắc khoẻ.

Biotin hỗ trợ tóc mềm mượt, chắc khoẻ

Biotin hỗ trợ tóc mềm mượt, chắc khoẻ

2.2 Chuyển hóa chất dinh dưỡng

Với vai trò chuyển hoá chất dinh dưỡng, biotin sẽ thực hiện các hoạt động trong quá trình như: Tái tạo gluconeogenesis, giảm bớt amino axit, tổng hợp axit béo. Có thể thấy tuy biotin tuy không đóng vai trò quan trọng nhất nhưng là chất không thể thiếu trong suốt quá trình chuyển hoá.

Biotin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyền đổi chất

2.3 Giúp móng chắc khỏe

Theo một số nghiên cứu, có đến 20% dân số trên toàn thế giới gặp phải tình trạng móng tay hoặc móng chân bị xước, yếu và dễ gãy. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục tình trạng này nếu bổ sung đủ biotin cho cơ thể trong chế độ ăn hàng ngày. Khi đó, móng của bạn sẽ trở nên cứng cáp hơn và không dễ gãy xước.

Khắc phục tình trạng gãy móng

Khắc phục tình trạng gãy móng

2.4 Hỗ trợ cho bệnh nhân bị tiểu đường

Do người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có lượng đường trong máu cao và khó kiểm soát. Ngoài ra, họ thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất nên lượng biotin trong máu của họ thường thấp hơn so với người bình thường. Nếu bổ sung đủ lượng biotin thì có thể giảm bớt lượng đường trong máu trong cơ thể bệnh nhân tiểu đường.

Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường

Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường

2.5 Tốt cho bệnh nhân bị chứng đa xơ cứng

Hội chứng đa xơ cứng là tình trạng một số cơ quan trong cơ thể bệnh nhân bị tác động và phá hỏng do khả năng tự miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề. Căn bệnh này có thể phá huỷ đi mắt, tủy sống hoặc lớp vỏ bao bọc những dây thần kinh trong não. Và việc bổ sung biotin sẽ giúp cho cơ thể sản xuất và gia tăng độ dày của lớp vỏ bảo vệ.

Bảo vệ các dây thần kinh trong não

Bảo vệ các dây thần kinh trong não

2.6 Bảo vệ não bộ

Dựa vào sự liên kết với các vitamin nhóm B, biotin có tác dụng trong việc bảo vệ não bộ chống lại sự lão hoá. Đồng nghĩa với việc ngăn chặn tình trạng suy giảm về mặt nhận thức và ngăn ngừa tình trạng rối loạn thoái hóa thần kinh. Bên cạnh đó, biotin còn có tác dụng trong việc tăng cường tập trung và giải toả căng thẳng cho não bộ.

Biotin tăng khả năng tập trung cho não

Biotin tăng khả năng tập trung cho não

2.7 Hỗ trợ phát triển bào thai

Do cơ thể phụ nữ có thai có thể thiếu hụt biotin nhưng với tỷ lệ khá nhỏ, không đáng kể. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi, mẹ nên bổ sung đủ lượng vitamin nhóm B và axit folic. Tuy nhiên, mẹ nên bổ sung theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những nguy cơ xấu.

Hỗ trợ sự phát triển thai nhi từ trong bụng mẹ

Hỗ trợ sự phát triển thai nhi từ trong bụng mẹ

3Hàm lượng biotin phù hợp đối với cơ thể

Theo viện y học, với những lứa tuổi nhất định sẽ cần một lượng biotin nhất định hàng ngày. Lượng này có thể nhận được từ chế độ dinh dưỡng hoặc viên uống bổ sung nếu cần. Sau đây là hàm lượng biotin theo từng độ tuổi theo kiến nghị của bác sĩ:

Đối tượng Hàm lượng (mcg/ngày)
Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng 5
Trẻ 7 – 12 tháng 6
Trẻ 1 – 3 tuổi 8
Trẻ 4 – 8 tuổi 12
Trẻ dậy thì 9 – 13 tuổi 20
Thanh thiếu niên 14 – 18 tuổi 25
Người lớn 19 tuổi trở lên 30
Phụ nữ mang thai 30
Phụ nữ cho con bú 35

4Những nguồn thực phẩm có chứa biotin tự nhiên

Ngoài nguồn viên uống bổ sung, biotin hay vitamin H cũng có trong một số các loại thực phẩm sau đây như:

  • Chuối, súp lơ, bông cải trắng, nấm.
  • Bơ đến từ các loại hạt.
  • Lòng đỏ trứng, các loại nội tạng.
  • Các loại hạt: đậu phộng, hạt óc chó, hạnh nhân, …
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt/nguyên cám.

Tuy nhiên, để bảo toàn được lượng biotin khi nạp vào cơ thể, bạn không nên chế biến các thực phẩm ở nhiệt độ quá cao. Nếu các thực phẩm có thể ăn sống thì bạn nên ăn sống để có thể bảo toàn lượng biotin cao nhất. Ngoài ra, nếu muốn bổ sung biotin thường xuyên qua viên uống thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh làm mất tác dụng của các loại thuốc khác.

Nhóm thực phẩm tự nhiên chứa biotin

Nhóm thực phẩm tự nhiên chứa biotin

5Những lưu ý khi bổ sung biotin cho cơ thể

  • Cơ thể có khả năng tái chế biotin để dùng lại, nên bạn không cần phải lo tình trạng thiếu hụt biotin.
  • Đối với phụ nữ mang thai, lượng biotin có thể thấp hơn bình thường nên cần bổ sung thêm. Nhưng những lợi ích và rủi ro của viên uống bổ sung biotin đến nay vẫn chưa được biết rõ.
  • Liều dùng an toàn khi dùng viên uống bổ sung biotin vẫn chưa được xác định.
  • Nếu bạn đang mang thai, đang cho con bú hoặc mắc bệnh lý, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung viên uống biotin.
  • Trong trường hợp muốn bổ sung liều cao thường xuyên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ vì biotin có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc khác.
Nên thận trọng khi bổ sung viên uống biotin

Nên thận trọng khi bổ sung viên uống biotin

Xem thêm:

  • Top 8 sữa non cho trẻ sơ sinh được các mẹ tin dùng nhất hiện nay
  • Top 15 sữa tăng cân cho bé từ 0 – 6 tháng được ưa chuộng nhất hiện nay
  • Top 8 loại sữa dành cho trẻ béo phì, không lo tăng cân mẹ nên biết tốt nhất 2022

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích về biotin cũng như lợi ích của loại vitamin này đối với cơ thể. Nếu còn thắc mắc gì bạn có thể liên hệ hotline 1900.866.874 hoặc truy cập website avakids.com để được giải đáp và tư vấn mua hàng bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Biotin là gì? Lợi ích sức khỏe của biotin đối với cơ thể của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *