Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 trường THPT Phú Bình, Thái Nguyên Đề thi minh họa môn Lịch sử, Ngữ văn, Toán, GDCD

Bạn đang xem bài viếtBộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 trường THPT Phú Bình, Thái Nguyên Đề thi minh họa môn Lịch sử, Ngữ văn, Toán, GDCD tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 trường THPT Phú Bình, Thái Nguyên được biên soạn nhằm kiểm tra chất lượng ôn tập của các em học sinh khối 12 trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019.

Tài liệu được biên soạn dựa theo cấu trúc đề tham khảo năm 2019 do Bộ GD&ĐT công bố ngày 06/12/2018. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi môn Toán, Lịch sử, Ngữ văn, GDCD. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm một số đề thi thử của các môn Hóa học, Vật lý, Sinh học, tiếng Anh. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Đề thi minh họa môn Lịch sử năm 2019

Câu 1: Nội dung nào không phải là nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?

A. Thực dân Pháp có tiềm lực mạnh để cô lập, đàn áp phong trào.

B. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

C. Nhân dân các địa phương chưa hưởng ứng, tham gia phong trào.

D. Hệ tư tưởng phong kiến của người lãnh đạo ảnh hưởng đến phong trào.

Câu 2: Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là

A. Hội đồng Kinh tế và Xã hội.

B. Tổ chức Thương mại Thế giới.

C. Ngân hàng thế giới.

D. Qũy Tiền tệ Quốc tế.

Câu 3: Hai khẩu hiệu ” Đả đảo đế quốc! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930-1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về

A. xã hội.

B. văn hóa.

C. kinh tế.

D. chính trị.

Câu 4: Mỹ sử dụng khẩu hiệu nào dưới đây để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”?

A. Thúc đẩy dân chủ.

B. Chống chủ nghĩa khủng bố.

C. Ủng hộ độc lập dân tộc.

D. Tự do tín ngưỡng.

Câu 5: Trong bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

A. tự trị.

B. độc lập, tự do.

C. độc lập.

D. tự do.

Câu 6: Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930-1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là

A. lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

B. phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

C. qui mô phong trào diễn ra rộng khắp cả nước.

D. hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để.

Câu 7: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ rệt tình hình căng thẳng ở châu Âu?

A. Sự tan rã của tổ chức Hiệp ước Vácsava.

B. Sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

C. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.

D. Sự thành lập của Cộng đồng châu Âu (EC).

Câu 8: “Một tấc không đi, một li không rời” là câu nói thể hiện sự quyết tâm của nhân dân miền Nam trong giai đoạn chống chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mỹ?

A. Chiến tranh một phía.

B. Chiến tranh đặc biệt.

C. Việt Nam hóa chiến tranh.

D. Chiến tranh cục bộ.

Câu 9: Tổ chức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 24/2/1930 là

A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

B. Tân Việt cách mạng đảng.

C. An Nam Cộng sản đảng.

D. Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 10: Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận nào để tập hợp lực lượng?

A. Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 11: Ngày 17/1/1960 tại Bến Tre, cuộc “Đồng khởi” nổ ra ở ba xã điểm là

A. Định Thủy, Châu Thành, Bình Khánh.

B. Phước Hiệp, Bình Khánh,Giồng Trôm.

C. Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh.

D. Châu Thành, Giồng Trôm,Thạnh Phú.

Câu 12: Đảng Cộng sản Đông Dương phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xuất phát từ lí do chủ yếu nào?

A. Nền độc lập chủ quyền nước ta bị đe dọa nghiêm trọng.

B. Chúng ta muốn hòa bình xây dựng đất nước.

C. Pháp khiêu khích ta ở Hà Nội.

D. Pháp không thực hiện Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946.

Câu 13: Yếu tố nào được xem là “xương sống” của Chiến lược Chiến tranh đặc biệt?

A. Ấp chiến lược.

B. Ngụy quân.

C. Đô thị.

D. Ngụy quyền.

Câu 14: Kết quả lớn nhất cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga giành được là

A. chiếm được các công sở địch.

B. bắt giam các bộ trưởng.

C. toàn bộ chính quyền về tay nhân dân.

D. chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ.

Câu 15: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939?

A. Thành lập được đội quân chính trị hùng hậu.

B. Chuẩn bị tiền đề cần thiết cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

C. Là cuộc tập dượt tiếp theo chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

D. Đường lối của Đảng và chủ nghĩa Mác- Lenin được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

Câu 16: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về

A. lực lượng cách mạng.

B. đối tượng cách mạng.

C. lực lượng chủ yếu.

D. khuynh hướng chính trị

Câu 17: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam sự kiện nào được đồng chí Nguyễn Chí Thanh nhận định là “ý Đảng lòng dân gặp nhau”?

A. Phong trào Đồng Khởi (1959-1960).

B. Chiến thắng Bình Giã (1964).

C. Tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968.

D. Chiến thắng Ấp Bắc (1963).

Câu 18: Đông Khê được chọn là nơi mở đầu Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí

A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.

B. ít quan trọng nên lực lượng quân Pháp mỏng.

C. có thể đột phá, chia cắt phòng tuyến của quân Pháp trên Đường 4.

D. án ngữ hành lang Đông- Tây của thực dân Pháp.

Câu 19: Nhiệm vụ chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là

A. kháng chiến chống Pháp.

B. đấu tranh giành độc lập.

C. xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. kháng chiến chống Mĩ.

Câu 20: Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”?

A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.

B. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

C. Mỹ thừa nhận thất bại trong các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới ở miền Nam.

D. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

………….

Đề thi minh họa môn Ngữ văn năm 2019

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Trong tiếng Anh, cộng hưởng là “together”. Để dễ nhớ, bạn có thể chiết tự nó thành ba chữ “to get there”, nghĩa là cùng đến đích. Trên thực tế, nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh hoặc biết tạo nên sự cộng hưởng bên trong mình thì nhất định bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra.

Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó. Nếu động cơ khuyến khích các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau thì sức mạnh tập thể sẽ tồn tại lâu bền. Ngược lại, khi các thành viên ràng buộc nhau một cách miễn cưỡng, chắc chắn sức mạnh ấy chỉ mang tính tạm thời.

Hẳn bạn từng ghe câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng. Vì tranh giành chức vị quan trọng nhất mà các bộ phận này đã bỏ rơi nhau. Chỉ đến khi tất cả cùng hết sức thì chúng mới nhận ra rằng, sự tồn tại của mình phụ thuộc vào sự tồn tại của các bộ phận khác, mỗi bộ phận tuy đóng vai trò riêng nhưng đều quan trọng như nhau.

Thật tuyệt vời nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực bên trong để tạo nên sức mạnh cho riêng mình. Ý tưởng về sự cộng hưởng chính là ý tưởng về sự tiến bộ. Khi bạn tập trung mọi nguồn lực của mình vào một việc gì đó, nghĩa là bạn đã sẵn sàng tiến về phía trước. Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ. Đây chính là một trong những yếu tố căn bản giúp con người đạt được thành công như mong muốn.

Hãy kết hợp mọi nội lực trong con người bạn cũng như với mọi người xung quanh. Hãy ghi nhớ:

Cộng hưởng nghĩa là cùng đến đích!

(Không gì là không thể, George Matthew Adams)

Thực hiện các yêu cầu:

1. Theo tác giả, cộng hưởng là gì? Có mấy loại cộng hưởng?

2. Sự cộng hưởng có những lợi ích nào?

3. Theo anh/ chị, mục đích của việc kể câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng là gì?

4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ” không? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý kiến:

“Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong đêm đông giải cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài), nhà văn Tô Hoài đã miêu tả hai phản ứng đối lập của nhân vật Mị khi thấy A Phủ bị trói đứng:

Lần đầu, lúc nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, Mị “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.

Lần hai, lúc nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị “chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác”.

Từ việc phân tích tâm trạng nhân vật Mị qua hai phản ứng đối lập trên, anh/chị hãy làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

……………..HẾT……………

…………..

Đề thi minh họa môn GDCD năm 2019

Câu 1: Theo quy định của pháp luật về quyền tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công
dân có thể tố cáo là

A. tổ chức.

B. cá nhân.

C. bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào.

D. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 2: Vào ca trực của mình tại trạm thuỷ nông, anh G rủ các anh là H, K, M đến liên hoan. Ăn xong, G và H say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà còn anh K và M thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, anh K tò mò bấm thử, không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản quanh vùng. Quá hoảng sợ, anh K và anh M đã ngay lập tức bỏ trốn. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Anh H, K và M.

B. Anh G, K và M.

C. Anh K và M.

D. Anh G, H, K và M.

Câu 3: Giá cả của hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục

A. giá trị trao đổi.

B. thời gian lao động cá biệt.

C. giá trị hàng hóa.

D. giá trị sử dụng của hàng hóa.

Câu 4: Bạn A thường xuyên nghỉ học không có lí do. Tìm hiểu nguyên nhân, được biết là trong dịp Tết, bố mẹ bạn A sản xuất rượu giả để bán kiếm lời và bắt A nghỉ học để tham gia. Hành vi đó của bố mẹ bạn A đã vi phạm quyền bình đẳng trong những lĩnh vực nào dưới đây?

A. Hôn nhân và hành chinh́.

B. Hôn nhân và gia đình.

C. Hành chinh́ và hình sự.

D. Kinh doanh, hôn nhân và gia đình.

Câu 5: Bà H dựng xe máy ở vỉa hè để vào cửa hàng A mua một số hàng hóa, lúc thanh toán tiền mới biết mình quên không mang túi xách vào. Bà H hốt hoảng chạy ra nhưng túi xách thì đã mất, bên trong túi xách có hơn mười triệu đồng và một số tài sản có giá trị. Bà H nghi ngờ em T lấy trộm, vì lúc dựng xe ở vỉa hè thì em T đang chơi gần đó, nên bà H đã gọi anh N là con trai và chồng bà là ông Q đến để lục soát nhà nhưng T không đồng ý. Mặc dù vậy, vợ chồng bà H và con trai vẫn xông vào nhà để tìm túi xách. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Anh N và ông Q.

B. Bà H, anh N và ông Q.

C. Ông Q và bà H.

D. Bà H, em T và anh N.

Câu 6: Việc công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội là thể hiện quyền

A. dân chủ trong xã hội.

B. tự do ngôn luận.

C. tham gia xây dựng đất nước.

D. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 7: Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là

A. bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.

B. không có lỗi do không làm chủ được.

C. bị mất năng lực trách nhiệm pháp lí.

D. không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

Câu 8: Công dân có thể học tập bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau, là thể hiện nội dung

A. mọi công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

B. công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

C. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. công dân có quyền học không hạn chế.

Câu 9: Việc học sinh được tiếp cận thông tin phong phú, bổ ích, được vui chơi giải trí, là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được phát triển.

B. Quyền được tham gia.

C. Quyền được hưởng thông tin.

D. Quyền được sáng tác.

Câu 10: Quyền nào dưới đây không thuộc các quyền dân chủ của công dân?

A. Quyền bầu cử và ứng cử.

B. Quyền khiếu nại, tố cáo.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 11: Trong cuộc họp tổng kết cuối năm ở xã X, kế toán M không công khai việc thu chi ngân sách nên bị nhiều người phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị ông Q chủ tịch xã ngăn cản. Bức xúc, anh D ngồi cạnh ông K lớn tiếng chửi bới, xúc phạm ông Q nên bị ông Q đuổi ra khỏi cuộc họp. Những ai dưới đây thực hiện chưa đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Kế toán M, ông Q và anh D.

C. Ông Q, ông K và anh D.

B. Ông Q và kế toán M.

D. Anh D và ông Q.

Câu 12: Xóa đói giảm nghèo là một nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực

A. việc làm.

B. kinh tế.

C. văn hóa.

D. xã hội.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không thuộc nội dung quyền được phát triển của công dân?

A. Được phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật.

B. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.

C. Có mức sống đầy đủ về vật chất và tinh thần.

D. Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Câu 14: M và N cùng thuê chung nhà ở của ông C. Do chậm trả tiền thuê nhà nên ông C đã yêu cầu hai bạn ra khỏi nhà nhưng M và N không đồng ý. Ông C đã khóa trái cửa nhà lại. Hành vi của ông C đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Được đảm bảo an toàn về thân thể.

Câu 15: Bạn M có tình cảm với bạn X. Biết bạn X có bạn gái là T, nên bạn M tìm mọi cách để cản trở tình cảm của bạn X và bạn T. Một hôm đến nhà bạn X chơi, bạn M nhìn thấy thư của bạn T gửi cho bạn X, bạn M đã lén đọc thư rồi kể lại cho bạn N và bạn K, bạn N và bạn K đã đăng một số nội dung của bức thư lên trang facebook cá nhân. Những ai dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Bạn M, bạn K và bạn N.

C. Bạn M và bạn N.

B. Bạn N và bạn K.

D. Bạn M, bạn N và bạn X.

Câu 16: Anh X là con cả trong gia đình, sau khi cha mẹ qua đời, anh X và vợ đã gọi em gái là K đến bàn bạc về việc phân chia tài sản. Vì là con cả nên anh X nhận ngôi nhà của cha mẹ để lại còn em gái K được một khoản tiền 100 triệu đồng cùng với trách nhiệm phải tổ chức các đợt cúng giỗ cho cha mẹ. Bất bình vì điều đó chị K đã kể với chồng là H và anh H đã thuê người đến để đánh anh X về việc phân chia tài sản hậu quả là anh X bị gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. X, K và H B. X và vợ C. K, H và vợ X D. X và K

…………

Đề thi minh họa môn Toán năm 2019

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 trường THPT Phú Bình, Thái Nguyên Đề thi minh họa môn Lịch sử, Ngữ văn, Toán, GDCD tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *