1. Bố cục tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật:
Văn bản có thể chia thành bố cục 2 phần như sau:
– Phần 1 (Từ đầu … “lấy làm thỏa mãn”): Ngọc Hoàng mở cuộc tu bổ cho loài vật, sai các Thiên thần xuống tu bổ cho các loài vật bị khiếm khuyết
– Phần 2 ( tiếp theo … hết): Cuộc tu bổ của các loài vật được diễn ra, các vị thần sửa chữa lại khiếm khuyết cho vịt, cáo và chim.
2. Tóm tắt nội dung truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật:
2.1. Tóm tắt nội dung truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật – mẫu 1:
Câu truyện bắt đầu bằng quyết định mở cuộc tu bổ cho loài vật của Ngọc Hoàng. Những loài vật nào cảm thấy chưa đầy đủ có thể đến tìm thiên thần để xin được tu sửa như bổ sung thêm cánh, chân,… Các loài vật đều tranh nhau xin được thêm những bộ phận mà mình còn thiếu. Chó và Vịt vì đến muộn nên thiên thần đã hết nguyên liệu để làm, bèn bẻ tạm chân ghế để lắp cho hai loài này và dặn chúng lúc ngủ phải co chân lên. Nghe lời dặn, từ đó Chó và Vịt đều co chân khi ngủ. Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau cũng đến tìm thiên thần xin một chân. Thiên thần liền bẻ chân hương để lắp cho loài vật và dặn chúng khi dùng phải cẩn thận. Từ đó các loài chim này đều có thói quen chới với ba lần trước khi đậu xuống.
2.2. Tóm tắt nội dung truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật – mẫu 2:
Ngọc Hoàng là người đã tạo ra muôn loài, trước khi sáng tạo ra con người, Ngọc Hoàng đã nặn ra vạn vật nhưng lúc sơ khởi do còn thiếu nguyên liệu và có đôi chút nóng vội nên có một số động vật vẫn chưa có được cấu tạo hoàn chỉnh. Vì vậy, Ngọc Hoàng quyết định mửo cuộc tu bổ cho các loài vật và phái ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để thực hiện việc tu bổ, bù đắp cho những con vật mà cơ thể còn khiếm khuyết. Nghe tin này, các con vật cảm thất bản thân mình có thiếu sót tìm đến nơi để xin những thứ mình cần, dần dần mọi nguyên liệu cũng vừa hết. Nhưng núc này, con vịt và con chó đều thiếu một cẳng nên đến xin nhưng vì đã hết nguyên liệu nên Thiên thần đành tạm bẻ chân ghế chắp một chân cho con vịt, một chân sau bị thiếu cho con chó và dặn chúng rằng khi ngủ phải co chân, chớ để cẳng xuống đất. Từ đó, hai giống vật này khi ngủ đều giơ một cẳng lên trên không.
Tiếp đến, mấy loại chim khác cũng đến cùng lúc như chiền chiện, đỏ nách,… để xin hai chân bị thiếu. Một trong ba vị Thiên thần đã bẻ một nắm chân hương, gắn cho mỗi con một đôi làm chân cùng lời dặn chúng phải sử dụng cẩn thận, chịu khó giữ gìn, hãy nhớm chân xuống đất cho vững rồi hãy đậu. Từ đó, các loài chim vẫn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.
2.3. Tóm tắt nội dung truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật – mẫu 3:
Truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” kể về việc Ngọc Hoàng khi tạo ra muôn loài nhưng thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể khiến chúng không được hoàn chỉnh. Để khắc phục những thiếu sót ấy, ngài đã mở cuộc tu bổ và phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để thực hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ, giúp chúng có được những bộ phận bị thiếu. Những loại động vật lần lượt kéo đến và nguyên liệu cũng dần vơi đi. Cho đến khi vịt, chó và chim đến muộn, nguyên liệu đã hết, ba vị Thiên thần có tấm lòng tốt bụng đã lấy chân ghế chắp thành chân bị thiếu cho vịt và chó, lấy chân hương gắn cho chim và lời dặn dò chúng sử dụng cẩn thận. Thế là các con vật đều có đủ các bộ phận như chúng mong muốn. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn thuần kể về quá trình bù đắp các khiếm khuyết mà còn là những quan sát tỉ mỉ về đặc điểm, tập tính của con vật. Qua câu chuyện, ta thấy được cách lý giải sáng tạo của con người về những đặc tính, tập quán của loài vật.
2.4. Tóm tắt nội dung truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật – mẫu 4:
Câu truyện kể vệ cuộc tu bổ muôn loài do Ngọc Hoàng mở ra để sửa chữa lỗi lầm của mình khi xưa. Những loài vật do Ngọc Hoàng tạo ra, loài nào còn thiếu sót có thể đến tìm thiên thần để xin tu sử, bổ sung cánh, chân,… Các loài vật đều tranh nhau xin những bộ phận mình còn thiếu, chẳng mấy mà nguyên liệu cũng hết. Chó và Vịt vì đến muộn nên đã hết nguyên liệu, thiên thần rủ lòng thương bèn bẻ tạm chân ghế để lắp cho hai loài này và dặn lúc ngủ phải co chân lên. Từ đó Chó và Vịt đều co chân lúc ngủ. Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau cũng đến xin một chân. Thiên thần liền bẻ chân hương để lắp cho loài vật và dặn chúng dùng phải cẩn thận. Từ đó các loài chim này có thói quen chới với ba lần trước khi đậu. Thế là các con vật đều có đủ các bộ phận như chúng mong muốn và có những thói quen như ta thấy ngày nay.
3. Tìm hiểu chung tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật:
– Tác giả: Truyện dân gian
– Xuất xứ: In trong Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
– Thể loại: Thần thoại Việt Nam
– Phương thức biểu đạt: Tự sự
– Giá trị nội dung: Văn bản kể lại quá trình tu bổ, sửa chữa lại những khiếm khuyết của các loài vật của các vị thiên thần. Qua đó lí một cách hài đặc điểm phần chân của chó, vịt, chiền chiện, đó nách và ốc cau
– Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm sử dụng thành công các yếu tố kì ảo hoang đường đưa câu chuyện có tính ly kỳ.
4. Bài tập vận dụng:
Câu 1. Bạn hãy đọc văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật và tự kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng:
Hướng dẫn giải:
Những đặc điểm chính |
Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có) |
Nhân vật |
– Ngọc Hoàng: dù là người đứng đầu, có quyền năng lớn nhất, tạo ra muôn loài nhưng làm việc vội vàng, không cẩn thận, khiến cho thành quả là các loài vật ngài tạo ra có thiếu sót. – Các vị thần: có sức mạnh vô thường, làm việc có trách nhiệm và cố gắng giúp đỡ các loại vật (hết nguyên liệu thì dùng cả chân ghế, chân hương). |
Không gian |
Không được miêu tả rõ ràng địa điểm cụ thể. Chỉ có nhắc đến các vị thần xuống núi và bay về trời |
Thời gian |
Thời gian cổ xưa, không rõ ràng từ “lúc sơ khởi” khi Ngọc Hoàng tạo ra vạn vật. |
Cốt truyện |
Câu truyện lồng việc nói một cách hài hước về thói quen của một số loài vật với quá trình hoàn thiện, tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng. |
Nhận xét chung |
– Cuộc tu bổ lại các giống vật là một truyện thần thoại có sự sáng tạo và hài hước. – Truyện đã giải thích quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay. |
Câu 2. Truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật có gì giống và khác với truyện Prô-mê-tê và loài người?
Hướng dẫn giải:
* Điểm giống nhau:
– Cả hai câu truyện đều là truyện thần thoại.
– Cốt truyện của cả hai câu truyện đều nói về nguồn gốc, sự hình thành của các giống vật, con vật.
– Chi tiết trong truyện cũng có sự giống nhau ở việc Ngọc Hoàng và Ê-pi-mê-tê làm việc hấp tấp, vội vàng và các vị thần, Prô-mê-tê là người giúp sửa sai.
* Điểm khác nhau:
Prô-mê-tê và loài người |
Cuộc tu bổ lại các giống vật |
– Thần thoại Hy Lạp. – Nói về quá trình tạo lập con người và thế giới muôn loài. – Các con vật trong truyện được nặn ra từ đất và nước. – Các con vật trong truyện được ban cho đặc ân, “vũ khí” riêng để tự bảo vệ mình. |
– Thần thoại Việt Nam. – Nói về quá trình tu bổ, hoàn thiện của con vật. – Các con vật trong truyện được nặn ra từ nguyên liệu không cụ thể. – Các con vật chưa được hoàn thiện, cần được tu bổ. – Ngôn ngữ dễ hiểu hơn. |
Câu 3. Bạn rút ra bài học gì về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên?
Hướng dẫn giải:
Bài học được rút ra về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên:
– Đọc văn bản về thần thoại nên đọc đi kèm với việc đọc chú thích để hiểu những từ ngữ khó.
– Đây là truyện thần thoại nên sẽ mang nhiều yếu tố và cách lí giải chứa nhiều sự tưởng tượng, hư cấu. Vì vậy, khi đọc cần có trí tưởng tượng và hình dung về mọi vật, không nên đưa ra sự đánh giá hay cái nhìn chủ quan mang tính hiện đại của mình đối với một thể loại văn học thời xưa.
– Đọc truyện thần thoại cũng là một cách tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử của sự việc qua cái nhìn từ dân gian.