Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022 – 2023 5 Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 8 (Có ma trận, đáp án)

Bạn đang xem bài viếtBộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022 – 2023 5 Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 8 (Có ma trận, đáp án) tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi giữa kì 1 Sinh 8 năm 2022 – 2023 gồm 5 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh 8 được biên soạn theo hình thức đề thi trắc nghiệm + tự luận (theo điểm số).

Thông qua 5 đề thi Sinh lớp 8 giữa học kì 1 giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập cơ bản, luyện giải đề từ đó xây dựng kế hoạch học tập để tự tin trước mỗi bài thi chính thức. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp quý thầy cô tham khảo để ra đề thi cho các bạn học sinh. Vậy dưới đây là TOP 5 Đề thi giữa kì 1 Sinh 8 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng đón đọc nhé. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề kiểm tra giữa kì 1 môn tiếng Anh 8, đề thi giữa kì 1 môn Toán 8, đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8.

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022 – 2023

  • Đề thi giữa kì 1 Sinh 8 năm 2022 – 2023 – Đề 1
    • Đề thi Sinh lớp 8 giữa học kì 1
    • Đáp án đề thi giữa kì 1 Sinh 8
    • Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 8
  • Đề thi giữa kì 1 Sinh 8 năm 2022 – 2023 – Đề 2
    • Đề thi Sinh lớp 8 giữa học kì 1
    • Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 8
    • Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 8

Đề thi giữa kì 1 Sinh 8 năm 2022 – 2023 – Đề 1

Đề thi Sinh lớp 8 giữa học kì 1

I/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi:

A. Cơ tim .
B. Cơ trơn.
C. Cơ hoành .
D. Cơ vân

Câu 2: Mô thần kinh có chức năng:

A. Liên kết các cơ quan trong cơ thể với nhau.
B. Điều hòa hoạt động của các cơ quan.
C. Giúp các cơ quan hoạt động dể dàng
D. Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể.

Câu 3: Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể?

A. Các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào.
C. Các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào.
D. Sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên.

Câu 4: Bào quan tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng là:

A. Ribôxôm.
C. Lưới nội chất.
B. Ti thể.
D. Bộ máy Gôngi.

Câu 5: Giúp xương phát triển về bề ngang là chức năng của:

A. Màng xương.
C. Sụn bọc đầu xương.
B. Mô xương cứng.
D. Tủy xương.

Câu 6: Một người kéo một vật nặng 0,25kg từ một nơi thấp lên cao khoảng 100m. Tính công của cơ

A. 25 Jun
B. 250 Jun
C. 2500 Jun.
D. 2,5 Jun.

Câu 7: Cần thực hiện ngay thao tác nào khi gặp người bị tai nạn gãy xương ?

A. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức.
B. Nắn lại chỗ xương gãy và băng bó cho nạn nhân.
C. Băng bó vết thương cho nạn nhân.
D. Đặt nạn nhân nằm yên ,lâu sạch vết thương và tiến hành sơ cứu.

Câu 8: Môi trường trong của cơ thể bao gồm:

A. Máu , nước mô và bạch huyết.
C. Huyết tương và các tế bào máu.
B. Máu , nước mô và bạch cầu.
D. Các tế bào máu và kháng thể.

Câu 9: Mỗi chu kì co giãn của tim kéo dài bao nhiêu dây ?

A. 0,1s.
B. 0,3s.
C. 0,4s.
D. 0,8s.

Câu 10: Khi tâm thất trái co thì máu được bơm tới:

A. Tâm thất phải .
C. Tâm nhĩ phải.
B. Vòng tuần hoàn lớn .
D. Vòng tuần hoàn nhỏ.

II/ TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. (1đ): Nêu các hệ cơ quan trong cơ thể người và chức năng của từng hệ cơ quan ?

Câu 2. (2đ): Nêu cấu tạo tim. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không bao giờ mệt mỏi?

Câu 3. (2đ): Vẽ sơ đồ thể hiện sự cho và nhận các nhóm máu ở người. Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không ? Vì sao ?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Sinh 8

I/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

C

B

A

B

D

A

D

B

II/ TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1 (1 đ):

+ Các hệ cơ quan trong cơ thể người và chức năng của chúng:

  • Hệ vận động: Nâng đỡ, vận động và bảo vệ cơ thể.
  • Hệ tiêu hóa: Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể .
  • Hệ tuần hoàn: Vận chuyển máu và O2đến tế bào và vận chuyển chất thải khí CO2 từ các tế bào đến cơ quan bài tiết.
  • Hệ hô hấp: Thực hiện trao đổi khí O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường.
  • Hệ bài tiết: Lọc máu , thải các chất thải ra khỏi cơ thể.
  • Hệ thần kinh: Điều hòa mọi hoạt động trong cơ thể.

Câu 2 (2 đ):

  • Nêu cấu tạo tim (1đ)
  • Giải thích được: vì thời gian nghỉ ngơi của tim nhiều hơn thời gian làm việc nên tim hoạt động suốt đời mà ko mệt mỏi.

Câu 3 (2 đ):

+ Vẽ đúng sơ đồ truyền máu: (1 đ)

+ Giải thích (1đ): Máu có kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu O được vì:

– Trong huyết tương của người có máu O có cả 2 kháng thể  α và β .

– Kháng thể α gây kết dính với kháng nguyên A còn kháng thể β gây kết dính với kháng nguyên B.

Do vậy, khi truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O sẽ gây kết dính hồng cầu, gây tắc mạch dẫn đến tử vong.

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 8

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chương I.

KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI.

(5 tiết)

– Biết được vị trí cơ hoành trong cơ thể.

-Nắm được chức năng của mô.

-Nêu được tên các hệ cơ quan và chức năng từng hệ cơ quan.

– Nắm được chức năng của ti thể.

-Hiểu được chức năng của tế bào trong cơ thể.

.

Số câu hỏi:5

Số điểm: (3đ)

Tỉ lệ:30%

3 câu

(1,5đ)

15%

1 câu

(1đ)

10%

1 câu

(0,5đ)

5%

Chương II

VẬN ĐỘNG.

(6 tiết)

– Nắm được tính chất của xương

-Tính được công của cơ

-Nêu được cách sơ cứu và băng bó cho người gãy xương.

Số câu hỏi3 Số điểm: (1,5đ)

Tỉ lệ: 15%

1câu

(0,5đ)

5%

2câu

(1đ)

10%

Chương III.

TUẦN HOÀN

(8 tiết)

-Nắm được thành phần của môi trường trong cơ thể .

-Biết được chu kì co giãn của tim

-Nêu được cấu tạo tim.

-Hiểu được sơ đồ vòng tuần hoàn.

-Giải thích được vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.

– Vẽ được sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu.

.

-Giải thích được vì sao máu có cả kháng nguyên A và B thì không truyền được cho người có nhóm máu O.

Số câu hỏi:5

Số điểm: (5,5đ)

Tỉ lệ:55%

2 câu

( 1 đ)

10%

0,5 câu

(1đ)

10%

1 câu

(0,5 đ)

5 %

0,5+0,5 câu

(2đ)

20%

0,5câu

(1đ)

10%

Tổng số câu: 13

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

6 câu

(3đ)

30%

1,5 câu

( 2đ)

20%

2 câu

(1đ)

10%

0,5+0,5 câu

(2đ)

20%

2 câu

10%

0,5 câu

1 đ

10%

Đề thi giữa kì 1 Sinh 8 năm 2022 – 2023 – Đề 2

Đề thi Sinh lớp 8 giữa học kì 1

Phần Trắc nghiệm (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Con người là một trong những đại diện của

A. lớp Chim.
B. lớp Lưỡng cư.
C. lớp Bò sát.
D. lớp Thú.

Câu 2. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?

A. Bóng đái
B. Phổi
C. Thận
D. Dạ dày

Câu 3. Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu yếu tố ?

A. 5 yếu tố
B. 4 yếu tố
C. 3 yếu tố
D. 6 yếu tố

Câu 4. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ?

A. Xương hộp sọ
B. Xương đùi
C. Xương cánh chậu
D. Xương đốt sống

Câu 5. Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là

A. sắt.
B. canxi.
C. phôtpho
D. magiê.

Câu 6. Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao, chúng ta đã tạo ra

A. phản lực.
B. lực đẩy.
C. lực kéo.
D. lực hút.

Câu 7. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ?

A. Nhóm máu O
B. Nhóm máu A
C. Nhóm máu B
D. Nhóm máu AB

Câu 8. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể ?

A. Bạch cầu mônô
B. Bạch cầu limphô B
C. Bạch cầu limphô T
D. Bạch cầu ưa axit

Câu 9. Chúng ta thường bị mỏi cơ trong trường hợp nào sau đây ?

A. Giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ
B. Lao động nặng trong gian dài
C. Tập luyện thể thao quá sức
D. Tất cả các phương án còn lại

Câu10. Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại ?

A. Mô sụn
B. Mô cơ trơn
C. Mô xương
D. Mô mỡ

Câu 11. Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động ? A. A.

A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ hô hấp
C. Hệ vận động
D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 12. Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ?

A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau
B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương
C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 13. Một bạn nữ có khối lượng 40 kg thì có khoảng bao nhiêu lít máu?

A. 2 lít
B. 2,8 lít
C. 3,2 lít
d. 4 lít

Câu 14. Khi chúng ta bị ong đốt thì nọc độc của ong được xem là

A. chất kháng sinh.
B. kháng thể.
C. kháng nguyên.
D. prôtêin độc.

Câu 15. Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.
B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.
C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.
D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 16. Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về

A. vòng phản xạ.
B. cung phản xạ
C. phản xạ không điều kiện.
D. sự thích nghi.

Phần Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

a) Thế nào là phản xạ? Cho 3 ví dụ minh họa.

b) Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

Câu 2 (3 điểm):

a) Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?

b) Vì sao khi mới sinh ra con người có 300 chiếc xương nhưng đến khi trưởng thành chỉ còn 206 chiếc? Câu 3 (2 điểm)

Hiện nay trong các bệnh viện lớn thường xuyên gặp phải tình trạng khan hiếm máu, đặc biệt với các bệnh nhân lọc thận, ung thư máu nếu không thường xuyên được cung cấp máu sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, đặc biệt là các nạn nhân cần cấp cứu, nếu không có máu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Để bổ sung nguồn máu cho bệnh nhân, hằng năm các bệnh viện đều phát động các chương trình hiến máu quy mô lớn. Tiêu biểu như Lễ hội xuân hồng.

a) Khi đi hiến máu, các bác sĩ sẽ khám sàng lọc trước, việc khám sàng lọc này để làm gì ? b) Em hãy đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu ngân hàng máu tại các bệnh viện?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 8

I. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
ĐA D B A B B B A B
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
ĐA D B D A B C D A

II. TỰ LUẬN: 6 điểm

Đáp án

Điểm

Câu 1. (2 điểm)

a) 1điểm

– Phản xạ là phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh – VD1: Chạm tay vào vật nóng thì rụt tay lại

– VD2: Nghe thấy tiếng gọi phía sau thì quay lại

– VD3: Thấy đèn đỏ thì dừng xe trước vạch kẻ

HS có thể lấy các ví dụ khác

b) 1,5 điểm

– Mọi hoạt động sống của tế bào liên quan đến các hoạt động sống của cơ thể: + Trao đổi chất của tế bào cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. + Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thành và sinh sản. + Sự cảm ứng ở tế bào giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời kích thích.

=> Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2. (1,5 điểm)

a)

Bộ xương người gồm 3phần:

– Phần đầu gồm khối xương sọ và các xương mặt

– Phần thân gồm cột sống và lồng ngực

– Các chi: xương chi và các xương đai

b) Bộ xương của người khi mới sinh ra có tới 300 chiếc. Khi lớn lên, một số xương ghép lại với nhau nên khi trưởng thành chỉ còn 206 chiếc.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Câu 3: (2 điểm)

a) Khi đi hiến máu, các bác sĩ sẽ khám sàng lọc trước để:

– Kiểm tra sơ bộ sức khỏe người hiến máu

– Kiểm tra nhóm máu

– Kiểm tra một số bệnh lây truyền qua đường máu

– Có thể lựa chọn máu truyền cho phù hợp, đảm bảo không nhiễm tác nhân gây bệnh b) HS dựa vào kiến thức đã học và các thông tin trong thực tiễn đưa ra các giải pháp phù hợp VD:

– Tích cực tham gia hiến máu khi có đủ điều kiện

– Tăng cường vận động người thân, gia đình tích cực tham gia hiến máu.

– Đặt các điểm hiến máu cố định ở nhiều địa phương để có thể chủ động tiếp nhận nguồn máu hiến

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

1 điểm

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 8

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm

số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự

luận

Trắc

nghiệm

Tự

luận

Trắc

nghiệm

Tự

luận

Trắc

nghiệm

Tự

luận

Trắc

nghiệm

Tự

luận

Trắc

nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Khái quát về cơ thể người (6 tiết)

1

1

3

1

1,5

3

0

1

6

4,00

2. Vận động (6 tiết)

1

1

3

1

1

0,5

2

0,5

2

6

3,00

3. Tuần hoàn (3 tiết)

2

2

1

1

1

1

4

3,00

Số câu

2

8

1

6

1

2

1

0

4

16

10,00

Điểm số

2

2,0

1,5

1,5

1,5

0,5

1,0

0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10

điểm

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Sinh 8

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022 – 2023 5 Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 8 (Có ma trận, đáp án) tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *